Bước tới nội dung

Thảo luận:Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học – Huế

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước bởi Minh.sweden trong đề tài Đường lên đỉnh Olympia
Dự án Du lịch Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Du lịch Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Du lịch Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Hồ Chí Minh

[sửa mã nguồn]

Có một thành viên vô danh đưa thêm một đoạn về lịch sử quốc học cho rằng Hồ Chí Minh là một học sinh ưu tú. Theo bài Hồ Chí Minh, ông đã bị đuổi học, thì làm sao mà gọi là "ưu tú" được? Nguyễn Hữu Dng 09:25, ngày 25 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi xóa "ưu tú" đi, quan điểm này chắc thuộc loại một chiều. Tôi cũng xóa câu sau vì google "Ngụy Du Côn" chẳng thấy gì. Lần đầu tiên tôi nghe thấy tên này.
Lúc học tại trường Quốc Học, Hồ Chí Minh lấy tên là Ngụy Du Côn nên được gọi là trò Côn.
Tmct 13:05, ngày 25 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xuân Diệu

[sửa mã nguồn]

Xuân Diệu học Trường Bưởi hay Quốc học? Cả hai bài đều nói ông là một cựu học sinh. NHD (thảo luận) 21:21, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xuân Diệu học 2 năm đầu của ban tú tài ở trường Bưởi, sau đó về Huế học nốt năm cuối. Nguồn. RBD (thảo luận) 22:42, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về cái nguồn của năm xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở sân trường Quốc Học:

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ cái năm 1989 là một cái thời điểm bất kỳ ai cũng nhớ và biết, trừ thế hệ 8X về sau này thôi. 1989 không phải là một cái mốc qúa xa ở thời quá khứ để khó kiểm chứng. Thực tế tôi đã có nhân chứng về khoảng thời gian trước và sau tháng 9 năm 1989 mà trường Quốc Học bắt đầu xây dựng tượng đài của Nguyễn Tất Thành nhưng liệu khi nói về người này chắc gì ai biết được vì người này cũng chỉ là một cựu học sinh của Quốc Học Huế - vào lớp 10 trong giai đoạn 1989 này. Cái con số này không cần phải dẫn nguồn. Chúng ta chỉ cần thu thập thông tin của một số cựu học sinh Quốc Học trước và sau giai đoạn 1989, kết hợp các thầy cô công tác lâu năm ở Quốc Học Huế là đủ chứng minh. Ctv (thảo luận) 06:47, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đường lên đỉnh Olympia

[sửa mã nguồn]

Tôi nhớ là trên Wiki có bảng thành tích của học sinh nhà trường trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mà nhỉ? Sao bây giờ ai xoá nó đi rồi? – AnhkietBin (thảo luận) 01:16, ngày 2 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Olympia chỉ là một chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam, không thể so sánh sự xuất sắc của một học sinh chiến thắng cuộc thi này với các học sinh đạt các thành tích khác của trường qua nhiều thế hệ. Thực tế là chưa nghe sự đóng góp nổi bật nào của các thí sinh này dù họ ở nước ngoài hay trong nước. Nếu đưa vào thì có thể đưa thêm các học sinh khác từng tham gia các chương trình truyền hình hay các sự kiện thu hút truyền thông khác chăng (thí dụ các cuộc thi hoa hậu?). Tương tự là danh sách học sinh đạt giải quốc tế, nhưng có thể giữ lại vì điều khác biệt là những người này đạt thành tích ở các cuộc thi "quốc tế", là một sự nổi bật đáng kể. – Minh.sweden (thảo luận) 03:26, ngày 21 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời