Thảo luận:Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
"Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội", hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ 26 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 2008. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc và giáng sao xuống bài viết tốt. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
"Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội", hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết tốt. Nhưng theo thời gian, một số thông tin trong bài đã lỗi thời hoặc tiêu chuẩn về bài viết tốt đã nâng cao nên Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội không đáp ứng yêu cầu mới. Do đó cộng đồng đã quyết định loại nó ra khỏi danh sách những bài viết tốt. Nếu có thể xin bạn giúp đỡ để đưa nó trở lại thành một bài viết tốt. |
Lượt xem trang hàng ngày của Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Trường Trung học phổ thông Quốc Gia Chu Văn An
[sửa mã nguồn]Tên chính của bài nên để tên hiện nay là Chu Văn An, tức là Trường trung học Chu Văn An (Hà Nội). Nguyễn Thanh Quang 16:25, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Ngoài ý trên ra, tôi thêm dòng định hướng nhỏ ... vì tên trường "Chu Văn An" có ở nhiều tỉnh (tên Bưởi cũng có thể bị lập lại ở đâu đó). LĐ
Dòng "Trường trung học Quốc gia Chu Văn An" nên sửa thành "Trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An", tên chính xác hơn. Casablanca1911 08:59, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Có nên viết tắt để tên bài gọn hơn như THPT chuyên Lê Hồng Phong (Tp. Hồ Chí Minh)?--Sparrow 11:27, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Tôi đã chuyển bài Danh sách thành một mục mới, bỏ đi những người chưa có mục từ ở wikipedia tiếng Việt.Rungbachduong 19:35, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Các thảo luận cũ về danh sách danh nhân của trường
[sửa mã nguồn]Các thảo luận cũ xem tại đây. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:01, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)
"Trường quốc lập học hiệu Chu Văn An"?
[sửa mã nguồn]Trong bài ghi là ông Phan Kế Toại đổi tên trường như trên. Đúng ra hiệu nghĩa là trường rồi (ví-dụ như danh-từ "hiệu-trưởng") nên tên trường không thể là "Trường quốc-lập học hiệu Chu Văn An" được, mà phải là 1) "Trường quốc lập Chu Văn An" (theo Việt-văn) hoặc 2) "Quốc lập học hiệu Chu Văn An" (theo Hán-văn). Duyệt-phố (thảo luận) 21:01, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Tôi bỏ chữ "trường" rồi. Tiếng Việt vẫn hay bị dùng lộn xộn thế, "sông Hồng Hà", "sông Trường Giang"....
- À mà "vua Hùng Vương" có thuộc dạng lộn xộn này không nhỉ? Tmct (thảo luận) 21:16, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Trường-hợp "sông Hồng-hà", "tỉnh Lai-châu", "xứ Nam-kỳ" hay "vua Hùng-Vương" thì hơi khác vì là danh-từ tên riêng chứ không phải là danh-từ chung như trong "trường/học-hiệu" mặc dù sông=hà, tỉnh=châu, xứ=kỳ, vua=vương. Thí-dụ này sẽ rõ hơn: "máy bay phi-cơ" Boeing, "xe lửa hỏa-xa" Xuyên-Việt đều là điệp-nghĩa. Đã là "máy bay/xe lửa" thì "phi-cơ/hỏa-xa" đâm thừa! Vả lại nếu muốn dùng làm tên riêng thì phải viết là "Trường Chu-Văn-An quốc-lập học-hiệu" thì mới thuận tai. Duyệt-phố (thảo luận) 22:48, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Giống như "Trường Đông-kinh Nghĩa-thục" thì đúng trong khi "Trường nghĩa-thục Đông-kinh" thì sai vì đảo lộn thứ-tự, ta không ra ta, tàu không ra tàu... Duyệt-phố (thảo luận) 23:00, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tên của trường Chu Văn An
[sửa mã nguồn]Bài viết này có yếu tố tương đối lạ là tên của trường: "trường trung học Quốc gia Chu Văn An". Tên này chắc chắn rất ít người biết. Tôi cũng chưa từng thấy tên này trong bất kì tài liệu chính thức nào của trường Chu Văn An. Hơn nữa, trường THPT Chu Văn An là một trường THPT thuộc quản lý của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chứ không thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sao lại là trường Quốc gia. Nếu danh hiệu "Quốc gia" được gắn vào tên trường vì quyết dịnh của thủ tướng Võ Văn Kiệt thì đây là sự áp đặt. Vì quyết định này chỉ đưa trường Chu Văn An vào danh sách được quan tâm đặc biệt để đầu tư chứ không nâng tầm nó lên cấp quốc gia. Bằng chứng cho việc này là tới nay, trường Chu Văn An vẫn không thể tuyển sinh học sinh không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (Trừ học sinh có giải đặc biệt, chính sách này thì rất nhiều trường có).
Vì những lý do trên, tôi đề nghị mọi thành viên cân nhắc và đưa ra các phản biện.Tran Quoc123 (thảo luận) 15:31, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Tên này thì mọi học sinh Chu Văn An đều biết (và mocking thường xuyên). Trường Chu Văn An đã xây xong KTX và bắt đầu cho học sinh ngoại tỉnh thi (chứ không tuyển) được vài năm nay rồi. RBD (thảo luận) 15:37, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Theo em được biết, Hai trường CVA và Ams tuyển sinh bằng cùng một kì thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, đăng kí qua cùng bộ hồ sơ. Hồ sơ năm nay của trường Ams vẫn chỉ cho học sinh tại Hà Nội và học sinh có giải cấp tỉnh nếu từ các tỉnh khác. Anh bạch dương có thể đưa ra bất cứ tài liệu nào chỉ định tên trường CVA là Trường THPT Quốc gia Chu Văn An ko? Hay bất cứ tài liệu chính thức nào của CVA có đủ dòng kia?Tran Quoc123 (thảo luận) 16:08, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Tình hình là anh không có em ạ, thôi để anh sửa luôn :). Còn Ams là trường chuyên của thành phố Hà Nội nên họ hạn chế thí sinh không phải Hà Nội là đương nhiên rồi. RBD (thảo luận) 17:20, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Theo em được biết, Hai trường CVA và Ams tuyển sinh bằng cùng một kì thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, đăng kí qua cùng bộ hồ sơ. Hồ sơ năm nay của trường Ams vẫn chỉ cho học sinh tại Hà Nội và học sinh có giải cấp tỉnh nếu từ các tỉnh khác. Anh bạch dương có thể đưa ra bất cứ tài liệu nào chỉ định tên trường CVA là Trường THPT Quốc gia Chu Văn An ko? Hay bất cứ tài liệu chính thức nào của CVA có đủ dòng kia?Tran Quoc123 (thảo luận) 16:08, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Trên website của trường vẫn còn để logo cũ. Và cái logo đó có dòng chữ ghi dòng chữ in hoa "TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA CHU VĂN AN." Để zoom kĩ hơn thì bạn có thể vào link này để xem. – ABAL1412 (thảo luận) 12:38, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)
Đổi tên
[sửa mã nguồn]Trường này lại mới đổi tên thành Trường Trung học Quốc gia Chu Văn An thì phải, xem trên trang chính và diễn đàn thì biết. Newone (thảo luận) 09:01, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)
- Thực ra tên đầy đủ của trường là Trường Trung học phổ thông công lập chất lượng cao thành phố Hà Nội Chuyên Chuẩn Chọn Trọng điểm quốc gia khu vực miền Bắc đạt chuẩn quốc tế, thành viên Cambridge mã số VN 283 một trăm mười hai năm truyền thống Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới huân chương lao động và độc lập hạng Nhất Bưởi - Chu Văn An, gọi tắt là trường Trung học Quốc gia Chu Văn An.-- Trịnh Xuân 07:36, ngày 18 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Cựu học sinh (tiếp)
[sửa mã nguồn]Lần trước bài bị xóa vì bài mẹ (trường) ngắn mà bài con (danh sách học sinh) dài ngoằn. Kỳ này có thể tạo lại bài mới dưới hình thức tách bài con (để làm bài mẹ đỡ dài) Mag nghĩ không có vấn đề gì (bầy giờ chờ thêm một ngày nữa nếu không ai phản đối thì ta cứ tách bài). Các học sinh, giáo viên nổi tiếng trong danh sách cũng cần một đoạn ngắn giới thiệu họ có thành tựu gì ví dụ: Dương Trung Quốc: nhà sử học, đại biểu quốc hội Việt Nam....{{cite}} thì hay hơn là danh sách không (bởi vì nó buộc người đọc lại phải xem bài con một lần nữa). Mag (thảo luận) 08:36, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Mạn phép tách ý của Mag đưa vào đây. Mag có chút nhầm lẫn ở đây, lần trước bài bị xóa là do tiêu chuẩn, chứ không phải do thiếu cân đối so với toàn bài (bài khi đó đã rất dài rồi, từ đó đến nay gần như không thay đổi nhiều). Tôi nghĩ nên chờ thêm một vài ý kiến khác nữa về việc tách bài rồi hẵng thực hiện, vì tôi không muốn lại sa vào một loạt những thảo luận và biểu quyết như lần trước nữa. Còn những thứ Mag đề cập về chua thêm thông tin cho cựu học sinh tôi đều đã từng thực hiện với cái bài Danh sách (đã bị xóa) kia, giờ đành thêm vào vậy... RBD (thảo luận) 11:32, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Coi như đây là lời đề nghị tách bài chính thức. Lý do: danh sách dài quá; không nhập với nguyên phần trên với lại để ở đây không viết thêm lời đề được (nếu viết trở nên giống "khoe"). Bài này đang đề cử FA nên tránh điều này. Mag (thảo luận) 13:08, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Danh sách
[sửa mã nguồn]Danh sách này tôi lấy từ phòng truyền thống của trường, nó chỉ có đến như thế (trơ khấc cái họ), tôi chịu không thể tìm được hơn (vì tài liệu khác về đề tài này cũng hiếm). RBD (thảo luận) 14:05, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Đành vậy. Quan trọng hơn: dẫn chứng nốt cho các phần Giai đoạn 1945 - 1954; Giai đoạn 1954 - 1986 (để cho sau này đỡ có người thắc mắc treo cái bản {{fact}} mà không có RBD lúc đó thì không biết hỏi ai). Mag (thảo luận) 14:28, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Intro
[sửa mã nguồn]Để cho xứng với lịch sử và đào tạo hoành tránh bên dưới. Mag mạn phép viết thêm một chút vào phần nhưng các học sinh thì gọi trường là
Intro mời mọi người xem qua:
Trường trung học phổ thông Chu Văn An (còn được gọi là trường Chu Văn An, trường Bưởi, trường Chu) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay trường Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Được người Pháp thành lập năm 1908 với song song tên chính thức Lycée du Protectorat và tên không chính thức trường Bưởi được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Mục đích ban đầu của người Pháp là đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ. Năm 1945, trường được chính thức được chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An và giữ cái tên đó từ đó cho tới nay. Sau năm 1946, vì hoàn cảnh chiến tranh, trường đã nhiều lần phải di chuyển đi nơi khác. Năm 1954, trường lại quay về nơi cũ cạnh bờ Hồ Tây và ở đó cho đến nay.
Là một trong những trường lớn của Đông Dương khi xưa và Việt Nam ngày nay; trường Bưởi - Chu Văn An là thành cái nôi đào tạo nhiều thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, nhiều người đã trở thành người nổi tiếng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện... Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi cũng có các giáo sư nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Sau 1945 cho tới hiện nay, trường tiếp tục là nơi đào tạo học sinh giỏi cho Hà Nội và đất nước với rất nhiều cựu học sinh đã và đang thành công trên lĩnh vực của mình. Hiện nay, trường Chu Văn An và trường Trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam là hai trường có hệ thống lớp chuyên của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với Quốc học Huế và chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh, trường đang được chính phủ đầu tư trong Dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm của Việt Nam.
Niên khóa 2005-2006, trường Chu Văn An có khoảng trên 2400 học sinh thuộc 3 khối 10, 11 và 12 và 135 giáo viên cùng với các nhân viên thuộc bộ phận phục vụ khác.
Mag (thảo luận) 04:36, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Tạm sửa một chút, phần đầu thì cũng không cần nêu thông tin cụ thể quá (vì số liệu thì đã có bảng tóm tắt):
Trường trung học phổ thông Chu Văn An (còn được gọi là trường Chu Văn An, trường Bưởi, trường Chu) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Được người Pháp thành lập năm 1908 với tên chính thức Trường Trung học Bảo hộ nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1954 và cố định ở đó đến hiện tại.
Là một trong các trường phổ thông có tiếng ở Đông Dương khi xưa và Việt Nam hiện nay, trường Bưởi - Chu Văn An là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, trong đó có các nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện... Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi - Chu Văn An cũng có những thầy giáo nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Hiện nay, trường Chu Văn An và trường Trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam là hai trường có hệ thống lớp chuyên của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với Quốc học Huế và chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh, trường đang được chính phủ đầu tư trong Dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm của Việt Nam.
RBD (thảo luận) 14:19, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
OK, có thể đem vào trong bài? Mag (thảo luận) 14:25, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Mag đồng ý, vậy tôi mang vào bài. RBD (thảo luận) 14:27, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Ref
[sửa mã nguồn]Anh RBR ơi, anh bổ sung cái ref 27 đi. Bấm vào nó ko ra kết quả gì cả.Tran Quoc123 (thảo luận) 12:06, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Có nên viết hoa chữ "trung" học tên chính
[sửa mã nguồn]Có nên đổi tên bài viết thành Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội)?Tran Quoc123 (thảo luận) 13:44, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Nếu không có trung học nổi tiếng khác trùng tên, tôi thấy bài này không cần (Hà Nội) nữa.--Paris (thảo luận) 12:52, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Mà các bài về trung học Việt Nam hiện nay tên không thống nhất. Một số bài bỏ chữ trường, một số khác viết hoa chữ Phổ thông. Không có có quy định chính tả nào về điều này không?--Paris (thảo luận) 12:57, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
truong Chu van An lay diem chuan de vao la bao nhieu
Bỏ chữ "trường"
[sửa mã nguồn]Tôi bỏ chữ "trường" trong tên bài các trường trung học vì đó không phải là tên riêng, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tào đều không sử dụng tên này trong cụm từ để nói về trường. GV (thảo luận) 07:37, ngày 13 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Tại sao có phần thi tuyển công chức?
[sửa mã nguồn]Không hiểu cái đó có liên quan gì đến chủ thể được nhắc đến không, để đó cứ như là giới thiệu việc làm vậy. Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:39, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)