Bước tới nội dung

Thảo luận:Trận Kiev (1941)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Thắc mắc
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Nguồn, tính trung lập và tính bách khoa

[sửa mã nguồn]

Bài viết hiện không có nguòn tham khảo. Văn phong không chuyên môn, thường xen những đoạn, cụm tính từ cảm thán, dẫn đến tính trung lập yếu. Tôi bắt đầu sửa bài để có thế nâng chất lượng lên ít nhất là loại A. --Двина-C75MT 10:44, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đoạn không nguồn trong bài

[sửa mã nguồn]

"Tại Ukraina trước chiến tranh, nếu so sánh lực lượng một cách tổng thể quân số hai bên tương đương. Về vũ khí Hồng quân áp đảo cả về số lượng xe tăng, pháo binh, máy bay. Nhưng các lực lượng Xô Viết biên chế xé lẻ đóng rải rác cách xa nhau hàng trăm kilômét. Và do những yếu kém về hậu cần, chỉ huy và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Liên Xô, trong những ngày đầu chiến tranh Hồng quân đã không tận dụng được ưu thế số lượng. Trong các trận đánh quân Đức luôn tạo được ưu thế áp đảo.

Ngay những ngày đầu chiến tranh trong các trận đánh biên giới từ 22 tháng 6 đến 3 tháng 7 tập đoàn quân xe tăng số 1 của Ewald von Kleist và tập đoàn quân số 6 của Đức với lực lượng áp đảo đối phương đánh vào tuyến ngăn cách của hai tập đoàn quân Xô Viết số 5 và số 6 theo hướng Lusk (Луцк) – Rovno (Ровно) – Zhitomir (Житомир) – Kiev. Hệ thống phòng ngự biên giới của Hồng quân bị chọc thủng rộng đến 50 km và tập đoàn quân xe tăng Đức xuyên phá vào lỗ thủng này. Theo lệnh của Bộ tổng tư lệnh tối cao Xô Viết trong các ngày từ 23 đến 29 tháng 6 Phương diện quân Tây Nam tổ chức cuộc phản công bằng 6 quân đoàn xe tăng đó là trận đấu xe tăng lớn tại khu vực Dubno (Дубно), Lusk và Rovno. Mặc dù lực lượng xe tăng của Hồng quân tại Ukraina nhiều hơn xe tăng Đức, và Hồng quân có nhiều xe tăng loại tốt như T-34KV nhưng do chiến tranh nổ ra bất ngờ các đơn vị đang bố trí rải rác cách xa chiến trường nên khi được lệnh phản công các đơn vị này không thể đợi các đơn vị phối thuộc, phải di chuyển rất xa từ 200 đến 400 km, chịu các đòn oanh tạc rất ác liệt của không quân Đức đang khống chế tuyệt đối bầu trời nên đã tổn thất lớn và khi bước vào chiến đấu thì rời rạc không thể phối hợp có hiệu lực. Tuy nhiên cuộc phản công này đã làm chậm lại mũi tấn công của tập đoàn quân xe tăng của von Kleist về phía Kiev."

Quân Đức định chiếm thành phố trên đường hành tiến. Tại đây quân Đức đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của tập đoàn quân số 37 Hồng quân của thiếu tướng Andrei Andreyevich Vlasov[1] (Андрей Андреевич Власов) bảo vệ trung tâm phòng ngự Kiev và đặc biệt là các cuộc phản công rất quyết liệt của tập đoàn quân số 5 Xô Viết dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Mikhail Ivanovich Potapov[2] (Михаил Иванович Потапов). Trận đánh tại phía Tây và Tây Bắc Kiev kéo dài hơn nửa tháng giam chân hơn 10 sư đoàn của tập đoàn quân xe tăng Kleist và của tập đoàn quân số 6 Đức, cuối cùng hai tập đoàn quân Đức phải chuyển sang phòng ngự bỏ ý định đánh chiếm Kiev trong hành tiến và dừng bước tại tuyến Fastov (Фастов) – Belaya tserkov (Белая церковь).

Trong những ngày cuối tháng 7 năm 1941, đã xảy ra đột biến tại mặt trận Kiev. Sau khi gặp kháng cự rất mạnh tại phía Tây và Tây Bắc Kiev, cụm tập đoàn quân Nam của Đức bố trí lại lực lượng chuyển hướng tấn công xuống phía Nam Kiev. Tập đoàn quân số 6 Đức cùng tập đoàn quân xe tăng số 1 quay hướng tấn công theo hướng Đông Nam, đồng thời tập đoàn quân số 17 Đức tấn công mãnh liệt chọc thủng phòng tuyến Xô Viết tại khoảng giữa hai con sông Nam Bugsông Dnestr. Các tập đoàn quân số 6 và số 12 của Liên Xô bị bao bọc từ hai cánh. Lúc này lãnh đạo Phương diện quân Tây Nam và Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã chậm chạp trong việc quyết định cho hai tập đoàn quân này bỏ tuyến phòng thủ để rút lui nên đến ngày 3 tháng 8 quân Đức đã hoàn thành hợp vây được hai tập đoàn quân số 6 và 12 Xô Viết tại khu vực Uman (Умань) – Pervomaisk (Первомайск) và đến ngày 13 tháng 8 kháng cự cuối cùng của khối quân bị vây đã chấm dứt hoàn toàn. Đây là đòn nặng làm cho tình thế của Phương diện quân Tây Nam đã trở nên rất nguy hiểm.

Đáng lẽ ra đến lúc này quân đội Xô Viết phải bỏ Kiev để còn kịp rút lui bảo toàn lực lượng nhưng cơ hội này đã bị bỏ lỡ.

Được đem sang đây để chỉnh lý và tái sử dụng. --Двина-C75MT 09:18, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Ảnh

[sửa mã nguồn]
Tập tin:Ww2-84.jpg
Thảm họa của Hồng quân tại Smolensk, 300.000 tù binh và 3.000 xe tăng bị phá hủy

Ảnh này theo thuyết minh là của Trận Smolensk 1941, không phải của Trận Kiev (1941) --Двина-C75MT 09:22, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Thiếu tướng Liên Xô đã tỏ rõ năng lực trong trận phòng thủ Kiev và sau này trong phòng thủ Moskva. Sau đó được thăng cấp lên trung tướng và được giao chỉ huy tập đoàn quân xung kích số 2 của Liên Xô tại mặt trận Leningrad – Volkhov. Khi tập đoàn quân này rơi vào vòng vây, tư lệnh Vlasov bị bắt đã hợp tác với quân Đức và thành lập Quân đội Giải phóng Nga chiến đấu chống lại Liên Xô, đội quân này lấy quân từ các tù binh Xô Viết bị Đức bắt. Quân lính của Quân đội giải phóng Nga thường chiến đấu quyết tử đến chết vì không thể còn cơ may sống sót khi bị Hồng quân bắt sống. Sau chiến tranh đội quân này đầu hàng quân Anh, Vlasov và các chỉ huy quân đội giải phóng Nga bị trao trả cho Liên Xô và bị tòa án quân sự Liên Xô xử tử.
  2. ^ Thiếu tướng tư lệnh tập đoàn quân số 5 của Liên Xô, đã chỉ huy xuất sắc phòng thủ Kiev. Trong trận Kiev tập đoàn quân này chịu chung số phận với Phương diện quân Tây Nam bị bao vây và tiêu diệt. M. I. Potapov bị bắt làm tù binh. Đây có lẽ là trường hợp duy nhất: ngay khi chiến tranh kết thúc Stalin còn cầm quyền đã đày ải và trừng trị những người rơi vào tay đối phương nhất là sỹ quan thì M. I. Potapov được tôn vinh và được giao nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị quân đội.

Thắc mắc

[sửa mã nguồn]

Các bác cho hỏi mấy con sông Dniestr, Dniestr trong bài có phải là sông Dniepr không?Volga (thảo luận) 04:08, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

RE: Đây là hai con sông khác nhau:

  • Sông Dniestr bắt nguồn từ ngã ba biên giới Ukraina, Slovakia và Ba Lan phía Đông Bắc dãy núi Karpat, chảy qua thành phố Ivano Frankovsk, dọc theo biên giới giữa Moldova và Ukraina, đổ ra Biển Đen ở Tây Nam thành phố Odessa. Trước năm 1940, đây là đường biên giới tự nhiên giữa Liên Xô và Romania. Ngày nay, nó là đường biên giới tự nhiên giữa Ukraina và Moldova.
  • Sông Dniepr bắt nguồn từ vùng đất cao Smolensk, có bốn chi lưu lớn là sông Pripiat (bắt nguồn từ vùng đầm lầy Pripiat), sông Berezina bắt nguồn từ phía Đông thành phố Minsk, sông Sozh bắt nguồn từ phía Nam Smolensk, sông Desna bắt nguồn từ phía Đông Smolensk đổ vào sống Dniepr tại Kiev. Trong lãnh thổ Ukraina sông Dniev chảy qua các thành phố Kiev, Cherkasy, Dnieproptrovsk, Zaporoze và đổ ra Biển Đen gần thành phố Kherson.

Bạn có thể biết đến hai con sông Dniestr và Dniepr trên bản đồ này --Двина-C75MT 04:43, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời