Bước tới nội dung

Thảo luận:Vũ Trọng Phụng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Vinhtantran trong đề tài "Không chính xác"

Untitled

[sửa mã nguồn]
Đã đi qua một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy, cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.
(Chân dung nhà văn - Xuân Sách) 118.71.40.96 (thảo luận) 06:23, ngày 13 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiểu sử và Thân thế gia đình của nhà văn Vũ Trọng Phụng

[sửa mã nguồn]

Đoạn dưới đây được chuyển từ bài bị xóa do trùng chủ đề với bài Vũ Trọng Phụng tới đây để đợi những người quan tâm trộn vào bài. Tmct (thảo luận) 12:44, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời


Tác giả: Vũ Trọng Khanh

Tôi, Vũ Trọng Khanh là con trai duy nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Bố tôi tên thật là Vũ Văn Tý. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1910 tại làng Hảo còn có tên nữa là Bần Yên Nhân thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nhưng ở trong gia đình ông có 2 bản khai sinh khác nhau:....

  • 1 bản đề sinh ngày: 20 tháng 10 năm 1910 tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
  • 1 bản khác đề sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 tại Hà Nội.

Đa số sách báo viết về ông đều ghi ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912. Nhưng tất cả những người trong gia đình họ Vũ, có những người sinh trước ông hoậc cùng thời với ông thì đều xác nhận rằng ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1910. 1) Ông Trưởng Tạo và nhà văn Nguyễn Triệu Luật cả 2 ông này đều là vai cậu của ông, vì 2 ông là em họ của bà thân sinh ra ông. 2) Ông Vũ Nhân Phong, chủ hiệu thuốc cam Hàng Bạc, ở bên hông chợ Tân Định, Sàigòn là anh rể của ông.

Ông nội tôi tên là Vũ Văn Lân làm nghề thợ bạc được ít năm thì cụ chuyển sang làm nghề sửa chữa ô tô cho hãng Boillot ở Hà Nội. Bà nội tôi nhủ danh Phạm Thị Khách, sinh quán ở làng Vẽ thuộc Phủ Hoài Đức, hiện nay thuộc thành phố Hà Nội.

Bố tôi ra đời được 7 tháng thì ông nội tôi mất lúc bà nội tôi vừa tròn 24 tuổi. Ông nội tôi mất tại căn nhà số 14 phố Hàng Gai. Bà nội tôi đã thủ tiết thờ chồng và phụng dưỡng bà mẹ chồng gần 90 tuổi tên là Bùi thị Hòa củng tại căn nhà số 14 phố Hàng Gai. Và bà nội tôi nuôi người con trai duy nhất là thân phụ tôi bằng nghề khâu thuê vá mướn và nấu cơm tháng cho những học sinh ở xa lên Hà Nội trọ học. Trong số những học sinh này có ông Bùi Hữu Sủng. Sau 1954 cụ Bùi Hữu Sủng trở thành 1 giáo sư nổi tiếng ở các trường Trung học Saigon. Vào ngày 30-4-1975 cụ Bùi Hữu Sủng cùng với gia đình đến Hoa Kỳ tị nạn và định cư tại miền nam của tiểu bang Cali.

Khi bố tôi được 8 tuổi thì ông Bùi Hũu Sủng là giáo viên của trường Tiểu học phố Hàng Vôi đã xin cho bố tôi vào học ở trường Tiểu học phố Hàng Vôi. Tại trường Tiểu học phố Hàng Vôi bố tôi ngồi cùng lớp với một người bạn gái có tên là Trần Thị Kim Phụng. Sau khi thi đậu bằng Tiểu học bố tôi được 14 tuổi và làm đơn xin thi vào trường Sư Phạm Sơ Cấp, vì ông vẫn ôm mộng trở thành một nhà giáo nhưng không may cho ông, kỳ thi ấy ông không trúng tuyển. Ông phải ở nhà ăn bám bà nội tôi. Mỗi đêm ông nằm sấp trên chiếc chiếu củ trải dưới nền nhà để viết hơn một chục lá đơn xin việc. Mỗi ngày ông rời nhà rất sớm vào lúc 7 giờ sáng đi xin việc làm cho đến chiều tối mới về nhà.

Sau gần 2 năm không có việc làm ông mới xin được một chân thư ký cho nhà hàng Gôđa nhưng chỉ làm được 6 tháng thì ông bị cho nghỉ việc. 6 tháng sau may mắn ông lại xin được một chân thư ký cho nhà in Viễn Đông, còn có tên là nhà in Iđeo. Thời gian này là thời gian ông bắt đầu tập sự viết bài cho tờ Hà Thành Ngọ Báo, vì tờ báo phát hành mỗi ngày vào lúc 12 giờ trưa. Người chủ trương tờ Hà Thành Ngọ Báo là ông Bùi Xuân Học.

Nhưng số phận của ông thật hẩm hiu. Ông đã lợi dụng những giờ nghĩ trưa khi tên chủ Tây đi ăn cơm trưa để viết bài cho Hà Thành Ngọ Báo. Không được bao lâu thì ông bị tên chủ Tây bắt gặp ông đang viết một truyện ngắn. Không ngờ tên chủ Tây này biết đọc chữ Việt và nói rành tiếng Việt nên ông bị đuổi ngay ngày hôm đó. Tên chủ Tây lớn giọng nói: hiện tại tôi cần một người làm thư ký, tôi không cần một người viết báo. Vì tôi không chủ trương ra báo.

Sau khi bị tên chủ Tây làm nhục và bị đuổi việc ông quyết định không đi xin việc làm nữa và bắt đầu dứt khoát đi theo con đường viết văn, viết báo. Năm 1927 ông viết thường trực cho các tờ Hà Thành Ngọ Báo, Nhật Tân, Hải Phòng Tuần Báo, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Công Dân Nhật Báo, Hà Nội Báo, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Đông Dương Tạp Chí, Tương Lai Tạp Chí, Sông Hương Tuần Báo, Tân Thiếu Niên, Hồn Cách mạng. Hồn Cách Mạng là tờ nội san của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài ra ông còn dịch một số tác phẩm của văn hào Pháp Victor Hugo. Cũng trong năm này ông gặp lại người bạn gái cùng học chung một trường năm xưa ở trường Tiểu học phố Hàng Vôi tên Trần Thị Kim Phụng. Bố tôi và người bạn gái xinh đẹp đó đã kết hôn với nhau tại Hà Nội vào năm 1928. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1930 thì mẹ tôi sinh ra tôi tại quê nội của tôi ngay trong nhà của ông bà nội tôi tại làng Hảo thuộc huyện Đường Hào (bây giờ là Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.

Gia đình của mẹ tôi ở mãi trên tỉnh Tuyên Quang. Ông ngoại tôi vừa là một Cử nhân Hán Học vừa là một Đông Y Sĩ nổi tiếng ở Tuyên Quang. Ông ngoại tôi tên là Trần Văn Khiêm được mọi người kính mến. Họ luôn gọi ông ngoại tôi là cụ Cử Khiêm.

Bà ngoại tôi là em ruột của cụ Lạc Long Nguyễn Xuân Dương. Cụ Lạc Long Nguyễn Xuân Dương cũng là một Đông Y Sĩ nổi tiếng từ Hà Nội đến Hải Phòng. Cụ có 2 hiệu thuốc Bắc cùng mang tên là Dưỡng Nguyên. Một hiệu ở phố Lãn Ông tại Hà Nội và một hiệu ở phố Cát Chài thuộc thị xã Hải Phòng.

Bà ngoại tôi có 2 chị em ruột đều được cụ Lạc Long Nguyễn Xuân Dương gã cho cụ cử Trần Văn Khiêm. Bà chị Cả sinh ra 2 người con trai. Người con trai trưởng là Trần Văn Tuyên và người con trai thứ là Trần Văn Quang. Ông ngoại tôi đã lấy địa danh tỉnh Tuyên Quang đặt tên cho 2 người con trai này. Hai ông này sau khi khôn lớn đều đã trở thành 2 luật sư có tiếng tăm tại miền Nam Việt Nam. Bà em sinh được 2 người con gái. Người con gái lớn là mẹ tôi tên là Trần Thị Kim Phụng và một người con gái kế tên là Trần Thị Kim Hoa.

Gia đình của ông ngoại tôi rất giàu có trong khi gia đình của bà nội tôi quá nghèo nên không được xếp vào hàng môn đăng hộ đối. Mẹ tôi vì quá yêu bố tôi nên đã bất chấp sự giàu có của gia đình để làm vợ bố tôi trong một hoàn cảnh rất ngèo túng phải chạy ăn từng bữa.

Trước mối tình cao cả đó bố tôi đã lấy tên mẹ tôi làm bút danh và lấy chữ Trọng làm tên đệm khi bắt đầu viết văn cho đến ngày thành danh. Sở dĩ bố tôi lấy chữ Trọng làm tên đệm là bởi vì trong Hán tự Trọng có nghĩa là con thứ. Ông nội tôi có hai đời vợ. Đời vợ trước sinh được 2 người con gái tên là Vũ Thị Dậu và Vũ Thị Tuất. Khi 2 bác Dậu và Tuất mới được vài ba tuổi thì đã mồ côi mẹ. Ông nội tôi mới cưới bà nội tôi để chăm sóc cho hai bác tôi cho đến ngày sinh ra bố tôi vào năm Tý (1910). Bút danh đó đã trở thành tên bất tử Vũ Trọng Phụng và khai sinh để chứng nhận tên Vũ Trọng Phụng là do tòa án Văn Học Sử Việt Nam chứng cấp.

Khi ông bà ngoại tôi biết được mối tình không thể phân ly của bố mẹ tôi, ông bà ngoại tôi đã về Hà Nội gặp bà nội tôi vào năm 1934 để tìm hiểu về gia thế cũng như điều kiện sống của chúng tôi như thế nào. Thời gian này giađình bà nội tôi đã dọn về sống trong căn nhà vách đất, nền đất và mái lợp bằng tranh tại số 73 phố Cầu Mới thuộc xã Đại Mỗ huyện Ngã Tư Sở tỉnh Hà Đông. Cạnh nhà của bà nội tôi là nhà của Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu số 71. Trong khu đất rộng mênh mông này chỉ có 2 căn nhà số 71 và số 73 dựng lên cạnh nhau mà thôi. Khu đất rộng mênh mông này thuộc tài sản của Thiếu Bảo Thái Tử Hoàng Cao Khải.

Đến khi ông bà ngoại tôi thấy được điều kiện sống của chúng tôi quá sức cơ cực và nghèo túng nhất là khi biết được bố tôi đang suy kiệt và gầy gò, ông bà ngoại tôi liền bắt mẹ tôi phải mang tôi về Tuyên Quang. Bà nội tôi phải lên tiếng năn nỉ ông bà ngoại tôi để cho mẹ tôiở lại thêm một tuần nữa rồi bà nội tôi sẽ đích thân đưa mẹ tôi và tôi lên Tuyên Quang. Ông bà ngoại tôi chấp chận lời yêu cầu của bà nội tôi và ra về. 5 ngày sau người anh cả của mẹ tôi là bác Trần Văn Tuyên đánh xe tay đến nhà của bà nội tôi ở Ngả Tư Sở để đón mẹ tôi và tôi về Tuyên Quang. Mẹ tôi đã khóc lóc van xin bác tôi đừng chia lìa bố mẹ tôi và tôi bắt tôi phải xa bố tôi. Ông Trần Văn Tuyên rất quý mến bố tôi và rất yêu thương mẹ tôi nên đã nói với bà nội tôi là sẽ đưa mẹ tôi xuống chùa Bò tại thị xã Bò thuộc huyện Võ Giàng phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh để tạm trú ở đó một thời gian cho đến khi bác Tuyên tôi dàn xếp êm xuôi mọi chuyện với ông bà ngoại tôi thì sẽ đưa mẹ tôi trở về sống với bố tôi và bà nội tôi. Vị sư cụ trụ trì tại chùa Bò là anh ruột của cụ Cử Trần Văn Khiêm.

Cuộc dàn xếp bất thành ông bà ngoại tôi vẫn không chịu nên mẹ tôi đã xuống tóc làm ni cô luôn. Từ đó tôi mồ côi mẹ và bố tôi đã tìm quên lãng trong việc sáng tác văn chương không ngưng nghỉ trong những điều kiện thiếu thốn của đời sống chạy ăn từng bữa bằng cách viết cho rất nhiều tờ báo nổi tiếng thời bấy giờ.

Đến năm 1937 tình trạng sức khỏe của bố tôi đã sa sút rất nhiều, bà nội tôi muốn bố tôi phải cưới vợ khác để chăm sóc cho tôi. Bố tôi đã nghe lời bà nội tôi đi coi mắt một cô gái ở làng Vẽ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông bây giờ là Mọc Chánh Kinh huyện Từ Liêm tỉnh Hà Đông, tên là Vũ Mỹ Lương.

Theo lịch sử thì tại làng Mọc Chánh Kinh chỉ có 2 gia tộc thuộc dòng họ Vũ và dòng họ Đặng mà thôi. Khi nhà cách mạng Đặng Trần Nghiệp tức Ký Con, một trong những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đưa lên máy chém tại pháp trường Yên Bái vào năm 1930, tất cả những người thuộc dòng họ Đặng phải đổi qua họ Vũ để tránh sự truy lùng và bắt bớ của thực dân Pháp. Họ nhà cách mạng Đặng Trần Nghiệp tức Ký Con đã đánh máy sai trong giấy tờ và đã đổi ra thành Đoàn Trần Nghiêp.

Sau khi đi gặp cô gái làng Vẽ có tên là Vũ Mỹ Lương và biết rõ gia thế và nguyên nhân phải đổi ra họ Vũ của cô ấy bố tôi nhận lời cưới cô ấy làm mẹ kế cho tôi. Bà mẹ kế tôi nhuộm răng đen và có tật bẩm sinh nơi chân trái nên đi đứng rất khó khăn bởi vì một chân thấp, một chân cao. Gia đình của mẹ kế tôi là một gia đình giàu có tại Hà Nội. Bà chị cả của mẹ kế tôi là bà Vũ Thị Giảng, gọi là bà Cả Giảng là chủ hiệu thuốc Cam ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Người em trai thứ hai là ông Vũ Nhân phong. Người em gái thứ ba là bà vũ Mỹ Lương. Người em gái thứ tư là bà Vũ Thị Hào đã kết hôn với Đào Vĩnh Hào là con trai của một nhà đại điền chủ ở Thanh Hóa tên là Đào Vĩnh Mậu. Sau này ông Đào Vĩnh Hào trở thành Thượng tướng Song Hào của Việt Minh giữ chức vụ Chính Ủy toàn quân đầu tiên của quân đội cộng sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1949. Song Hào là tên ghép của 2 chữ Hào của tên ông và tên của vợ ông. Cuối năm 1949 Thượng tướng Song Hào đã cùng với Trung tướng Nguyễn Sơn tức Vũ Công Bắc, Tư lệnh liên Khu IV cùng bỏ quân đội cộng sản Việt Nam trở về Trung Hoa vì cả 2 ông đều là 2 tướng lãnh lừng danh của quân đội cộng sản Trung Hoa. Trong thời cải cách ruộng đất cụ Đào Vĩnh Mậu đã bị đấu tố và bị chôn sống. Người em gái thứ năm là bà Vũ Thị Phúc đã kết hôn với ông Nguyễn Khắc Kham. Sau này ông Nguyễn Khắc Kham là giáo sư tại Đại Học Văn Khoa Saigon.

Sau khi cưới vợ, theo lời rủ rê của ông Đỗ Xuân Giao, chủ Nhà Xuất Bản Mai Lĩnh tại Hà Nội gia đình tôi dọn về Hà Nội sống tại ngôi nhà số 98 phố Hàng Bạc. Ngôi nhà này là nhà của bà Cả Giảng không cho ai thuê bỏ trống từ nhiều tháng qua. Đến năm 1938 mẹ kế tôi sinh hạ được một đứa con gái và bà nội tôi đặt tên cho nó là Vũ Mỹ Hằng. Bố tôi vẫn tiếp tục viết báo và sáng tác những tác phẩm để đời gởi cho Nhà Xuất Bản Mai Lĩnh xuất bản vì ông Đỗ Xuân Giao ký hợp đồng mua độc quyền tất cả những tác phẩm của bố tôi viết và trả tiền trước để nuôi sống gia đình tôi. Bà nội tôi vẫn tiếp tục công việc may thuê vá mướn cho các cậu học sinh sống xa gia đình lên trọ học ở Hà Nội.

Do lao tâm và lao lực quá sức bố tôi đã mắc phải chứng bệnh lao phổi và lìa đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 13 tháng 10 năm 1939. Thời bấy giờ ai mắc phải bệnh lao đều bắt buộc phải chôn cất ngay trong một ngày. Bởi lẽ đó mà đến 10 giờ trưa cùng ngày bà nội và mẹ kế tôi phải đem xác bố tôi đi chôn tại Nghĩa trang Quảng Thiện thuộc huyện Ngã Tư Sở tỉnh Hà Đông. Bây giờ Nghĩa trang Quảng Thiện được nhà cầm quyền Hà Nội đổi tên là Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành riêng cho tất cả những danh nhân có tên trong Văn Học Sử Việt Nam và không ai được quyền dời những mộ phần này đi nơi khác.


"Không chính xác"

[sửa mã nguồn]

Ngoài chi tiết về ngày sinh thì nội dung trong bài có gì không chính xác đến nỗi Thành viên:Vu Trong Khanh yêu cầu xóa bài [1] nhỉ? Tmct (thảo luận) 13:05, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không rõ nguyên nhân, thông tin tiểu sử trong bài đều từ nguồn uy tín nên không có lý do gì để xóa, thông tin ở trên thì lại không có nguồn dẫn nào. Ngoài ra, theo tài liệu Dumb Luck: a novel thì con trai Vũ Trọng Phụng là ông Nghiêm Xuân Sơn. Tôi sẽ bổ sung thêm một số chi tiết từ cuốn sách này vào tiểu sử tác giả. Tân (thảo luận) 17:05, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ông Nghiêm Xuân Sơn là con rể của nhà văn Phụng, theo như sách đã dẫn. Tân (thảo luận) 02:43, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời