Thảo luận:Vũ khí hạt nhân
Thêm đề tàiDự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Vũ khí hạt nhân”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ cho thời gian 30 tháng 7 – 6 tháng 8 năm 2005. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Thay hình chọn lọc
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ là nên sử dụng hình Atomic blast.jpg thay vì hình Nagasakibomb.jpg trên Trang Chính, tại vì đã sử dụng cái thứ hai vào tuần có Đệ nhị thế chiến. Hình Atomic blast.jpg chắc không nổi tiếng như hình kia, nhưng mà cái đó có màu và chưa được trên Trang Chính. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 03:51, 30 tháng 7 2005 (UTC)
Đề nghị sửa
[sửa mã nguồn]"Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm 1990." Câu này ý nói cho tới năm 1960 các vũ khí hạt nhân không được sử dụng cho mục đích chiến đấu, chỉ có một số ít là dùng để thự nghiệm? Đề nghị sửa như sau nếu đúng ý "Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Ngoại trừ mục đích thử nghiệm và nghiên cứu khoa học các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng cho đến cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng cho đến năm 1990". Nhưng sau đó thì sao, chúng bị hủy ? Bị cất vào kho? Hay là ...203.210.212.164 04:43, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Câu văn khó hiểu
"Việc phi quân sự hóa năng lượng hạt nhân đã được đề xuất cho rất nhiều các ứng dụng dân sự."
"cho đến 54 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên Xô (bom này chỉ đưa ra với mục đích chính trị chứ khó thao tác được)."
"Tàn phá chủ yếu của bom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình hạt nhân giải thoát năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ." 222.253.65.101 02:59, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
"Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thì hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. " Quả bom to hay nhỏ thì có ích gì, theo tôi đây là khoảng cách chứ không phải là kích thước, do đó bom có sức công phá lớn tức năng lượng nhiệt thoát ra lớn và chậm suy giảm nên hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh? Vuonglenghi 03:28, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)````
"Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km." 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki có sức công phá khoảng 15000 tấn thuốc nổ TNT mà đã tàn phá trong phạm vi bán kính 1,6 km vậy tại sao quả bom có sức công phá 100 triệu tấn (mạnh hơn gần 10000 lần) chỉ tàn phá được 100-160 km (chỉ hơn 100 lần).````
Albert Einstein không phải cha đẻ dự án Manhattan
[sửa mã nguồn]Albert Einstein không liên quan dự án, càng không phải cha đẻ bomb hạt nhân – 116.110.42.11 (thảo luận) 09:27, ngày 26 tháng 8 năm 2022 (UTC)