Bước tới nội dung

Thảo luận:Trận Leningrad

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Sửa đổi, bổ sung

Cờ

[sửa mã nguồn]

Thật kì lạ, nhìn cái tb đầu trang bên enwiki thấy đâu có giống với các nước tham chiến bên mình, đâu có TBN? --minhhuy*=talk-butions 11:38, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, Mình copy sang nên không để ý. Quân Tây Ban Nha chiến đấu trong đội hình quân Đức và trang bị, trang phục như Đức Quốc xã luôn, IP 207.233.67.8 đã sửa lại và giải thích ở tóm tắt sửa đổi. --Двина-C75MT 06:09, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thương vong

[sửa mã nguồn]

Sao đoạn đầu bài nói đây là trận thương vong cao thứ hai trong chiến tranh thế giới 2?. [cần dẫn nguồn] Trong khi bên en:wiki nói đây là trận thương vong cao thứ 3 và có dẫn nguồn rõ ràng là sau trận berlin và trận stalingrad Llevanloc (thảo luận) 06:39, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bên en: không tính đến dân thường chết trận. Họ chỉ tính quân nhân. Đièu đặc biệt của trận Leningrad là ở chỗ 1,4 triệu dân chưa đuợc đi sơ tán không biết tìm chỗ nào để trốn, và họ trở thành người líh trên mặt trận (một cách bát đắc dĩ). Trong khi đó, mỗi người dân Leningrad còn kẹt lại thực sự trở thành chiến binh (trừ người già và trẻ em). Họ tham gia tất tàn tật, cứu hoả, cứu thương, cứu sập, vận tải quân sự... Vì thế nên người Nga coi trận này còn có số thương vong cao hơn cả trận Berlin. Vì trên thực tế, trong trận Berlin, chỉ có ngừoi dân nào được động viên mặc áo lính mới chiến đấu, Còn ở Nga, không cần mặc áo lính, họ vẫn chiến đấu. Ở Nga và cả khắp chấu Âu, có cuộc chiến tranh du kích chống Đức Quốc xã, còn chiến tranh du kích chống Nga, Anh, Mỹ thì hầu như không có. --Двина-C75MT 16:07, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Nói gì thì nói nhưng vẫn cần dẫn nguồn giống en:wiki vậy Llevanloc (thảo luận) 08:59, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa lại: "là một trong các trận đánh có tỷ lệ tử vong cao trong chiến tranh thế giới thứ hai". --Двина-C75MT 13:21, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thế nào mà thương vong trong bảng với trong bài khác hẳn nhau vậy nhỉ. MÀ làm sao Hồng quân bị ốm hoặc bị thương tới 2 triệu rưỡi như trong bảng?Saruman (thảo luận) 12:42, ngày 22 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có lẽ khi khởi tạo bài này, những người tạo bảng thông tin chiến tranh và viết phần kết quả chưa tiếp xúc được với nhiều thông tin được giải mã sau chiến tranh mà một số nguồn đã công bố sau năm 1995. Theo nguồn nàynguồn này thì tại khu vực Leningrad có một số chiến dịch lớn với thương vong của quân đội Liên Xô như sau:

1- Chiến dịch phòng thủ chiến lược Leningrad từ 10-7 đến 30-9-1941:
- Quân số tham gia: 517.000 người:
- Hy sinh: 214.078
- Bị thương: 130.848
- Cộng: 344.926
2- Chiến dịch "Tia lửa" phá vỡ một phần vòng phong tỏa Leningrad từ 12 đến 30-1-1943:
- Quân số tham gia: 302.800 người:
- Hy sinh: 33.940
- Bị thương: 81.142
- Cộng: 115.082
3- Chiến dịch tấn công chiến lược Leningrad-Novgorod từ 4-1 đến 1-3-1944:
- Quân số tham gia: 822.100 người:
- Hy sinh: 76.686
- Bị thương: 237.267
- Cộng: 313.953

Ngoài ra, theo nguồn này thì tại một chiến dịch không nằm trong khuôn khổ các hoạt động chiến lược tại mặt trận Leningrad, thương vong như sau:

Chiến dịch phòng thủ Tikhvil do các TĐQ 4, 52 (độc lập) và 54 (PDQ Leningrad) tiến hành từ 16-10 đến 18-11-1941:
- Quân số tham gia: 135.700 người:
- Hy sinh: 22.743
- Bị thương: 17.846
- Cộng: 40.589

Tuy nhiên, do bài "Trận Leningrad" trước đó được viết dựa trên khung bài: "Cuộc phong tỏa Leningrad" tính thời gian từ 8-9-1941 (ngày quân Đức bắt đầu tấn công đến eo đất (cổ chai) Slissenburg) cho đến trước chiến dịch tấn công Leningrad-Novgorod nên thương vong trong chiến dịch này không tính vào thời gian phòng thủ và bị phong tỏa. Thương vong trong chiến dịch "Tia Lửa" cũng bị bỏ qua. Trong quá trình "chỉnh đốn" lại loạt bài thuộc cụm bài về khu vực mặt trận Tây Bắc Liên Xô trong CTTG II, các tác giả sẽ viết các bài con và điều chỉnh lại bài này. --Двина-C75MT 02:32, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Sửa đổi, bổ sung

[sửa mã nguồn]

Để thống nhất các giai đoạn lịch sử rong diễn biến Chiến tranh Xô-Đức trên hướng Leningrad, tôi chuyển sang đây các trận phản công Sinyavino lần thứ nhất và lần thứ hai, Chiến dich phòng ngự Tikhvil, Chiến dịch phản công Tikhvil và Chiến dịch bao vây Demyansk. --Двина-C75MT 11:43, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời