Thảo luận:Triết học Việt Nam/Lưu 1
Giao diện
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi 58.187.106.121 trong đề tài Tư tưởng triết học thời kỳ các cuộc chiến tranh nông dân và sự sụp đổ chính quyền Đàng Trong- Đàng Ngoài (thế kỷ XVIII)
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Untitled
- Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
58.187.106.121 01:29, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Triết học, lịch sử triết học, và tổng quan về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
I. Triết học
- a. Khái niệm triết học và nguồn gốc của triết học
- Thuật ngữ philôsôphia
- Triết học là hình thức cao nhất của tri thức loài người.
- Triết học nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể, nghiên cứu những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó, trong đó đặc biệt chú ý đến một bộ phận quan trọng là xã hội loài người và thể hiện nó có hệ thống, dưới hènh thức duy lý. Nói ngắn gọn: "Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó".
- Nguồn gốc của triết học
- +Điều kiện về xã hội
- + Điều kiện về nhận thức
- b. Đối tượng của triết học
- Đối tượng của Triết học Phương Tây
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học Phương Đông
- Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác-Lênin
- 2. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
- Thế giới quan
- 3 loại hình cơ bản của thế giới: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
- 3. Vấn đề cơ bản của triết học- chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- a. Vấn đề cơ bản của triết học
- b. Các trường phái triết học: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Triết học nhị nguyên.
- Quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm
- c. Thuyết không thể biết (bất khả tri)
- 4. Siêu hènh và biện chứng
- a. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hènh và phương pháp biện chứng
- Phép siêu hình
- Phép biện chứng
- 5. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
- a. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học
- Chức năng thế giới quan
- Chức năng phương pháp luận
- b. Vai trò của triết học Mác-Lênin
- II. Lịch sử triết học
- 1. Đối tượng của lịch sử triết học
- Nhiệm vụ của lịch sử triết học
- 2. Một số nguyên tắc và phương pháp luận trong nghiên cứu lịch sử triết học
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Lịch sử triết học phải được xem xét trong quan hệ với tư tưởng chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật và đặc biệt trong mối quan hệ với trình độ phát triển khoa học, bao gồm cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
- Lịch sử triết học khác với lịch sử thông thường
- Do đó, phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu lịch sử triết học phải là phương pháp lôgýc- lịch sử.
- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử triết học
- Thâu tóm được trí tuệ của mọi thời đại lịch sử.
- III. Tổng quan về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- 1. Đối tượng của tư tưởng triết học Việt Nam
- 2. Phạm vi nghiên cứu
- 4 mặt:
- 1, Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa con người và tự nhiên, tinh thần và vật chất (phương Tây gọi là vấn đề cơ bản của triết học).
- 2, Phương pháp tư duy biện chứng và tư duy siêu hình: như quan hệ giữa tĩnh (siêu hình) và động (biện chứng), thường (bất biến) và vô thường (không bất biến), thuận lẽ trời với lòng người...
- 3, Những vấn đề triết học xã hội, như đường lối trị nước của các triều đại, mối quan hệ giữa trị và loạn, mối quan hệ giữa vua và quan (quân thần), mối quan hệ giữa vua với dân, vấn đề sử dụng nhân tài...
- 4, Những vấn đề triết học nhân sinh như bản chất con người, sự thành bại trong việc đào tạo, giáo dục con người, đạo làm người, các chuẩn mực đạo đức,...
- 3. Đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam
- a.Những quan điểm khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam
- . Tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc.
- . Ở Việt Nam chỉ có lịch sử tư tưởng nói chung chứ không có lịch sử tư tưởng triết học.
- b. Một số đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam
- 1- Tư tưởng triết học Việt Nam gắn với công cuộc xây dùng và bảo vệ đất nước
- 2- Tư tưởng triết học Việt Nam có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan.
- 3- Tư tưởng triết học Việt Nam trên bình diện bác học hơi nghiêng về hướng nội, duy tâm, lấy trạng thái tinh thần để giải thích hiện tượng bên ngoài
- 4- Phương pháp biện chứng trong tư duy triết học Việt Nam hơi nghiêng về thống nhất (còn phương Tây hơi nghiêng về đấu tranh), quan niệm vận động, phát triển của tư duy triết học Việt Nam là hình dung theo vòng tròn .
Tư duy tiền triết học- Triết lý dân gian Việt Nam về thế giới và nhân sinh
- Các giai đoạn chính của Việt Nam thời cổ đại
- Triều đại:Kinh Dương Vương: 2878-2000 trCN; Kinh tế xã hội:Săn bắt, hái lượm. Nguyên thủy. Mẫu hệ. Nước Xých Quỷ; Văn hóa:Sơn Vi, Hòa Bình; Trình độ tư duy: Tư duy trực quan: đếm bằng vạch, khắc; gọi nhau bằng tiếng hú, tiếng động; Tôn giáo: Đa thần
- Triều đại: Lạc Long Quân và Âu cơ: 2000-700 trCN;Kinh tế xã hội: Đồng thau, chuyên săn bắt, hái lượm sang chăn nuôi trồng trọt. Nguyên thủy, chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ; Văn hóa: Tiền Đông Sơn (Đồng thau: kết hợp đồng thiếc); Tư tưởng: Mô hình vũ trụ 4 thế giới (Tứ phủ). Quan niệm về tuần hoàn, cân xứng; Tôn giáo: Đa thần, phồn thực.
- Triều đại: Các vua Hùng: 700-258 trCN. Đồng (sắt); Kinh tế xã hội: Chăn nuôi, trồng trọt. Nước Văn Lang (nhà nước phôi thai, phân tầng xã hội chưa sâu). Phụ hệ. Văn hóa: Đông Sơn với trống đồng nổi tiếng. Đã có lịch, lễ hội, phong tục, thần thoại; Tư tưởng: Tư duy phân đôi; Tôn giáo: Đa thần giáo. Tín ngưỡng phồn thực rõ nét.
- Triều đại: An Dương Vương: 257-208 trCN; Kinh tế xã hội: Đông Sơn. Đồng (sắt). Chế tạo nỏ, xây thành. Nước Âu Lạc. 1 vợ 1 chồng; Văn hóa: Xây thành Cổ Loa, nuôi ngựa, chuyển từ đóng khố sang có quần áo; Tư tưởng: Tư duy phân đôi sâu sắc. Biết mưu kế lừa lọc; Tôn giáo: Đa thần giáo. Phồn thực.
- Triều đại: Triệu Đà: 207-111 trCN; Kinh tế xã hội: Đông Sơn. Sắt trở nên phổ biến, dùng trâu ngựa cày phổ biến. Nhà nước Nam Việt (thống nhất Bách Việt); Văn hóa: Hỗn dung, hòa trộn Bách Việt. Đã biết rõ cương nhu trong chính trị và xử thế; Tư tưởng: Phân đôi ngày càng sâu sắc; Tôn giáo: Đa thần giáo. Tín ngưỡng phồn thực.
- Triều đại: Hán: 110 trCN.
- (700 trCN-100: Văn hóa Đông Sơn)
- I. Thời kỳ nguyên thủy
- 1. Thời kỳ văn hoá Sơn Vi
- 2. Văn hoá Hòa bình
- 3. Thời kỳ cuối đá mới
- II. Thời kỳ buổi đầu dựng nước (cách đây khoảng 4000 năm)
- 1. Nền văn hoá tiền Đông Sơn
- Các giai đoạn văn hóa Tiền Đông Sơn
- Niên đại: 2000-1500 trCN; Lưu vực S.Hồng: Phùng Nguyên; Lưu vực S.Mã: Cồn Chân Tiên; Lưu vực S.Lam: Đền Đồi.
- Niên đại: 1500-1100 trCN; Lưu vực sông Hồng: Đồng Đậu; Lưu vực sông Mã: Bãi Man;
- Niên đại:1100-700 trCN; Lưu vực sông Hồng: Gò Mun; Lưu vực sông Mã: Quỳ Chử; Lưu vực sông Lam: Rú Trăn
- a. Kinh tế
- b. Hình thái tư duy:
- 2. Nền văn hoá Đông Sơn
- a. Kinh tế
- b. Hình thái tư duy:
- Thế giới quan
- Tư duy nghệ thuật thời kỳ này phát triển cao.
- Nghi lễ phồn thực tiếp tục tồn tại và phát triển trong văn hoá Đông Sơn
- Hình thành nhiều huyền thoại (vượt quá sự thật).
- Hình thành nên nhà nước ở dạng phôi thai.
- Tư tưởng về "thế giới bên kia" tiếp tục phát triển.
- Quan niệm "Tứ Phủ"
58.187.106.121 01:27, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC) Nguyễn Văn Đại 02:01, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC) Nguyễn Văn Đại 02:01, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tư tưởng triết học thời kỳ đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II trCN- thế kỷ X)
- I. Thời đại và những khuynh hướng phát triển tư duy
- 1. Thời đại
- a. Quá trình đồng hóa người Việt của ngoại xâm
- Triệu Đà
- Về chính trị- xã hội
- Về kinh tế
- Về tư tưởng: truyền bá những học thuyết, những tôn giáo của Trung Hoa, chủ yếu 3 đạo lớn: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
- Hậu quả của Hán hóa:
- b. Quá trình chống Hán hóa
- 2. Những khuynh hướng phát triển tư duy
- Tư duy của người Việt phát triển theo 3 khuynh hướng:
- a. Đi tìm nguồn bổ sung trong hệ thống tư duy đồ sộ của kẻ xâm lăng.
- b. Đề cao độc lập dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, tham gia vào nhiều cuộc khởi nghĩa và tham gia vào sự tổng kết sau thắng lợi. Từ đó xuất hiện một lý luận về đấu tranh giải phóng.
- c. Luận lý về cách ứng xử hàng ngày với nhau, phác họa về tương lai con người, con người sinh ra từ đâu, sống thế nào, đi về đâu v.v.. Do đó những vấn đề, những tư tưởng về nhân sinh, về đạo đức hình thành.
- II. Tư tưởng triết học về "cộng đồng người Việt" và "chủ quyền đất nước"
- 1. Tư tưởng triết học về "cộng đồng người Việt"
- Thể hiện trên 2 mặt sau:
- a. Tìm ra những điểm chung để gắn bó các bộ tộc khác nhau trong một cộng đồng.
- Ví dụ: chung về nguồn gốc tộc người, về kinh tế, tiếng nói, phong tục tập qu¸n... kể cả những điểm chung ấy ở dạng huyền thoại vẫn tôn thờ. Chẳng hạn như chuyện đẻ trăm trứng.
- b. Hòa hợp với người Hán
- 2. Tư tưởng về "chủ quyền đất nước"
- a. Là một loại tư tưởng bổ sung cho tư tưởng về cộng đồng dân tộc.
- b. Tư tưởng về dựng nước, phát triển đất nước sau mỗi lần ngoại xâm.
- Đó là thời kỳ có cơ cấu cộng đồng từ dưới lên trên:
- Nước
- Liên minh bộ lạc
- Công xã nông thôn
- Công xã thị tộc
- Khi xây dựng nhà nước theo mô hình nhà Hán có hai chủ trương:
- 1- Tự trị nhưng mà lệ thuộc tương đối vào phương Bắc. Đại biểu của xu hướng này là Sĩ Nhiếp (vẩn gốc Trung Quốc, nước Lỗ). Ông tổ 7 đời của Sĩ Nhiếp chạy sang Việt Nam. Ông là một trong những người đưa đạo Phật vào Việt Nam.
- 2- Độc lập ngang hàng với phương Bắc. Đại diện là Lý Bý, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng v.v..
- III. Tư tưởng triết học về đạo đức và nhân sinh (thế kỷ VI)
- 1. Trước thế kỷ VI
- Tư tưởng về đạo đức và nhân sinh mang nhiều nét của xã hội Văn Lang- Âu Lạc, cụ thể:
- + Cấu trúc: Tư tưởng đạo đức và nhân sinh là một khối đơn sơ, gồm đạo đức, lễ nghi, tập tục, luật lệ, lẽ sống... chưa định hènh những phạm trù riêng.
- + Chức năng: đạo đức giữ vai trò đa phương, là cơ sở để điều chỉnh hành vi con người, đồng thời là nền tảng để duy trì những tập tục lễ nghi, là chỗ dựa cho mọi luật lệ được thi hành, cho lẽ sống được thực hiện.
- Một số thiên hướng:
- 1- Tư tưởng tôn kính và biết ơn cha mẹ, tổ tiên.
- 2- Tôn kính và nghe theo thủ lĩnh.
- 3- Coi trọng người phụ nữ trong xã hội: người đánh trống đồng đầu tiên là nữ, thờ Bồ Tát, thờ Mẫu...
- 4- Khi 2 hệ thống Nho và Phật xuất hiện, xuất hiện luôn những quan điểm mới của Nho giáo và Phật giáo. Tuy nhiên ý thức về đạo đức, nhân sinh truyền thống vẫn là chủ đạo.
- 2. Sau thế kỷ VI: Thành lập nước Vạn Xuân
- Tìm lý thuyết để xây dựng mô hình xã hội.
- Lúc đầu thì lý thuyết của Phật giáo được sử dụng và Phật giáo trở thành Quốc giáo. Cho nên thời kỳ này nhà nước Vạn Xuân đã tạo điều kiện để Phật giáo phát triển.
- Ví dụ: dựng chùa Khai Quốc. Bản thân Lý Bí lấy tên là Lý Phật tử.
- Tìm học thuyết mới để xây dựng xã hội: Nho giáo.
- Đạo Lão cho người thất thế.
- Từ đây trong xã hội xuất hiện 3 tôn giáo song hành (tam giáo đồng nguyên): Nho, Phật, Đạo.
Tư tưởng triết học thời kỳ phục hồi và xây dựng Quốc gia độc lập (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV)
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- 1. Tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa
- a. Kinh tế
- b. Chính trị
- Cấu trúc giai cấp mới: trong đó giai cấp Quý tộc là giai cấp nắm quyền thống trị xã hội, tầng lớp địa chủ tăng dần lên, tầng lớp tăng lữ được coi trọng.
- Tầng lớp bị trị
- Mâu thuẫn giai cấp từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII chưa gay gắt
- c. Văn hóa tư tưởng
- - Giáo dục và thi cử: Mở những khoa thi để lựa chọn quan lại, mở Quốc Tử Giám 1076.
- - Về văn hóa nghệ thuật: thơ văn bia, văn chính luận , các ngành nghệ thuật như múa rối, sân khấu, ca múa nhạc phát triển mạnh. Kiến trúc, điêu khắc chùa chiền cũng phát triển.
- - Sử học: với nhiều tác phẩm lịch sử ra đời (Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu).
- - Khoa học tự nhiên: quan sát thiên văn, đặc biệt là y học.
- 2. Những bước phát triển mới về tư tưởng
- Ảnh hưởng của Nho, Phật giáo dẫn đến nhiều biến đổi.
- a. Phật giáo
- b. Nho giáo
- c. Đạo giáo
- Về mặt tư tưởng thời kỳ này có 4 nét lớn:
- 1- Tư tưởng dựa vào dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân để chiến thắng kẻ thù lớn mạnh.
- 2- Xây dùng bộ máy nhà nước để điều khiển công việc dựng nước và giữ nước.
- 3- Sử dụng đạo đức để ổn định xã hội.
- 4- Giai cấp thống trị sử dụng thần quyền của các tôn giáo để ổn định xã hội.
- II. Tư tưởng triết học về chính trị- xã hội
- 1. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn (1010)
- 2. Tuyên ngôn Lý Thường Kiệt
- III. Tư tưởng triết học về nhân dân
- 1. Tư tưởng về nhân dân rất được coi trọng.
- 2. Đề cao ý thức đạo đức, dùng đạo đức kết hợp với chính trị để duy trì trật tự và ổn định xã hội.
- 3. Quan tâm đến luật pháp, dùng luật pháp kết hợp đạo đức và chính trị.
- Năm 1042, Lý Thái Tông đã soạn sách "Hènh thư của một triều đại".
- Năm 1234, nhà Trần soạn "Quốc triều hènh luật".
- IV. Trần Quốc Tuấn- nhà quân sự thiên tài, nhà tư tưởng lớn
- 1. Tiểu sử
- Trần Quốc Tuấn để lại một số di sản:
- Hịch tướng sĩ.
- Binh gia diện lý chiến lược.
- Vạn Kiếp Tông bý truyền thơ.
- 2. Một số vấn đề về quân sự và lý luận
- a. Tư tưởng lấy "đoản binh chế trường trận"
- b. Dựa vào dân
- c. Khoan sức dân
- d. Coi trọng hiền tài
- V. Phật giáo và Nho giáo thời kỳ Lý- Trần
- 1. Phật giáo
- Trong quan điểm tư tưởng Phật giáo thời kỳ Lý Trần nổi lên 3 điểm:
- - Quan điểm về vô thường, vô ngã.
- - Từ Tính, chân tâm (là bản thể của sự vật, là tâm chân chính. Dù cho vạn vật biến đổi thì nó vẫn là viên ngọc sáng như hoa sen, không bị rã cánh).
- - Giải thoát và nhập thế: tức là tìm được cái tự Tính, chân tâm. Người tu hành Phật giáo phải nhập vào thế tục.
- 2. Nho giáo
- a. Thời nhà Lý
- Chưa phát triển mạnh. Biểu hiện: tầng lớp nho sĩ còn mỏng, chưa có nhiều công trình để đào tạo quan lại thông qua Nho học như Văn Miếu. Nhưng ở thời kỳ này Nho giáo đã ảnh hưởng đến tầng lớp trên trong xã hội.
- Trong Chiếu dời đô đã dẫn ra nhiều kinh điển Nho gia
- - Nho giáo ảnh hưởng đến các vị Thiền sư.
- Nho giáo đã cung cấp cho giai cấp thống trị đương thời một hệ thống lý thuyết cho những bài học về đạo trị nước, tổ chức nhà nước, quản lý xã hội.
- b. Thời Trần
- Nho giáo tỏ ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
- Trần Thành Tông: Phật giáo phải lo cho con người thoát khỏi vòng luân hồi. Nho giáo phải giúp đạo trị nước.
- Tầng lớp nho sĩ đông.
- Những quan điểm của Nho giáo trong thời kỳ này là những vấn đề sau:
- - Đức trị:
- - Bạo lực và vị thế hiểm trở trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Tư tưởng triết học thời kỳ ổn định và thịnh vượng của chế độ phong kiến (thế kỷ XV)
- I. Thời đại
- 1. Tình hình chính trị xã hội
- Giữa thế kỷ XIV, nạn đói thường xuyên xảy ra.
- Hồ Quý Ly đã tiến hành một số cải cách nhằm vào những thế lực quý tộc nhà Trần, tăng cường lực lượng kinh tế trong nông nghiệp.
Năm 1400 thay nhà Trần, lập ra nhà Hồ. Nhưng không thu phục được lòng dân, nên khi giặc Minh xâm lược nước ta thì nhà Hồ thất bại.
- Năm 1407- 1427 nhà Minh xâm lược nước ta:
- Chúng thủ tiêu nền độc lập dân tộc, biến nước ta thành quận, huyện nhà Minh.
- Triệt để bóc lột sức người, sức của, tiến hành khủng bố.
- Thủ tiêu văn hóa Đại Việt: đốt sách... nhằm đồng hóa dân tộc ta.
- Khởi nghĩa Lam Sơn
- Mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử nước ta với sự ra đời nhà nước Lê Sơ.
- Đặc điểm khác với nhà Trần:
- Kinh tế:
- Xã hội: Tự trị của làng xã được tăng cường, do đó tổ chức ra một hệ thống chính trị 5 cấp: triều đình- đạo- phủ- huyện- xã.
Vẽ lại bản đồ và xây dựng lại bộ luật Hồng Đức.
- Do những chính sách trên, nên thời kỳ nhà nước Lê Sơ, xã hội lấy lại được sự ổn định. Tuy nhiên những chính sách cải cách thời kỳ này vẫn nằm trong phạm trù tư tưởng nông dân. Vì vậy, kinh tế hàng hóa vẫn kém phát triển. Vẫn chủ trương ức thương.
- 2. Tình hình văn hóa tư tưởng
- Về Nho giáo: Cuối thế kỷ XIV, nhà cải cách và đổi mới Hồ Quý Ly nêu "Bốn nghi ngờ" trong hành trạng Khổng Tử.
- Hồ Quý Ly cũng coi rẻ Tống Nho và các bậc đại Nho thời Tống như Chu Di, Trình Hạo... gọi họ là "đạo nho" (theo nghĩa: nho ăn trộm), học thì rộng nhưng tài thì sơ, chuyên nghề ăn cắp văn chương, tư tưởng ...
- Mặc dù vậy, dưới quyền Hồ Quý Ly, số trường học Nho giáo vẫn tăng lên gấp bội, mở đến tận châu huyện. Nhà nước cấp ruộng để nuôi thầy, mở lớp, mua sách.
- Sau khi nhà Lê Sơ thiết lập, Nho giáo lại được đề cao hơn nữa. Nhà nước tiến hành tuyển lựa quan lại bằng khoa cử. Vì vậy tạo nên những phong trào học Nho và khoa cử rầm rộ. Năm 1462, trong kỳ thi Hương, riêng trấn Sơn Nam đã có tới 4000 thý sinh, và 1000 người lọt vào Tam trường.
- Về Phật giáo; thời Hồ Quý Ly nắm quyền thì ông cắt giảm những ưu đãi mà triều đại Lý Trần đã cấp cho Phật giáo Đại Việt. Thậm chí ông còn sai Đại Nam Thiền sư cầm đạo quan thiền sư đi đánh Chiêm Thành, mượn tay giặc ngoài giết bớt sư sãi.
- Hồ Quý Ly tấn công Phật giáo: bắt hoàn tục những tăng đồ dưới 50 tuổi, buộc các sư cũ phải thông kinh kệ mới được cai quản chùa chiền.
- Sang thời nhà Lê, Phật giáo bị hạn chế, suy yếu. Cuối 1429, triều đình ra lệnh tất cả sư sãi phải đến trình diện cơ quan chính quyền. Sau đã xét duyệt bằng thi cử. Ai đỗ thì được tiếp tục hoạt động tôn giáo.
- Thân phận sư sãi thấp kém, khác thời Lý. Tuy nhiên không phải vì thế mà tôn giáo mất đi, nó vẫn tồn tại trong tâm linh người lao động.
- Đạo giáo cũng bị chính quyền đả kích. Triều đình có những biện pháp chống Đạo giáo. Các đạo sĩ phải thi cử. Nếu đỗ mới được tiếp tục.
- Tuy nhiên, Đạo giáo, Phật giáo tiếp tục ảnh hưởng tới nhân dân, nhất là những nghi lễ cầu cúng của các làng xã. Ví dụ: những chuyện cổ tích, huyền thoại, thần thánh hóa những vị lãnh tụ kháng chiến.
- II. Nguyễn Trãi- nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XV và lịch sử tư tưởng dân tộc
- 1. Thân thế, sự nghiệp
- Nguyễn Trãi để lại một loạt tác phẩm sau:
- - Quốc âm thi tập.
- - Dư địa Chí.
- 2. Tư tưởng triết học về Quốc gia và Quốc gia độc lập
- a. Quan điểm về lãnh thổ
- b. Quan điểm về văn hiến
- c. Quan điểm phong hóa
- d. Quan điểm về lịch sử dân tộc
- e. Quan điểm về Quốc gia độc lập có trong Đại Cáo Bình Ngô
- 3. Tư tưởng về nhân nghĩa
- a. Tư tưởng nhân nghĩa là cơ sở của đường lối chính trị
- b. Cứu nước trước hết phải cứu dân.
- c. Khoan hồng, cứu vớt, độ lượng với kẻ lầm đường lạc lối. Trừng phạt một cách có mức độ để giáo hóa bọn trộm cướp. Không giết quân giặc khi chúng bại trận đầu hàng.
- d. Chủ trương hòa hiếu. Muốn cho xã hội thái bình, thịnh trị thì mọi người phải hòa với nhau. Xã hội giống như một dàn nhạc bao gồm nhiều nhạc khý, muốn cho bản nhạc cất lên hay thì các âm thanh phải hòa với nhau.
- Hòa bình đi liền với ấm no.
- 4. Tư tưởng về đạo làm người
- Để lập thân giúp vua cứu đời, Nguyễn Trãi thấy cần thiết phải có đạo làm người, nguyên tắc làm người, nguyên tắc đạo đức, yếu tố nhân luân.
- Nguyễn Trãi chọn đạo Nho làm cơ sở lý luận cho đạo làm người. Ông đã vận dụng cho phù hợp với nước ta. Chẳng hạn:
- a. Trong ngũ luân, ông chú ý đến quan hệ vua tôi (phải trung), quan hệ bạn bè (phải nghĩa).
- Đi vào phạm trù Trung, Nguyễn Trãi không áp dụng nguyên xi quan điểm Nho giáo mà ông quan niệm: trung là biết chọn vua để thờ, làm cho vua phải có tài, có đức, giúp vua đưa đất nước lên thái bình, thịnh trị.
- b. Trong ngũ thường, Nguyễn Trãi chú ý đến 3 đức tính: nhân, trí, dũng. Trên cơ sở 3 đức tính này, ông đã chọn Lê Lợi là người có 3 đức ấy: "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng".
- Nguyễn Trãi chọn 3 đức này vì trong điều kiện xã hội lúc đó, vai trò của nhân dân làm nên chiến thắng, nên phải có lòng thương dân. Xã hội muốn tiến lên phải có trí, muốn đổi mới xã hội phải dũng cảm.
- Sau khi nhà Lê củng cố được quyền thống trị, đất nước đã tập quyền hơn, chuyên chế hơn, làm cho xã hội không phát triển suy thoái về đạo đức. Không nghe theo nhân, trí, dũng Nguyễn Trãi bị cô lập.
- 5. Những cống hiến về mặt lý luận của Nguyễn Trãi
- Với tư cách là một nhà Nho yêu nước, vận dụng Nho giáo vào trong đường lối chính trị, nhưng Nguyễn Trãi hướng tư duy của mình vào thực tiễn đất nước, vận dụng Nho giáo để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Cho nên Nguyễn Trãi đã khái quát thành những nguyên lý sau:
- a. Tôn trọng và đoàn kết cộng đồng, coi đó như là sức mạnh của các phong trào xã hội.
- b. Phải xem dân là gốc nước.
- c. Phương pháp tư duy: ông đã có tư tưởng về phương pháp luận.
- - Mọi sự việc luôn luôn thay đổi theo mối quan hệ nhân quả, cho nên khi xem xét một sự việc phải phân tích nguyên nhân và hậu quả của nó.
- - Cần ưu tiên việc lớn, việc xa và giải quyết lâu dài.
- - Khi hành động phải tính toán tới 2 điều kiện khách quan và chủ quan.
- III. Lê Thánh Tông (1442-1497)
- 1. Tiểu sử
- Dưới thời ông, xã hội đạt tới độ cực thịnh. Ông là người có học vấn uyên bác và có nhiều khả năng, đặc biệt là thi ca. Các tác phẩm để lại: Thiên Nam dư hạ tập. Hồng Đức Quốc âm thi tập.
- 2. Thế giới quan
- Với tư cách là một ông vua Nho giáo, nên thế giới quan của ông mang đậm tính Nho giáo (thể hiện ở chỗ duy tâm, tin vào mệnh trời): "con người cũng như xã hội, hưng hay là vong, phúc hay họa đều do Trời".
- Tuy nhiên, ông không phải là người duy tâm cực đoan đến mức mê tín, cho nên đặt lại một số vấn đề sau:
- - Hoài nghi về quan niệm tâm truyền (vô ngôn).
- - Đốn ngộ (sự giác ngộ nhanh chãng, không cần học).
- - Ảo tưởng tôn giáo.
- Ông có một tư tưởng biện chứng theo quan điểm của tiến hóa luận: sự vật trong về trễ vận động, biến đổi như theo một chu trình. Con người có lúc sang lúc hèn, lúc thịnh, lúc suy.
- Ông đứng trên lập trường duy tâm để tiếp thu Nho giáo, cái gì có lợi cho đất nước thì tiếp thu, bất kỳ nó là Nho nào.
- 3. Quan điểm về chính trị-xã hội
- Với tư cách là một ông vua phong kiến theo đạo Nho, Lê Thánh Tông muốn xây dựng theo kiểu Đường, ước nguyện được như xã hội thời Nghiêu Thuấn (vua huyền thoại).
- Xã hội đó dưới con mắt ông có 4 đặc trưng:
- - Đất nước hòa bình.
- - Dân no ấm.
- - Lễ giáo phát triển.
- - Quyền thống trị thuộc về nhà Lê.
- Trên thực tế, ông đã xây dựng được một xã hội phong kiến đạt đến cực thịnh ở Việt Nam.
- Nguyên nhân đạt đến sự cực thịnh:
- Nguyên nhân khách quan: là những yếu tố từ bên ngoài. Sau chiến thắng ngoại xâm, mọi người yên tâm xây dựng đất nước.
- - Qua cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Nguyên Minh, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc tăng lên.
- - Chế độ điền trang thái ấp của nhà Trần bị xóa bỏ nên tạo điều kiện cho người nông dân phấn khởi sản xuất.
- Nguyên nhân chủ quan:
- - Đường lối trị nước của Lê Thánh Tông phù hợp với tình hình xã hội lúc đó. Ông sử dụng mềm dẻo, linh hoạt các học thuyết về xã hội để xây dựng những quan hệ con người với nhau, có những chủ trương đúng đắn trong sử dụng hiền tài.
- Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hạn chế: chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, phiến diện. Biểu hiện ở chỗ ông đánh giá bản thân mình và triều đại của mình khá cao. Coi tư tưởng và đạo đức Nho giáo là yếu tố quyết định đưa xã hội đến thái bình thịnh trị.
Tư tưởng triết học thời kỳ khủng hoảng và chia cắt chế độ phong kiến (thế kỷ XVI- thế kỷ XVII)
- I. Thời đại
- 1. Tình hình xã hội
- Nhà nước Lê Sơ suy thoái, xã hội rối ren.
- a. Đầu thế kỷ XVII, chính quyền Lê Sơ đã mục nát: tranh giành quyền lực trong triều. Vua thì ươn hèn, ăn chơi trụy lạc, hoạn quan, ngoại thích. Người ngay thẳng, trung thực bỏ trốn, thuế má tăng lên, bạo ngược hoành hành. Đối với dân thần như chó ngựa, xem công chúng như cỏ rác.
- b. Nhà nước Lê Sơ cồng kềnh, nặng nề về mặt hành chính. Lúc thịnh nó góp phần ổn định xã hội, khi xã hội suy thoái nó tạo ra sự đối lập giữa nhà nước và xã hội. Vì vậy, phong trào nông dân nổi lên, khởi nghĩa khắp nơi. Triều đình, nhà nước ngày càng suy yếu, tan rã.
- c. Nhân cơ hội triều đình đang rối ren đối phó với các cuộc khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung- vốn là võ quan nhà Lê- lợi dụng leo lên chức Tể Tướng, đưa dòng họ Mạc nắm giữ những chức vụ quan trọng. Cuối cùng, giết Lê Chiên Tông (năm 1526), bắt Hoàng đế phải nhường ngôi cho mình vào năm 1527, kết thúc 100 năm thống trị nhà nước Lê Sơ.
- Dưới thời nhà Mạc thống trị, các công thần của triều Lê Sơ không ủng hộ. Nhiều nhà nho, sĩ phu, khoa bảng cho rằng tôi trung không thờ hai chúa (trung thần bất sự nhị quân). Họ phản đối nhà Mạc trong một thế chênh vênh nên tìm cách hòa hoãn với nhà Minh bên Trung Quốc. Nhà Mạc cắt mấy xã biên giới cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà Mạc vẫn tiếp tục mở những khoa thi để đào tạo ra lớp quan lại cho mình.
- d. Trong thời gian này, một tập đoàn nổi lên, lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Mạc", tập hợp lùc lượng ở Thanh Hóa, lập nên một triều mới là Lê Trung Hưng.
- Đất nước có hai chính quyền là Nam triều và Bắc triều.
- Bắc triều: chính quyền nhà Mạc.
- Nam triều: Họ Trịnh (quản lý từ Thanh Hóa vào Nam).
- Cuộc chiến tranh Lê Trịnh diễn ra nửa thế kỷ. Cuối cùng Nam triều thắng Bắc triều vào năm 1592.
- e. Nguyễn Hoan muốn thoát khỏi sự chèn ép của Trịnh Kiểm nên xin vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam. Ông xây dựng vùng Thuận Quảng thành vùng đất riêng. Từ đó nổ ra cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn. Cuối cùng, do không phân thắng bại nên chia bờ cõi, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Đàng Trong là đất của họ Nguyễn. Đàng Ngoài là đất của họ Trịnh, với danh nghĩa phù Lê.
- 2. Tình hình kinh tế
- Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, phân chia đất nước đã làm tổn hại tới sức lực và của cải nhân dân.
- Ở Đàng Ngoài, phong trào khai khẩn đất hoang, chợ quê, thị tứ, thị trấn phát triển. Nhiều phường hội thủ công nghiệp và thương nghiệp ra đời. Tạo nên một bộ mặt nng thôn đa dạng, phát triển.
- Ở Đàng Trong, nhiều vùng đất mới được khẩn hoang. Kinh tế nông nghiệp rất phát triển, kéo theo thủ công nghiệp cùng lên, như các nghề dệt, nghề gốm.
- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài xuất hiện nhiều thành thị, buôn bán tấp nập như Phố Hiến, Hội An, Gia Định, Hà Tiên.
- 3. Tình hình văn hóa tư tưởng
- Nho giáo là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến, nó được sử dụng để xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Nên mặc dù xã hội rối ren, nội chiến diễn ra liên miên nhưng phong trào học tập và thi cử Nho giáo vẫn diễn ra nhiều.
- Xu thế đồng nguyên Nho, Phật, Lão vẫn tiếp tục.
- II. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585)
- 1. Thân thế, sự nghiệp
- Nguyễn Bỉnh Khiêm am hiểu nhiều dịch học để đoán thiên cơ, hậu vận, mệnh vận.
- 2. Thế giới quan
- Là người am hiểu Lý học (dịch học) trong Tống Nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm bàn nhiều về thế giới và nhân sinh. Qua những tác phẩm để lại của ông có thể khái quát về thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau: con đường thiên nhân tương ứng. Nhưng Trời với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chỉ là những quy luật của giới tự nhiên chứ không phải là Thượng đế có nhân cách. Vì vậy, khi nói Đạo Trời là ông nói đến quy luật tự nhiên. Đạo Trời, đã là sự phát triển tuần hoàn của vị trí, như là âm dương đắp đổi.
- Đạo người: mang nặng tính duy tâm thần khí, định mệnh. Ông cho rằng mọi sự thăng giáng, co ruỗi, được mất của con người đều do số mệnh chi phối. Ví dụ: Được hỏng cùng thông, không có nghĩa là không do Trời định. Như vậy thế giới quan của ông tuy có một số yếu tố duy vật, nhưng cơ bản vẫn là duy tâm nhân sinh quan tiêu cực, tự mình mâu thuẫn với mình.
- 3. Tư tưởng về chính trị xã hội
- Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có ý tưởng mơ ước về một xã hội thái bình thịnh trị kiểu Nghiêu Thuấn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trương thực hiện đường lối vương đạo và phê phán bá đạo. Vì bá đạo là chiến tranh làm cho xã hội điêu linh.
- Vương đạo: chủ trương lấy đức trị người. Dùng tam cương ngũ thường để ràng buộc con người chứ không phải là hình phạt.
- Ông kế thừa và phát triển đường lối chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thương dân nhưng không tin vào sức mạnh của nhân dân. Ông tin vào một ông vua hiền trị nước, tin vào một tầng lớp sĩ phu có thể bỏ được lòng dục để đi theo con đường chính nghĩa. Trước sự rối ren của xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở ẩn lánh đời sớm, nhưng không phải ở ẩn như những nhà Nho khác, ẩn mà vẫn biết đời, nhàn mà vẫn lo việc dân, việc nước.
- 4. Tư tưởng Đạo làm người
- a. Phải theo đạo cương thường: "vua tôi- cha con là nghĩa cương thường bền vững nghìn đời thiên cổ".
- b. Quan điểm về Đạo làm người của ông được bổ sung vào quan điểm "Trung Tân". Tức là trung với vua, với cha mẹ, thuận với anh em, hòa giữa vợ chồng, Tín với bạn bè. Thấy của phi nghĩa không có lòng tham. Vui làm điều thiện. Độ lượng bao dung người khác". Quan điểm Trung Tân trên đây đã làm mềm hóa cái tôn ty trật tự trong đạo đức Nho giáo.
- c. Bộc lộ một số hạn chế sau:
- -Phủ nhận tính năng động chủ quan của con người, toàn bộ hoạt động của con người luôn luôn bị chi phối bởi cái mệnh Trời nào đó.
- - Tư tưởng "dĩ hòa vi quý" là những tư tưởng về thủ tiêu đấu tranh , kìm hãm sự phát triển trong sự vật. Mọi quan hệ đều lấy tiêu chuẩn là hòa.
- - Con người thì phải vụng chứ không đua khôn. Ông khuyên con người rời bỏ chính trị, không cần mưu kế, sự khéo léo.
- - Tư tưởng ẩn nhẫn lánh xa chính trị, xem thường danh vị. Vì vậy, cuộc đời ông hậu thế đã có sự khen chê khác nhau. Người khen ông thì nói ông có cuộc đời thanh bạch trong sáng. Người chê thì cho ộng là người học rộng tài cao nhưng lại không đem tri thức ra giúp đời.
58.187.106.121 01:30, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại 02:07, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tư tưởng triết học thời kỳ các cuộc chiến tranh nông dân và sự sụp đổ chính quyền Đàng Trong- Đàng Ngoài (thế kỷ XVIII)
- I. Thời đại
- 1. Tình hình chính trị xã hội
- a. Nước bị chia làm 2 miền chính trị xã hội có sự khác biệt.
- Đàng Ngoài: nhìn chung chế độ phong kiến đi vào con đường suy tàn cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Như các đô thị bị thu hẹp lại và trở nên suy thoái, nông thôn hóa. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra, nạn đói liên miên, bắt đầu từ năm 1739: "Ruộng đất thành rừng rậm, người chết đày đường, người sống sót phải đi bóc vỏ cây, chuột đồng mà ăn, có khi ăn thịt lẫn nhau".
- Phong trào nông dân nổi lên ở nhiều nơi. Ba cuộc khởi nghĩa lớn:
- - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (Hải Dương, 11 năm).
- - Hoàng Công Chất (Sơn Nam Hạ, Hưng Yên, Thái Bình dài 29 năm).
- - Lê Duy Mật (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, diễn ra 30 năm).
- Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân trên đều bị chính quyền Lê Trịnh nhấn chìm trong biển máu.
- b. Đàng Trong: Mảnh đất Gia Định là mảnh đất mới khai phá, thu hút được dân nghèo từ nhiều nơi đến, làm cho tình hình phát triển đến những năm 1770 của thế kỷ XVIII, với những đô thị như Hội An, Sài Gòn. Sau những năm 70 của thế kỷ XVIII, ba anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã tập hợp nông dân lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, ra Bắc lật đổ chính quyền Lê Trịnh, thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới sông Gianh. Sau khởi nghĩa Tây Sơn, các thủ lĩnh lại đi theo lối cũ, chuyển thành các vương triều phong kiến. Nguyễn Nhạc thành vua Thái Đức, Nguyễn Huệ thành Hoàng đế Quang Trung. Các thủ lĩnh khác thành quan lại triều đình. Năm 1792, Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu, bị thế lực Gia Long khởi binh từ Gia Định tiến ra Bắc đánh đổ vào năm 1802.
- 2. Tình hình văn hóa tư tưởng
- a. Khoa cử được mở rộng, học tập tăng lên dẫn đến hiện tượng mua văn bằng học vị một cách công khai, thậm chí còn trở thành chủ trương của nhà nước: "ai nộp 3 quan đi thi không phải sát hạch". Vì vậy, người làm ruộng, người đi buôn, ông hàng thịt cũng đều có thể làm đơn, nộp tiền để đi thi.
- b. Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo tiếp tục phát triển.
- Nho giáo:
- Coi trọng khoa cử, xuất hiện một số vọng tộc danh gia. Chẳng hạn họ Ngô ở Sơn Tây, họ Trần ở Kinh Bắc, họ Vũ ở Hà Đông, họ Hồ ở Nghệ An.
- Phật giáo:
- Thời kỳ này tiếp tục phục hồi, phát triển cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Ngoài xây nhiều chùa lớn, có kinh tế riêng, tăng thêm thu nhập cho người tu hành.
- Đạo giáo:
- Được truyền bá rộng rãi với sự ra đời của Đạo quán ở các vùng Thăng Long, Huế, Lạng Sơn. Nhiều đạo sĩ có tên tuổi như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ...
- Bên cạnh 3 tôn giáo trên, Thiên Chúa Giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam.
- c. Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học lớn, những tác phẩm có giá trị. Ví dụ: Tống Trân Cúc Hoa, Chinh Phụ Ngâm, Truyện Kiều... Những tác phẩm này phản ánh những cảnh đời éo le, khát vọng về hạnh phúc, lẽ sống, đạo làm người...
- Các tác phẩm khoa học: Sử học và y học. Ví dụ: Đại Việt thông sử, Bắc sử thông tục, Y Tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).
- Các tác phẩm địa lý: Hải Dương chính lược, Hưng Hóa sử phong thế tục...
- d. Kinh học và đạo học:
- Phát triển nhộn nhịp với nhiều tác phẩm chú thích, bình giải, lược thuật tác phẩm kinh điển Nho gia.
- II. Lê Quý Đôn (1726- 1784)
- Quê ở Hưng Hà, Thái Bình.
- 1. Thế giới quan
- Với tư cách là nhà Nho am hiểu Lý học (thời Nho Tống), Lê Quý Đôn vận dụng Lý học để xem xét các vấn đề Đạo giáo, nên thế giới quan của ông có khuynh hướng duy vật nhưng không triệt để. Cho nguồn gốc và bản chất của các sự vật trong thế giới do khí sinh ra. Khi nó hỗn loạn vận động không ngừng, nó chia tách dần ra.
- Khi nhận thức về sự vật thì không nhận thức ở bản thể (khí), mà phải đi vào nhận thức Lý của sự vật. Tức là nhận thức cái bản chất, quy luật vận hành bên trong.
- 2. Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa mang bản sắc dân tộc
- a. Đã có một loạt những công trình sưu tầm, khảo cứu, biện minh, đánh giá các loại kiến thức của nước ta và của cả thế giới.
- b. Tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, nhân tài của đất nước, để cho thế giới thấy được Việt Nam thời đại nào cũng có các nhân tài kiệt xuất. Ví dụ: Hồ Nguyên Trực (người phát minh ra súng thần công). Trước đây nhà Tống còn khâm phục tổ chức quân đội của nhà Lý.
- c. Có những sự đánh giá cao về những sản vật của đất nước so với Trung Quốc: trầm hương.
- 3. Tư tưởng về tiếp thu kiến thức nhân loại ngoài văn minh Trung Quốc
- Quan điểm của ông: đất nước muốn phát triển được phải tiếp thu các kiến thức của các nước trên thế giới, dù nó đến bằng con đường nào. Ví dụ: đến bằng cách mạng công nghiệp châu Âu qua các nhà truyền giáo. Kiến thức của các nước tư bản thông qua những người mở đường thực dân.
- 4. Tư tưởng phủ nhận vai trò độc tôn của Nho giáo
- Có sự thay đổi so với tôn giáo chính thống, như Nho giáo chính thống đề cao vương đạo.
- Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp vương đạo với bá đạo. Nếu Nho giáo chính thống dùng đường lối đức trị thì ông kết hợp cả pháp trị. Nếu Nho giáo chính thống bài trừ Phật giáo thì ông lại kết hợp Nho với Phật. Nếu Nho giáo coi trọng xưa thì ông coi trọng cái mới, hăm hở đi tìm cái mới. Nếu Nho giáo coi Trung Quốc là trung tâm, tức là một nền văn minh thì ông cho có 4 nền văn minh: Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, châu Âu.
- III. Lê Hữu Trác (1720-1791)
- Với Hải Thượng Lãn Ông, nghề thuốc không phải chỉ làm thăm bệnh bốc thuốc, mà ông muốn xây dựng một hệ thống y lý, tức là một triết lý về y học, chữa bệnh. Muốn vậy, phải dựa trên một thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận nhất định. Ông chữa bệnh trên tinh thần triết học.
- 1. Thế giới quan
- Với tư cách là người làm khoa học ngành y, nên ông là nhà duy vật, vô thần. Ông cho có 2 mặt hình và thần. Hình quy định thần, thần dựa vào hình. Ví dụ: thất tình là một trạng thái vô hình nhưng do hữu hình mà ra.
- Sức người thắng mệnh Trời: Sức người có thể thay đổi được số Trời. Tương lai chưa đoán trước được như thế nào.
- 2. Phương pháp luận
- Là người theo Nho học, y lý của ông gần với Nho. Nhưng ông không chú trọng mặt đạo đức trong Nho mà chú ý đến biến hóa trong Nho. Từ đó ông tìm học thuyết Kinh dịch, Ngũ hành. Nghiên cứu sâu vấn đề này, ta rút ra một số vấn đề về phương pháp.
- Âm Dương biến hóa, thống nhất mâu thuẫn với nhau tạo ra sự vật. Sự cân bằng âm dương là nguyên lý tồn tại của vạn vật trong thế giới.
- Xuất phát từ thực tế, các sự kiện chung quanh , mối quan hệ để đoán bệnh bốc thuốc. Ví dụ: Quan hệ giữa nhân và quả, giữa quá khứ và hiện tại, quan hệ giữa thể trạng và tâm trạng.
- Học tập nhưng không bắt chước máy móc mà phải sáng tạo: "thấy trong lập luận của tiền bối chỗ nào chưa nói hết được thì đọc kĩ và biện bạch thêm".
- 3. Nhân sinh quan
- Ông khác nhiều so với các nhà Nho khác.
- Quan niệm về lẽ sống: làm thuốc giỏi thì hơn là tu tiên tu Phật.
- Cách sống tốt nhất: về với gia đình, làng xóm quê hương, lánh xa chốn kinh kỳ.
- Không muốn cầu cạnh, hư danh: quan niệm nghề làm thuốc là nhân thuật. Thầy thuốc phải lấy điều giúp người là điều trọng. Không kể công.
- Kết luận: Ông là người đặc biệt ở thế kỷ XVIII, tự mình đi con đường riêng, tự mình ý thức được đầy đủ việc làm của mình. Không sợ người khác. Không sợ khổ, sợ vất vả. Tư tưởng của ông đạt đến đỉnh cao và có ảnh hưởng lớn tới đương thời và hậu thế.
58.187.106.121 01:31, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại 02:09, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)