Bước tới nội dung

Thảo luận:Trường ca Sông Lô

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Thua trận

Lời nhạc

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ không nên đưa nội dung của bài hát vào đây, nó đã chiếm hết trên nữa bài viết rồi. Nguyễn Hữu Dng 17:56, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chẳng sao cả. Nếu không đưa lời vào thì thật thiếu sót.--Docteur Rieux 18:00, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy trang liên kết đã có nhạc và lời. Nếu để ở đây tôi e có vấn đề bản quyền. Nguyễn Hữu Dng 18:03, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Dụng. Để nguyên văn bài hát vào đây là vi phạm bản quyền. Phan Ba 19:20, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy thì để một đoạn có vi phạm bản quyền không? Nếu nói về một bài hát mà không có vài câu, nói về một tập thơ mà không có câu thơ nào, tôi thấy trụi thùi lụi thế nào ấy.(Tmct 20:52, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi thấy chúng ta vẫn thường đưa cả bài thơ lên Wiki, việc này so với đưa lời nhạc thì còn nghiệm trọng hơn nhiều. Về vấn đề bản quyền chắc cũng phức tạp, người ta thường nói đến việc vi phạm khi sử dụng bài hát để ghi âm hay biểu diễn kiếm tiền... chứ đưa lời lên internet thì tôi chưa nghe thấy bao giờ.--Docteur Rieux 21:01, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trả lời Tmct: Trích một đoạn thì thuộc về quyền trích dẫn, được phép, không vi phạm bản quyền. Trả lời Docteur Rieux: Vấn đề đưa thơ lên Wiki này đã bàn thảo nhiều, ý của tôi là nếu đưa nguyên văn một bài thơ hay bài hát lên thì vẫn vi phạm quyền tác giả, trừ phi tác giả đã qua đời 50 năm (theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam 2005), trong Liên minh châu Âu là 70 năm, xem Quyền tác giả.
Trích Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam 2005: Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:...a) Tác phẩm văn học...d)Tác phẩm âm nhạc. Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao...b)Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
Việc sao chép chỉ cho phép ...nhằm mục đích nghiên cứu khoa học giảng dạy của cá nhân...để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Phan Ba 06:18, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhạc tiền chiến

[sửa mã nguồn]

Bài này nên ghi thể loại là nhạc tiền chiến, vì thời kỳ này nhạc Văn Cao chưa đỏ, ngoài ra trong lời bài hát còn phảng phất sự buồn bã, bâng khuâng, mà nhạc đỏ là thứ còn lại sau khi âm nhạc đã triệt tiêu cái buồn.

Quycuocthat 09:35, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét

[sửa mã nguồn]

Phần nhận xét của Trần Minh Phi, về nghĩa thì có rất nhiều "bóng tối", cho thấy nhạc sĩ trẻ này còn mù mờ lắm về nhạc sử. Còn những câu "Sự chuyển tiếp và liên kết trong các đoạn rất chặt chẽ, đầy cảm hứng. Giai điệu hào hùng mà trữ tình, khoẻ khoắn mà rất thơ, hoành tráng nhưng rất tinh tế." hoàn toàn sáo nên không để lại sự ấn tượng. Theo tôi nên xóa đoạn này.Quycuocthat 09:39, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đỉnh cao

[sửa mã nguồn]

Xin bổ sung nguồn dẫn đoạn viết sau: Trường ca Sông Lô được coi như một đỉnh cao của âm nhạc Văn Cao cũng như tân nhạc Việt Nam Lưu Ly 14:59, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế này được coi là dẫn chứng chưa? Nếu không thì [1] [2]--195.83.178.10 15:10, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chưa được, mỗi ông Phạm Duy nói vậy chứ ngoài ra có ai nói đâu? Lưu Ly 15:14, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

[sửa mã nguồn]

Cần nguồn tham khảo nói về đoạn này. Lưu Ly 15:16, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn tham khảo là blog này: Bài viết về "Trường ca Sông Lô" - nhà văn Hồ Tĩnh Tâm, có thể không đủ uy tín, nhưng hoàn cảnh chính ra đời của tác phẩm thì đúng vậy, các nguồn khác ở phần tham khảo trong bài đều có đề cập tới.--Ngokhong 06:37, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hoặc bạn tìm nguồn dẫn khác, hoặc những đoạn mà chỉ wiki và blog Hồ Tĩnh Tâm viết hoặc chỉ wiki và blog viết cần xoá.
Tôi ví dụ, trong đoạn đầu bài này trước đây viết "Trường ca Sông Lô được coi như một đỉnh cao của âm nhạc Văn Cao cũng như tân nhạc Việt Nam" thì ngay lập tức, một blog ăn theo ngay, nhưng thực ra, câu đó không đúng. Chính xác của câu đó là: "Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung", và đó chỉ là câu nói Phạm Duy mà thôi. Lưu Ly 13:16, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đừng nói tôi khắt khe, nhưng chú thích của bạn vẫn chưa làm tôi thoả mãn, nó gồm 2 ý nhỏ thôi:
  • Chi tiết: "Văn Cao được Tố Hữu điều lên Việt Bắc để..." và chi tiết:
  • "Trên đường đi kháng chiến, Văn Cao qua Thanh Ba, Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, rồi men theo dọc bờ sông Lô để tìm đường lên Chiến khu Việt Bắc"
Vì hai chi tiết này nói rất cụ thể, do đó nó cần có nguồn dẫn. Tương tự, những đoạn như là "người trực tiếp chỉ huy các trận đánh sông Lô, với biệt danh ông "Voi gầm", là sĩ quan pháo binh Doãn Tuế..." cũng cần chú thích nguồn tham khảo về biệt danh voi gầm. Lưu Ly 16:13, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các chi tiết không có nguồn kiểm chứng được lược bỏ khỏi bài viết. Biệt danh Voi gầm, nếu tìm được nguồn xác tín thì được chuyển sang bài Doãn Tuế.--Ngokhong 02:02, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn Ngokhong.Lưu Ly 07:41, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cuộc kháng chiến ở miền Bắc đã xảy ra khoảng 10 tháng rồi(kể từ tối 19/12/1046),sao có thể gọi được bài này là tiền chiến? Nói tiền chiến là lấy chiến tranh làm mốc, đâu có lấy buồn hay vui? Và có ai bảo nhạc đỏ là nhạc đã triệt tiêu cái buồn? Tình yêu trai gái, cái buồn xa nhau, cái bâng khuâng...vẫn có đấy ở nhiều tác phẩm khác, chẳng qua là nó ít mà thôi, vì giai đoạn ấy người ta cần những bài khích lệ cái hào hùng, cái tình thần "ra đi không về", cái tinh thần "quyết tử" của thanh niên Thủ đô hơn...

sai lời

[sửa mã nguồn]

Bài Trường ca Sông Lô chép ở đây có 6 chỗ sai như sau: Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc (chứ không phải sông ngàn) Thu du: là tên một địa danh (chứ không phải ru ru..). Sông gầm âm vang tiếng trái phá (có thêm chữ gầm). Mùa xuân tới nước băng qua ngàn...(chứ không phải lùa..) ...xanh in bóng tre (chứ không phải ươm). Cuối, không có chữ lướt. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.226.192 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn. tôi đã chỉnh lại, trừ 2 chỗ google không thấy thuận là "tiếng trái phá" và "in bóng tre". Nếu bạn gửi giúp một trang web có uy tín với lời bài hát như vậy để kiểm chứng thì tốt quá. Tmct 13:46, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thua trận

[sửa mã nguồn]

Khi thua trận phải rút chạy quân Pháp đã cướp bóc, tàn phá và đốt trụi các làng xóm dọc hai bờ sông Lô.

Đúng là một đội quân không sợ chết, thua chạy mà vẫn còn đủ thời gian làm việc này. Lưu Ly (thảo luận) 09:45, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời