Bước tới nội dung

Thảo luận:Trịnh Công Sơn/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2

Lớn nhất

Những nhạc sĩ lớn nhất của VNCH là PD và Vinh Sử. Họ là 2 nhạc sĩ có số lượng tác phẩm và khán giả lớn nhất thời đó. Sau 2 người này mới đến Từ Công Phụng, Trinh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An v.v.....116.108.0.99 (thảo luận) 12:10, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)116.108.0.99 (thảo luận) 12:14, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sửa chữa

Hôm nay tôi có sửa chữa một số câu đã có trước trong bài viết, như:

  • Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán hay ngấm ngầm tẩy chay cả ở tại Việt Namhải ngoại.. Viết lại cho rõ nghĩa, vì ở hải ngoại không ai có quyền cấm hát nhạc TCS (và cũng chưa hề có), chỉ có tẩy chay (nếu có) mà cũng chỉ là số ít người tẩy chay (đây là bình thường, như ở VN bây giờ cũng đâu phải ai cũng thích nhạc TCS), vì rất nhiều nhạc phẩm của TCS vẫn được hát rộng rãi và liên tục tại hải ngoại.
  • Nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, điều này cần chú thích hoặc ghi lại để tránh hiểu lầm, vì trong 1 DVD nào đó (hình như là Diễm Xưa) TCS có nói ông sáng tác trên 600 bài, nhưng nên ghi rõ là theo nhạc sĩ cho biết. Vì số lượng 600 bài này ngoài TCS có lẽ không ai biết, không ai nghe hoặc thấy dù chỉ là tựa đề. Số tựa đề nhạc TCS phổ biến và được biết hiện nay vào khoảng 250 bài.
  • Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành nhiều tác phẩm của ôngNhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Xin cho dẫn chứng 1 văn bản hoặc lệnh cấm nào cụ thể, hoặc từ 1 nguồn uy tín và trung lập nào. Vì các băng nhạc phản chiến (bộ 6 cuốn Hát Cho Quê Hương VN của Khánh Ly) vẫn được phát hành rộng rãi tại miền Nam trước 1975, không hề bị cấm và thâu hồi, dù là có nhiều bài hát có ngôn từ mạnh, ngụ ý phản đối chính quyền lúc đó, như: Chính chúng ta phải nói hòa bình, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống... Nguồn từ gia đình TCS cũng chưa đủ uy tín, vì có lần Trịnh Vĩnh Trinh phát biểu trên 1 bài báo tại VN (để tôi tìm lại), là trước 1975, nhạc TCS không được phát hành chính thức mà chỉ có quay roneo lưu hành nội bộ. Điều này sai, vì các NXB Khai Hóa, An Tiêm vẫn in tập nhạc TCS rất đẹp và bán số lượng lớn. Nếu không có nguồn trung lập khẳng định điều này, đề nghị xóa sau 2 tuần hoặc ghi rõ là theo lời kể của ai. Nói thêm: Bản thân TCS cũng chưa từng bị khó dễ, mời lên làm việc vì những bản nhạc của ông hoặc vì những lần ông đi hát, ngoại trừ vì lý do ông trốn lính.
  • Phim (Đất khổ) hoàn tất năm 1974, nhưng không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến”. Nhiều người sau này cho là phim bị cấm chiếu, nhưng thật ra không có nguồn uy tín và trung lập khẳng định điều này, ngoài việc ghi nhận phim chỉ được chiếu cho công chúng miền Nam 2 lần [1]. Lý do không chiếu nữa thì không ai rõ mà chỉ phỏng đoán (biết đâu là vì doanh thu thấp ?).

89.61.240.126 (thảo luận) 20:05, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

"hiện nay người ta biết đến nhạc ông khoảng" bao nhiêu bài thì không cần phải ghi vô, vì con số đó chắc chắn là không thể tin. Về việc ông sáng tác được bao nhiêu bài thì quan trọng hơn và có 1 số dẫn chứng. Xiaoao (thảo luận) 20:43, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thảo luận thêm

Theo như tìm hiểu của tôi thì ông Trịnh Công Sơn chỉ tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Trường Sư phạm Quy Nhơn (1962-1964). Ngoài ra, bạn nào có thể tìm nguồn dẫn từ một quyển sách của nguyễn Đắc Xuân viết về ông (lâu quá tôi không nhớ tên cụ thể của cuốn sách). Trong đó làm rõ một số vấn đề còn tranh cãi về tiểu sử của ông, thậm chí những điều có thể coi là giai thoại, cũng là lẽ thường đối với một người quá nổi tiếng. Nhân đây tôi cũng đề nghị Ban Quản trị trang này nên xem lại một số ý kiến có phần chính trị hóa, thậm chí gán ghép thô thiển về việc ông Trịnh Công Sơn bị "cải tạo" (?!) Trịnh Duy Khoa 05:30, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)bokuradov

Bỉ mị

"Nhạc phản chiến... không hề yếu đuối, bỉ mị." Bỉ mị nghĩa là gì? Khác với ủy mị ntn? 123.30.12.93 (thảo luận) 00:19, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thông tin chính về tuổi trẻ của Trịnh.

Tôi có mấy cuốn sách về Trịnh nbưng không có quyển nào đề cập cụ thể đến giai đoạn này, có ai biết cụ thể về giai đoạn này không?--Павел Корчагин (thảo luận) 04:08, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phần nhận xét

Tại mục này, cái "bệnh" của các thành viên Wikipedia lại được dịp phát tác. Mỗi người "đóng góp" bằng cách quăng một nhận xét của ai đó có nguồn vào, bất kể nó có tương xứng với đề mục hay không, bất kể người nói có tầm quan trọng đến mức nào, không thèm để ý xem mình đang "trích dẫn" hay là "sao chép toàn bộ". Tôi bỏ ra các mục sau ra khỏi bài:

  • của ông Phạm Duy, cái này đủ để gọi là vi phạm bản quyền khi chép gần hết bài viết vào Wikipedia.
  • của ông người Anh/Mỹ nào đó, tôi không biết ông là nhạc sĩ hay nhà nghiên cứu âm nhạc nào. Nếu chỉ là người hâm mộ phát biểu về Trịnh Công Sơn thì phải nói là vô số.
  • tương tự đối với ông Đoàn Quang Anh Khanh nào đấy

Tôi nói rõ quan điểm của mình là tôi không xóa bỏ hay muốn bảo thủ nội dung gì hết. Tôi chỉ mong ai đó đủ công tâm để lựa chọn cái gì tốt nhất, đẹp nhất vào bài. Trong khi chờ đợi điều đó, tôi phải ẩn nó đi để giữ chất lượng chung của bài viết. Tân (thảo luận) 17:26, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ca sĩ trình bày thành công

Tôi đề nghị thêm Tuấn Ngọc và Hồng Nhung vào mục những ca sĩ thể hiện thành công nhạc Trịnh?

Tại sao không ghi chú NS Trịnh Công Sơn là người Việt gốc Hoa, và thêm tên của ông vào nhóm phân loại "Người Việt gốc Hoa"?

Thiết nghĩ, ông Trịnh Công Sơn có quê gốc làng Minh Hương ở Huế (nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế) thế nên tại sao không mở ngoặc đơn là người gốc Hoa và bổ sung thêm link về Người Việt Hoa. Mình có đọc ở một trang nghe bảo là theo nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đắc Xuân ở Huế, ông Trịnh Công Sơn cũng có tổ tiên là gốc Hoa đấy. Làng Minh Hương ở Huế xuất hiện vào giữa thế kỷ 17, truớc kia là nơi sinh sống của một bộ phận người Hoa di cư từ các tỉnh nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Quỳnh Châu, Triều Châu, Quảng Châu vào đàng trong (khoẳng 50,000 người). Năm 1962, làng Minh Hương sát nhập với làng Thanh Hà (một làng khác ở xã Hương Vinh) tạo thành làng Minh Thanh. Bạn có thể tham khảo tại đây. http://gactholoc.net/c6/t6-2/b14/nhac-si-trinh-cong-son-voi-que-quan-toi-xua.html

Tiểu sử

Tiểu sử của Trịnh Công Sơn còn sơ sài. Mong các bạn phát triển phần này. Mucrime (thảo luận) 04:15, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nối vòng tay lớn chưa được công bố trước 1975?

Bài hát này mình đã từng nghe trong cassette coi như đã được phát hành ở Việt Nam. Trong các sinh hoạt cộng đồng, thanh thiếu niên trẻ ở miền Nam Việt Nam trước 1975 người ta luôn hát bài này. So ra người ta còn thuộc nó hơn là quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, vì nó có thể được hát lập đi lập lại nhiều lần. Chỉ cần hỏi một người lớn tuổi có sinh hoạt cộng đồng hồi trẻ ở Sài Gòn là biết. Bởi vì Miền Nam không phải là một nước độc tài toàn trị như ở Bắc Việt. Cho bài hát chưa được công bố trước 1975 là một tuyên truyền láo khoét, bóp méo sự thật. DanGong (thảo luận) 09:06, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Mời bạn dẫn nguồn chứ ko thể nói suông thế đươcRumonia (thảo luận) 09:10, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Nguồn đưa vào mình cho là chỉ với mục đích tuyên truyền. Mình là chứng nhân sống ở đây. Mà không chỉ một người. Cả 100 ngàn người có thể chứng minh đây là tuyên truyền láo khoét. DanGong (thảo luận) 09:15, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Nhờ các bạn ở miền Nam hỏi thăm người lớn tuổi, rồi vào cho ý kiến. Không thể để những bài viết bóp méo sự thật lan tràn khắp Wikipedia. DanGong (thảo luận) 09:19, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bạn cho thế nào là chuyện của bạn, vấn đề là hiện bạn chưa có căn cứ nào để chứng minh cho cái "100 ngàn người" của bạn được. Nếu bài hát thực sự được nhiều người biết đến từ trước 1975 thì chắc chắn có nhiều nguồn sách báo nói về điều đó, còn nếu không có thì tức là điều bạn nói là vô căn cứ. Đề nghị dẫn nguồn theo đúng quy định ở đâyRumonia (thảo luận) 09:20, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Theo luật thì BQV có quyền đòi đưa 2 nguồn đáng tin cậy mới cho đăng, để tránh việc bóp méo sự thật lan tràn. Đang thông báo chờ giải quyết. Mấy vụ rõ ràng như vầy họ còn bóp méo, huống hồ gì những vụ khác. DanGong (thảo luận) 09:39, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
[2] [3] [4] [5] dễ kiếm mà :)??-- ✠ Tân-Vương  10:00, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chuyện chẳng có gì phải ầm ĩ. Các bạn đều là cây đa cây đề của Wiki Việt vậy mà không giải quyết nổi chuyện nhỏ này sao ? Rondano (thảo luận) 10:05, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Link đầu bạn  ✠ Tân-Vương  đưa lên cho thấy sự bóp méo này: "Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại Nối vòng tay lớn dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày 24 và 25/4/1970.". Cảm ơn bạn. DanGong (thảo luận) 10:21, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Vậy là đã có nguồn ghi là nó được công bố từ trước 1975, tôi công nhận, nhưng nguồn cũng chỉ nói bài này "được hát tại trại Nối vòng tay lớn trong ngày 24 và 25/4/1970" mà thôi, không thấy nói nó được phổ biến rộng rãi ở những nơi khác hoặc được thu âm bán rộng rãi. Nguồn thế nào chỉ nên viết đúng như thếRumonia (thảo luận) 11:05, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bạn Rumonia làm ơn đừng đi lạc đề, bút chiến trong bài chỉ hoàn toàn về việc có được công bố trước 1975 hay không. Việc có phổ biến rộng rãi hay không là ý kiến cá nhân của mình ở đây, không quan trọng có được đưa vào bài hay không? Cho nên không cần thảo luận trong cuộc bút chiến này. DanGong (thảo luận) 11:11, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Theo hiểu biết của tôi, thì bài Nối vòng tay lớn được phổ biến trong miền Nam trước năm 1975. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:55, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bài Nối Vòng Tay Lớn được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1968, in lầu đầu trong tuyển tập nhạc Kinh Việt Nam do nxb Nhân Bản phát hành năm 1968 và do Khánh Ly thâu âm lần đầu trong băng nhạc Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1 phát hành năm 1969. Tập nhạc và băng nhạc này đều phát hành công khai và phổ biến, đều dễ dàng tìm được hình chụp hình bìa trên mạng. Ca khúc này cũng nằm trong danh sách nhạc được phép phổ biến trở lại tại VN từ năm 2017, theo danh sách của Cục Nghệ thuật Biểu diễn [6][7].Langtucodoc (thảo luận) 13:19, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bìa dĩa hát Hát Cho Quê Hương Việt Nam có thể xem tại đây. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:14, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bài hát của Trịnh Công Sơn có quá nhiều bản tiếng Anh ?

Phần danh sách bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đa phần các bài đều có chú thích tên tiếng Anh. Không hiểu đây cũng là tựa cho bản tiếng Anh của bài này hay chỉ là ngẫu hứng của ai đó muốn dịch tựa qua tiếng Anh ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:27, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời