Thảo luận:Vô ngã/Lưu
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]Bài này nguyên chép lại từ 1 tác giả đăng trên 1 trang thiên chúa giáo. Có thể không có cái nhìn khách quan về Phật giáo:
Giá trị của thuyết Vô Ngã
[sửa mã nguồn]Một thực tế không thể phủ nhận được là trên 2500 năm nay, kể từ ngày thuyết Vô Ngã ra đời, ảnh hưởng của thuyết Vô Ngã và của những phó phẩm ra từ thuyết ấy đã gây thêm phấn khích cho các tư tưởng vô thần. Vô Ngã không còn giới hạn trong phạm vi triết học mà đã trở thành một thứ "giáo lý tôn giáo" mang ít nhiều ảnh hưởng đến các luồng tư tưởng vô thần rải rác khắp Âu, Á.
So sánh với Ấn giáo về quan điểm Vô Ngã
[sửa mã nguồn]Ấn Độ giáo (Hinduism) gọi tắt là Ấn giáo, khởi phát tại Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, vốn đã có một vai trò lịch sử, triết học và tôn giáo quan trọng trong vùng nầy. Thuyết Duyên Khởi của Phật Thích Ca ảnh hưởng rất nhiều từ thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Điều quan trọng là Thích Ca đã dựa trên cở sở của thuyết ấy để triển khai thành giáo lý Vô Ngã. Nếu có thể ví Ấn giáo như một dòng sông chảy về phương Nam thì Phật giáo là một dòng tách ra từ thượng nguồn của dòng sông ấy và chảy ngược về phương Bắc. Bởi vì, ngoài sự nhận định giống nhau của thuyết Nhân Duyên và thuyết Duyên Khởi thì Ấn giáo và Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Trong khi Ấn giáo cổ xúy cho Ngã (Atman - The Innermost Self) và đề cao một Thực-Thể-Cao-Siêu-Tuyệt-Đối (Brahman - The Ultimate Reality) thì Phật giáo lại phủ nhận cả hai.
Dòng tư tưởng Ấn giáo
[sửa mã nguồn]Ấn giáo và Phật giáo đều khởi đầu thuyết Nhân Duyên và Duyên Khởi bằng Vô Minh (ngu dốt, u mê, tăm tối) nhưng trong Ấn giáo có một chủ thể, một Ngã, một cái tôi vì vô minh mà đi tìm những thỏa mãn bên ngoài bản ngã đích thực cho nên dẫn đến hậu quả đau khổ vì không bao giờ có thể thỏa mãn được với cái “bản ngã giả định” đó. Từ đó, quan điểm Nghiệp lực (Karma) được suy diễn ra để dẫn cái tôi đi từ "kiếp" này sang "kiếp" khác, cho đến khi nó bừng tỉnh nhận ra bản ngã đích thực của mình (bản lai diện mục) và trở về hội nhập với Thực thể cao siêu tuyệt đối, còn gọi là Đại Ngã (Brahman).
Ấn giáo gọi bản ngã đích thực của một người là Atman, bản ngã đích thực này không hề thay đổi. Bên cạnh đó, con người còn có bản ngã vật chất vô thường (thể xác, tư tưởng, cảm xúc). Vì con người tập chú vào bản ngã vật chất quá nhiều, miệt mài tìm kiếm hạnh phúc trong một vũ trụ vật chất cũng vô thường (luôn luôn biến đổi) cho nên không bao giờ tìm gặp hạnh phúc mà chỉ gặt hái những đau khổ thất vọng. Thật ra, hạnh phúc theo Ấn giáo, là sự ý thức về bản ngã đích thực và mối quan hệ giữa bản ngã cá nhân (Tiểu Ngã) với Đại Ngã. Khi con người bừng tỉnh từ trong quá trình u mê tăm tối tìm kiếm, nhận thức được bản ngã đích thực của mình, là lúc con người trở về với chân hạnh phúc và được giải phóng khỏi luân hồi, khỏi mọi đau khổ.
Thí dụ sau đây có thể dùng để minh họa cho ý tưởng nói trên:
Một ông vua nằm mơ thấy mình là một tên ăn mày đói rách, hạ tiện… lúc nào cũng khao khát được ăn no mặc ấm nhưng suốt giấc mơ không bao giờ sự khao khát ấy được thoả mãn, cho nên ông vua có cảm giác đau khổ. Trong một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tên lính và khao khát được trở thành một viên soái tướng oai vệ, suốt cả giấc mơ sự khao khát ấy cũng không bao giờ được thỏa mãn nên ông vua lại có cảm giác đau khổ. Tiếp thêm một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tay phú hộ giầu có, nhưng chiến tranh loạn lạc nổi lên của chìm, của nổi đều tiêu tán và phú hộ biến thành cùng đinh khiến cho ông vua có cảm giác tiếc nuối, đau đớn… Những giấc mơ của ông vua có thể liên kết với nhau bằng một chi tiết nào đó, và hết giấc mơ này tiếp giấc mơ khác cho đến khi ông vua mơ thấy mình làm vua, vui sướng quá… bừng tỉnh, và thấy mình là vua thật!
Trong Ấn Giáo, sự giác ngộ và giải thoát không bỗng nhiên như sự giác ngộ của Phật Thích Ca. Muốn diệt vô minh để chấm dứt luân hồi, người tin theo Ấn giáo phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra và phát huy những nghiệp lành. Chỉ khi nào sự thăng tiến của tâm linh tiến đến mức độ chỉ làm ra những việc lành, lúc ấy con người mới bừng tỉnh khỏi cơn mê truyền kiếp, nhận thức được bản ngã đích thực, rời khỏi luân hồi trở về hội nhập vào Đại Ngã.
Dòng tư tưởng Phật giáo
[sửa mã nguồn]Trong Phật giáo, một người có thể đạt đến giải thoát một cách tiệm tiến qua sự thăng tiến của tâm linh như trong Ấn giáo (xem thêm chữ Tâm). Tuy nhiên, điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo đó là Phật giáo phủ nhận Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) lẫn Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của Thích Ca nói với các đệ tử nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong Ấn giáo: "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung Bộ Kinh)
Quan điểm nói trên dẫn đến kết luận: Vạn vật vô ngã, đã vô ngã thì không có tự tánh (không có bản thể). Vì vạn vật đều là vô ngã, không có tự tánh nên vạn vật là KHÔNG. Bản tánh chân thật của vạn vật là KHÔNG. Mọi hiện tượng thấy được và không thấy được (vật lý và tâm lý = sắc tướng và vô sắc tướng) đều liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG. Cho nên, chỉ cần thấy được tánh không của vạn vật sẽ ý thức được vạn vật vô ngã và lập tức dứt mọi phiền ưu lao khổ, hội nhập Niết Bàn, tỉ như người vừa choàng tỉnh ra khỏi cơn ác mộng, trở về với đời sống thực tế. (Đây chính là điểm "hốt nhiên giác ngộ" trong Phật giáo mà Ấn giáo không có.) Người chưa giác ngộ cũng ví như người còn ở trong cơn ác mộng, vì tâm cứ bám víu vào những hiện tượng xảy ra trong cơn ác mộng nên giấc ngủ càng say và ác mộng càng nhiều, ác mộng này kết nối và sinh ra ác mộng khác…
Phật Thích Ca dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào (về điểm này thì Ấn giáo và Phật giáo giống nhau). Pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật là Pháp môn Thiền Định. Nhờ thiền mà Phật Thích Ca giác ngộ được Vô Ngã.
Giá trị Triết học
[sửa mã nguồn]Thuyết Vô Ngã của triết Phật tự làm cho mình mâu thuẫn với chính mình. Trên cơ sở và phương pháp lý luận, Thuyết Vô Ngã rất dễ bị phản biện, vì Vô Ngã luôn luôn có chung một mẫu số với Hữu Ngã: Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra thiên kinh vạn quyển tràn lan? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con người của Đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô Ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không? Bởi vì thuyết Vô Ngã là một sản phẩm tối cao, cuối cùng, và chân thật của trí tuệ mà trí tuệ đó ở trong một chủ thể tên là Thích Ca, nếu Thích Ca vốn là Vô Ngã, tức là không có thật; thì cái trí tuệ "của" Thích Ca cũng không có thật, suy ra chân lý Vô Ngã mà trí tuệ không có thật ấy nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Lý lẽ rõ ràng nầy đã đánh bại thuyết Vô Ngã dễ dàng.
Trên một phương diện khác, các bậc trí thức Phật giáo cho rằng thuyết Vô Ngã gặp khó khăn về mặt lý luận bởi vì ngôn ngữ không đủ để chuyên chở những điều vi diệu của tư duy. Người xưa từng nói: "Ý tại ngôn ngoại" nghĩa là cái ý tứ nằm ở ngoài lời nói, lời nói không sao diễn đạt được những điều mà tư duy chứng nghiệm. Nhưng nói thế khác nào bảo rằng tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý, ai bám vào nó là sai lầm! Bởi, Đức Thích ca xưng nhận mình là người chỉ đường cho chúng sinh đến với chân lý mà chân lý không được giãi bày minh bạch, khúc triết thì làm sao thế nhân có thể lãnh hội được, nhất là thế nhân đã u mê tăm tối từ vô lượng kiếp? Phải chăng đây chính là nguyên cớ khiến cho xưa nay chưa có ai khác ngoài Đức Thích Ca đắc đạo thành Phật?
Cũng có những nhà nghiên cứu Phật học giảng rằng, cái NGÃ mà Đức Thích Ca khẳng định không có thật đó, chỉ là những cái "Ngã giả định" được thêu dệt nên trong tâm trí của con người. Cái Ngã giả định này đã được đề cập trong Ấn giáo. Ấn giáo phân biệt rõ ràng một bản ngã giả định và một bản ngã đích thật. Phật giáo thì tuyên bố vạn vật vô ngã rồi thêm vào thuyết "sắc không" khiến cho giới bình dân đại chúng không thể nào thấu triệt cái lý luận của thuyết Vô Ngã; trong khi đó, những bậc thượng trí, dốc lòng đi tìm chân lý của sự giải thoát khỏi đau khổ thì miệt mài chiêm nghiệm thuyết Vô Ngã như những học sinh ưu tú, hiếu học, kiên trì cố giải cho được một phương trình không có nghiệm số! Chính giữa giới bình dân đại chúng và những bậc thượng trí lại có thành phần những kẻ chẳng hiểu biết gì về Phật pháp, chỉ thuộc lòng một số kinh sách, đem ra nói như vẹt để gạt gẫm thiên hạ nhằm thu lợi về danh, sắc, tài vật…
Nhưng giảng về Vô Ngã như thế khác nào cho rằng Phật giáo cũng "ngầm" công nhận một bản ngã đích thật như Ấn giáo? Phật giáo khẳng định mọi pháp đều vô ngã (kể cả Niết Bàn) thì làm gì "có" một cái Ngã nào trong Phật giáo? Sự vi diệu của thuyết Vô Ngã là ở chỗ: ngay cả Niết Bàn cũng Vô Ngã! Tuy nhiên, khi tìm hiểu các khái niệm về Niết Bàn hay Bản Ngã, người ta cũng có thể cho rằng Phật giáo không hề chối từ các chủ thể có thật và vĩnh cửu như: Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… (Thật ra, khi dùng các danh từ chủ thể, Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… thì cũng đã chấp ngã rồi!) Trong tư duy của Đức Thích Ca, một chủ thể là một chủ thể, nó có thật, vốn không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu… đối chiếu với sự không có thật, vốn cũng không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu. Một chủ thể như vậy không có bản ngã, không có tên gọi, vượt ngoài nghị luận, chỉ có thể chứng nghiệm qua tư duy, bằng trí tuệ. Cho nên, để trả lời cho các câu hỏi: "Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, bất khả tư nghị.
Giá trị Tôn giáo
[sửa mã nguồn]Từ khởi thủy, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa đích thực của danh từ tôn giáo, bởi Phật giáo phủ nhận Một Đấng Thần Linh Tuyệt Đối và không hề có các hình thức, nghi lễ thờ phượng, cũng không sùng bái một ai cả. Trong quá trình trôi chảy của dòng triết Phật, hàng trăm, hàng ngàn những dòng chảy của các nguồn triết học, tín ngưỡng (kể cả mê tín dị đoan), và tôn giáo thế tục đã gặp gỡ và hoà nhập vào dòng triết Phật trước khi tách trở ra chảy theo dòng riêng của chúng. Những dòng chảy này đã đem lại nhiều mầu sắc không hề có trong Phật giáo và khi chúng tách trở ra, chảy theo dòng riêng của mình thì chúng đã để lại ảnh hưởng của mình trong triết Phật đồng thời mang theo ảnh hưởng của triết Phật trong chính giáo lý của chúng.
Các môn đồ của Đức Thích Ca và về sau, những người ái mộ Phật pháp, ngày càng tôn giáo hóa triết Phật, đồng thời tùy ý diễn đạt những sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, nhiều khi thực hành sai lạc ý nghĩa của Phật pháp, và dung nạp các trào lưu tư tưởng, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo khác… mà khiến cho triết Phật biến dạng thành Phật giáo với nhiều tông, nhiều phái như ngày nay.
Thuyết Vô Ngã dù là một cột trụ trong giáo lý của Phật giáo nhưng không phải người tín đồ hoặc tu sĩ Phật giáo nào cũng am tường về thuyết này. Hầu hết các tín đồ Phật giáo tôn thờ Phật Thích Ca như là một vị thần linh tuyệt đối có quyền ban ơn, giáng phúc và cứu họ khỏi những khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời. Đại chúng Phật tử tin rằng cứ làm lành, lánh dữ, đi chùa, niệm Phật, tụng kinh… để kiếp này đời sống được an nhàn, sung túc hơn và kiếp sau được đầu thai vào một cảnh sống tốt đẹp hơn còn khi nào đắc đạo thành Phật, thoát vòng sinh tử là điều ít có ai nghĩ đến.
hi
[sửa mã nguồn]hi
Day la phan nhan xet rieng ca nhan toi ve bai nay
[sửa mã nguồn]Cho toi man phep thao luan ve bai viet nay . Thu nhat toi thuc su hoan nghenh nguoi d~a vie't ra ba`i nay ve` su nha.n xe't mot ca'ch r~o rang va da`y tri' tu.e. Hom nay toi co vai y kien ve thuc chat " Vo Nga " ma tac gia trong bai viet nay da hieu sai. Ta co the hieu tien trinh luan hoi theo mot cach the nay: Ta^m*nghie.p*qua? (* = duyen). 3 cai nay tao ra su. lua^n ho`i va nga?y ban than no cung la vo thuong nen no cung die.t ro^`i sanh . vay neu ta be~ gay duoc su lien ket gia 3 cai nay tuc la ta da diet duoc su luan hoi va^.y . Va^.y Chu Phat da day ta cach de diet su luan hoi con Niet Ban thi theo mot nguoi nghien cuu ve Phat Giao truoc tien toi ko can ngai phai tin ma toi ca^`n cac nga`i phai hieu nhu~ng die^`u to^i dang vie^'t da^y . Chu Phat day ta cat dut su luan hoi do o (*) nam giua tam va Nghiep nen Duc Phat co noi " ko con luan hoi nua tuc la Nghiep thie^.n la^~n Nghiep a'c ko co`n co' the^? sanh ra nua tuc la du't nghie^.p (ko phai la` da~ diet duoc cai nghiep ay vi nghiep ay la quy tac cua v~u tr.u thi ko the na`o die.t duo.c. Ngay ca? ca'c Bac Dac Dao) Duc Pha^.t da.y ta ca'ch ko ta.o them nghiep nu~a va` la`m cho ca'c qua? xau(tot) nho hoac qua xau(tot) hon xuat hien ngay hoac la` ko co du~ dieu kien de th`anh qua (dieu nay chi xay ra voi nghiep thap be) . Vay nghiep nho` duyen co nao de sinh ra ? Do la tu` " Tham , san , si " du` tham it hay tham nhieu tham tot hay tham xau deu la duyen co de sanh nghiep ca (tuy theo nghiep xau hay tot) vay ro rang Duc Phat day ta cach diet tham san si tuc la giup ta ko tao them nghiep. Neu ta ko them nghiep nua tuc la ta da ko con luan ho`i tu'c ko kho?, dat den an vui. Vay chu~ " vo nga " trong Vo thuong Kho nao Vo nga la ba dieu ma do ta Vo minh ko nhan ra va Duc Phat cung da day ta nhin nhan ra 3 dieu nay trong bai viet cua ngai toi thay ngai chi nhac den " Vo nga " su hieu biet cua ngai ve " vo nga " rat phie'n die.n du` ngai biet Phat Giao nhieu tong nhieu phai nhung ngai da ko tim hieu cho bang het ma da noi su hieu biet ma ngai biet ay la dung cho toan the tong phai Phat Giao. Nay toi du.a tren tinh than Phat Giao Nguyen Thuy de thuyet gia?ng cho ngai thay " Vo nga " thuc su trong phat giao la the nao.
Vo nga = Tam va ng~u ua?n ay ko phai la ta (o day toi nhan manh ko phai la ta) chu ko phai la no ko co. Chung sanh chieu su chi phoi cua suy nghi la ta co cai nga tuc la vat, viec ay la cua ta . Nhung cai vo nga ay dieu nam trong nguyen ly vu tru la " vo thuong " van vat ac se thay doi vay cai ma ta cho la cua ta do (do la cho no la cua ta nen ta nuong theo no) no chi hien huu trong mot thoi gian ngan va sau do se diet vay luc no diet trong tam ta van nghi la la cua ta (ve dep cua no tuc la sac) no se ko diet vay ta sinh ra kho.vi du thuc te sau: cha me ta ko phai la cua ta nhung ta nghi la cua ta ta nuong theo y nghi do nen khi cha me mat ta se kho vi hut han voi quy luat vu tru la sinh ac se diet do. Nhu vay do la nguyen co sanh kho co kho ac se luan hoi la vay. Vay Duc Phat da day ta dieu gi` ngai Day ta 4 su that (Tu dieu de') co the hieu dai khai la "su that co su kho " va " cai kho ay thuc su co can nguyen " va " su that co su diet kho " va " su that co cach diet kho ay " goi day la 4 su that cua Tu Dieu De. Neu ta thong suot va co su ha`nh thie`n de thu.c su. bo? tat ca ta kien ma ta co duoc tu` vo luong kiep thi ta se ko con kho nua. Mot cai kho nho cung do Tham San Si do vay Tu Dieu Do cung la phap day diet tham san su (duyen sanh kho) Tham San Si nay ko phai la quy luat vu tru ko phai la quy tac ma no sinh nen boi vo minh do vay neu diet vo minh ac diet duoc Tham San Si tuc diet nguyen co*' sanh nghiep tuc nghiep se vi do ma ko duoc sinh ra ma nghiep ko duoc sinh ra tuc la ta da diet duoc ko kho con luan hoi nua. Do vay cac ngai cho*' nen hieu la^`m Duc Phat day ta diet cai quy luat vu tru " Tam va ngu uan " ma la ta diet nguyen co sanh len cac quy luat . Vi` Su. no`i tie`p ca`c quy lua.t na'y deu co duyen co' nen ne'u ta die.t duoc duyen co a'c ca'c quy lua.t na`y ko th^e? vi the ma` no'i tie'p nhau la`m ta pha?i chi.u lua^n ho^`i kho? a?i duo.c . WA bài viết này tôi mong các vì hiểu rõ lòi day của Đức Bổn Sư . Neu theo AN Do Giao thi moi nghiep ta dang lam day la do qua vay ko le ta giet nguoi cung la do qua sao ??????????? . Nay toi xin them mot vi' du. nu~n ve Niet Ban de ca'c ban de^~ hi`nh dung : mot con quay ho^`i chuye^n no quay la nho` lu.c ta'c du.ng vay no se quay hoai den khi nao lu.c ko con lu.c nao ta'c du.ng nua. Duc Phat day ta ca'ch ko cho con quay tiep thu them luc de den khi na`o do' con quay chi? quay vi` luc quan ti'nh khi lu.c cu?a qua'n ti'nh bi. trie^.t tie^u thi` con quay se~ du`ng lai tuong tu. nhu ko con luan hoi vay.
Bài này nguyên chép lại từ 1 tác giả đăng trên 1 trang thiên chúa giáo và chỉ mang nặng nhận thức cá nhân chủ quan người đăng bài... đã được thay đổi từ lâu có lẽ tốt hơn để tránh các ngộ nhận là "bản lưu" có thể gây tranh luận vô ích thì LĐ xin mạn phép xóa đi. Cảm ơn người đọc trên đã lưu tâm. LĐ
- Em mạn phép hồi lại. Cứ để tranh cãi và ý kiến từ nhiều nguồn chứ bác. Bác xem Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam đầy rác của một người tự xưng Dao Cong Khai chuyên chít chát trên các forum chính trị, em nhét bớt vào bản lưu cho đỡ dài mà còn bị Mekong và Tô Linh Giang phê bình. Tmct 16:33, 14 tháng 10 2006 (UTC)
- Vậy em đạo Phật em vào trang Thiên chúa giáo viết nhăng viết chít lên thành 1 bài viết tựa là Phong thánh có nên không ?
- Ở đây LĐ thấy chữ "bản lưu" làm cho người đọc hiểu lầm nên mới xóa đi. Nội dung này ngày trước được đăng lại từ 1 trang thiên chúa giáo và là nội dung chính của bài vô ngã chứ không phải là nội dung trong phần thảo luận. Ở đây nó vốn không phải là ý kiến tham khảo của tác giả viết ra nó để bàn thảo mà là ý kiến Phê bình Phật giáo một cách gián tiếp (1 loại giả danh).
Hà hà! Cũng không sao, tmct xếp lại thì MC sẽ hiểu rõ hơn lịch sử hình thành bài Vô ngã này từ từ vậy! LĐ
- Viết lăng nhăng thì sai rồi. Nhưng em tưởng truyền thống là thảo luận dài quá thì lưu vào bản lưu? Còn nội dung chính thì ở bài chính chứ. Bác không phải lo ai hiểu nhầm đâu, em nghĩ thành viên viết lời bình không dấu ở trên chỉ nghĩ là đang thảo luận với ai đó đã viết quan điểm ở trên thôi. Tmct
ca'm on vi` cac ban da~ luu tam .
[sửa mã nguồn]Thu.c su. nhu~ng nha.n xe't a'y chua ha~n da sai dau. Nguoi nhan xe't chi nha.n thay mot ca'ch rat u la ro~ ra`ng va toi rat hoang ngenh nhu~ng nhan xet do' de giu'p the' gioi hie~u ro hon ve Giao Phap cua Duc Bon Su cung xin noi ro them mot chut. Duc Phat la mot bac the' gian gia?i(moi dieu tren the gian ngai deu giai thich duoc het) do vay toi la mot Phat Tu? it nhat cung gia?i duoc nhung ngo` vuc cua ba't ki` ai ve Giao Phap cua ngai`. Do vay toi xin nhac lai mot lan nua ba't ki` cau hoi na`o ma` ai ko hieu ro~ ve giao Phap cua Duc Phat thi co the post bai gui toi hoac gui mail nick la: babyboy85200005@yahoo.com Toi ten Khoa sinh nam 1985 cu ngu o TPhcm. Tuoi doi con nho thoi gian tu tap con wa it nhung neu toi tra loi duoc gi thi` se tra loi ngay, neu nhung cau hoi da vuot wa kha nang cua toi thi hay cho toi thoi gian de? thu thap thong tin hoac la xin y kien cua cac Phap Su. Nhan day cho toi hoi wed cua thien chua giao la wed nao de toi co the tru.c tiep giang giai nhung hoai nghi ma cac vi. do chua hieu ve Chanh Phap. Xin het. Rat mong su giup do~ cua cac vi va` vi` o nha may ko ket noi Internet nen danh phai ra dich vu game nen ko the da'nh dau ro rang duoc mong cac ban thong cam . 11:56, 15 tháng 10 2006 (UTC)
- viêc điều chỉnh bài viết đã xãy ra quá lâu nên LĐ không còn nhớ nổi địa chỉ nguồn của bài đăng này vả lại .. có cần thiết để lôi kéo dài thêm mọi sự cho dài ra khỏi chỗ "lưu" này ?
- Cảm ơn bạn có ý tốt về việc giảng giải về Phật Pháp. Khi hữu duyên sẽ "gặp" thôi.
- Chúc bạn may mắn nhé!
- LĐ