Bước tới nội dung

Thảo luận:Trận Bình Giã

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Xiaominhting trong đề tài Sự tham gia của quân đội Bắc Việt

sách giáo khoa lịch sử lớp 12 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo xuất bản năm 2008 có ghi :

"Ngày 2/12/1964, Quân đội giải phóng mở trận tiến công vào ấp Bình Giã (Bà Rịa).Trong hơn 1 tháng , Quân đội giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 địch..."

Mình thấy nó mâu thuẫn với bài viết( về ngày tháng và địa danh)! Xin các bạn giải thích cho mình!

Tcs2711 (thảo luận) 11:17, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình muốn sửa đổi cái thương vong bên phía QGP vì số lượng bị chết đó là quá nhỏ nếu xem xét diễn biến từ đầu cuộc chiến từ lúc họ đánh làng Bình Giã cho đến khi phục kích tiểu đoàn TQLC. Con số 32 là số xác được tìm thấy ngoài mặt trận khi các đơn vị tăng phái của QLVNCH đến, và QGP đã rút đi. Có thể họ đã mang theo nhiều xác binh sĩ đi cùng. Do đó tôi đề nghị sửa lại thành "Không thể xác định, ít nhất 32 người".

Chiến dịch và Trận đánh

[sửa mã nguồn]

Bình Giã trước nay vẫn thường được gọi tên là một chiến dịch với quy mô Trung đoàn. Trong các tài liệu có nói Bộ Chỉ huy Chiến dịch có: Trần Đình Xu, Lê Văn Tưởng, Nguyễn Hoà, Nguyễn Văn Bứa, Lê Xuân Lựu. Không thấy có tên của Dương Văn Nhứt. Liệu có nhầm lẫn giữa Chiến dịch và Trận đánh không, vì trận đánh có thể chỉ là 1 phần của Chiến dịch. Hiếu Vũ (Thảo luận) 15:13, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời


Bình Giã là trận mang tính chiến lược. Quân Giải Phóng muốn thử sức tác chiến chiến tranh quy ước với quân dù VNCH. Sau không thấy nói đến điểm quan trọng nhất đó. Bình Giã chứng minh các kế hoạch của Mỷ tứ 1960 - 1964 đã thất bại hoàn toàn. Trận Bình Giã làm cho Mỷ buộc phải thay đổi chánh sách, thay đổi chiến lược. Nghĩa là không còn dùng người Việt đánh người Việt nửa. mà phải đưa quân Mỷ vào VN. Nếu không đưa quân Mỷ vào thì chính quyền Sài Gòn sẻ mất. ( thành viên : Ngô Thị Sen )

Sự tham gia của quân đội Bắc Việt

[sửa mã nguồn]

Mình đưa cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào cho thấy có sự tham chiến của quân đội Bắc Việt (dựa vào Wiki tiếng Anh với những chú thích rõ ràng). Bạn Minhnga3659 đã xóa với lý do: "Trận này QDNDVN không tham gia, bắc việt chỉ tham chiến từ sau 68." Cho nên mình mở ra mục này để tranh luận. Sẽ dịch ra những đoạn bên tiếng Anh để làm rõ vấn đề. Mời các bạn vào thảo luận. DanGong (thảo luận) 11:59, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguồn của Mỹ thường nhầm lẫn là quân chính quy là quân miền Bắc còn du kích của của QGP nhưng trên thực tế không phải vậy, QGP có đến hơn 10 sư đoàn chính quy tại miền Nam. Thực sự là chỉ sau 68, do lực lượng người miền Nam hao hụt vì Tổng tấn công nên miền Bắc mới đẩy mạnh chuyển người vào Nam. Như trong bài quân Giải phóng miền nam Việt Nam thì những người người vào Nam gia nhập QGP chứ có gia nhập QDND đâu.Minhnga3659 (thảo luận) 03:07, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong bài Lê Trọng Tấn, từ năm 1964, ông này là Tư lệnh QGP nên phải đổi cờ trong phần đề mục.Xiaominhting (thảo luận) 03:34, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thảo luận về quân số trận Bình Giã

[sửa mã nguồn]

Quân số trận Bình Giã ít nhất cũng 2000 người tham gia nổ súng, có thể hơn. Về phía QGP: lực lượng chủ lực là Trung đoàn bộ binh 1 quy mô 1500 quân; 2 tiểu đoàn chủ lực khu 7 thời gian đó vừa được chính quy hóa, bung rộng hoạt động nên quân số cũng phải ngót 700-800 quân, nếu đọc theo hồi ký tướng Nguyễn Nam Hưng thì ước tính số quân của 2 tiểu đoàn này tham gia tấn công là ~500 người. 2 tiểu đoàn 186, 445 phục vụ chiến dịch cộng lại tầm 500 quân, số quân tham chiến trực tiếp không đáng kể nên bỏ qua cũng được.

Về các thông tin của QGP tuyên bố theo kiểu "loại khỏi vòng chiến" thiết nghĩ nên bỏ ra khỏi bài, vì họ gộp chung cả số tù binh, số thương vong "ước tính" lẫn số quân bị tước vũ khí, số quân tan rã... mới ra con số cao ngút ngàn như thế, quá cao so với số liệu thật của QLVNCH. Trận nào QGP cũng tuyên truyền "loại khỏi vòng chiến" toàn những con số gấp nhiều lần thương vong thực tế của đối phương.