Bước tới nội dung

Thảo luận:Trương Vĩnh Ký

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Bùi Sơn Ngọc trong đề tài Tên
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Không có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Trong bài này có đoạn:" Trương Vĩnh ký được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse là một trong 18 văn hào thế giới". Không lẽ thế giới chỉ có 18 văn hào. Tôi có đọc ở đâu đó thì ông là một trong mười tám nhà bác học của hậu bán thế kỷ 19. Thành viên nào biết rõ hơn hoặc có nguồn dẫn xin giúp với. Lê Thy 07:56, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguồn: [1], [2], [3]. Phan Ba 08:10, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bomt2 (thảo luận) 06:57, ngày 5 tháng 1 năm 2016 (UTC) Nguồn của bạn Phan Ba không còn nữa và không chính xác. Tôi đã kiểm chứng trên website online của http://www.larousse.fr nhưng không thấy dẫn chứng. Xin gỡ bỏ đoạn này, vì không xác thực!Trả lời

Quan nhà Nguyễn?

[sửa mã nguồn]
  1. Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm Viện thị giảng học sĩ.
  2. Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
  3. Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Vậy có phải TVK là một quan nhà Nguyễn? Nguyễn Hữu Dng 23:35, 1 tháng 9 2006 (UTC)
Không đâu. Đây chỉ là những quan hàm, tức là một loại tước vị, không phải là một chức vụ. Bring Vietnam to the world 07:30, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Vậy hàm Lễ Bộ Thượng Thư khác với chức Lễ Bộ Thượng Thư (quan đứng đầu bộ Lễ) à? Avia (thảo luận) 10:02, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Đúng vậy! Giống như hiện nay có hàm Đại sứ cho một số vị không phải là đại sứ, thậm chí có những vị giữ chức đến Ngoại trưởng. Bring Vietnam to the world 05:23, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Tên sách

[sửa mã nguồn]

Trong bài này, tên các sách nên được viết bằng tiếng gốc của chúng và tên dịch nên được viết trong hai dấu ngoặc. Các người biết các sách này nên sửa giúp. Mekong Bluesman 21:14, ngày 29 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên

[sửa mã nguồn]

Petrus hay Pétrus? Ông Trương Vĩnh Ký đâu phải là dân Tây (có quốc tịch Pháp) đâu mà có dấu sắc? Nbq 07:58, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Gọi hay viết Pétrus Ký (có dấu sác), vì theo tên thánh bổn mạng của ông. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 04:36, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu đúng tiếng latinh thì phải là Petrus, Pétrus chắc là tên Pháp hóa, thánh Petrus tiếng Pháp gọi là thánh Pierre. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:42, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mình tra các sách viết về ông, và hôm mình ghé thăm mộ và nhà ông ở Chợ Quán cũng thấy ghi tên ông có dấu sắc, tức Pétrus Ký. Còn tiếng latinh thì phải là "Petrus", "Pétrus" chắc là tên Pháp hóa, bạn hỏi những người am hiểu cả 2 thứ tiếng ấy xem sao. Thân. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 06:56, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là tên thánh (1 kiểu pháp danh như bên Phật giáo) của ông này là Jean Baptiste, còn tên Pétrus là tên riêng của ông. Thời trước, và cả thời nay nữa, không nhất thiết phải có quốc tịch Tây mới có tên Tây. Tuy nhiên Pétrus cũng có thể là tên thánh, là một cách viết cổ khác (fr:Pétrus) của tên Petrus, Pierre, thánh Phao Lô, nhưng không lẽ ông Ký có 2 tên Thánh, ghép lại từ tên 2 vị Thánh ??? Langtucodoc (thảo luận) 06:06, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nhân tiện, xin hỏi Thuydaonguyen luôn, theo 1 bài báo cũ năm 2004 [4], ngôi mộ của ông ký bị xuống cấp và không được tu sửa. Thuydaonguyen mới đến thăm nhà mộ, có thấy mộ được tu sửa lại chưa ? Cảm ơn trước. Langtucodoc (thảo luận) 06:37, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cảm ơn trả lời của Thuydaonguyen (xin lỗi, chẳng biết xưng hô sao cho đúng). Tôi cũng vừa hỏi vài anh em trong nhóm cựu học sinh Petrus Ký, họ cho biết là mấy năm nay đã có mấy cuộc quyên góp để phụ tu sửa khu nhà di tích của ông. Chỉ sửa nhà thôi, còn đồ đạc nếu giữ được như cũ, cũng tốt, giữ được không khí cũ. Langtucodoc (thảo luận) 18:28, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý Pétrus Ký là tên riêng như Elvis Phương, Julie Quang...v.v...
Tên thánh của cụ Trương Vĩnh Ký là Jean Baptiste. Không ai viết tên thánh nữa nạc nữa mỡ ( nữa Latin - nữa Pháp ) nếu là tên thánh thì phải viết là Pierre Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký.
Sự nhầm lẫn Pétrus phải viết theo tiếng Latin là Petrus không có dấu sắc rất không chính xác và không thuyết phục. Lưu ý : vào thời Pháp thuộc không ai lấy tiếng Latin đặt thêm vào tên mình ...và ở Việt Nam cũng chưa có ai lấy tên thánh là tiếng Latin hết.
Thân ái. – Bùi Sơn Ngọc (thảo luận) 09:33, ngày 5 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bomt2 (thảo luận) 06:32, ngày 5 tháng 1 năm 2016 (UTC) Dùng lại tên gốc là ông Trương Vĩnh Ký cho thông suốt bài vì dùng Pétrus không được logic cho lắm. Mình đã chú thích là ông đã cải đạo 1 lần là được, dùng văn Pétrus gây khó đọc và không được phổ thông (cho người theo không theo đạo).Trả lời

Trích thông tin sai lệch và không dẫn nguồn quá nhiều

[sửa mã nguồn]

Bài viết chỉ chú ý vào những hành động theo Pháp của Petrus Ký mà không chú ý đến việc ông đã từ chối nhập Pháp tịch , mặc áo dài truyền thống dân tộc cả đời , dịch và in các tác phẩm chống Pháp sang chữ Quốc ngữ như Trung Nghĩa Ca , Hịch Văn Thân , Cổ Gia Định phong cảnh vị , dâng tấu 24 điều cho vua Đồng Khánh để đối phó với người Pháp , phê bình Công giáo Bắc Kỳ vì đã lạm dụng quyền lực . Đóng góp cho văn học văn hoá nước nhà với các tác phẩm dịch sang chữ Quốc Ngữ như Kim Vân Kiều , Lục Vân Tiên , Tam Tự Kinh , Tứ Thư , tự sáng tác như Lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận , Chuyện đời xưa , biên soạn từ điển Pháp - Việt , Từ điển Địa lí An Nam , Từ điển danh nhân An Nam . Nhiều đoạn trích dẫn những câu nói thể hiện Trương Vĩnh Ký theo Pháp không có ghi nguồn , thậm chí còn trích những thông tin sai lệch như lá thư Petrus Key không phải của Trương Vĩnh Ký mà là của một người khác giả mạo ông nhưng vẫn lấy lá thứ để đưa vào chỉ trích ông . So sánh ông với những Việt gian khác ở phần giới thiệu đầu trang cũng là sai lầm vì ông không có chỉ điểm , chỉ huy , tham mưu cho Pháp bất kì trận đánh nào . Trích dẫn việc ông cố vấn cho Pháp chống lại phong trào Cần Vương cũng không có ghi nguồn nói điều đó , cho dù có thật đi nữa thì ông cũng chỉ yêu cầu người Pháp võ trang cho lính Việt để các giáo xứ có thể tự vệ vì phong trào Cần Vương sai lệch giết giặc 1 nhưng giết dân 10 , lạm sát giáo dân vô cớ và điên cuồng Dabest340 (thảo luận) 10:03, ngày 4 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bonus : Một bài viết xuyên tạc về một danh nhân , học giả có nhiều đóng góp cho miền Nam . Cả bài viết chỉ trích dẫn nguồn các sử gia chống Công Giáo và miền Bắc giải đoạn XHCN trước 75 rồi quý chụp kết luận , mạy sát ông . Wiki giờ như cái ổ rác Dabest340 (thảo luận) 10:23, ngày 4 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Một bài viết thiên kiến và ngụy tạo sự thật

[sửa mã nguồn]

Từ đâu một học giả vĩ đại của Việt Nam được nhân dân lẫn giới trí thức kính trọng lại thành một kẻ Việt gian tiếp tay cho Pháp ? Những nhận định của Nguyễn Đình Đầu , Thanh Lãng , Cao Xuân Hạo , Trần Hữu Tá , Hoàng Lại Giang , Nguyễn Thanh Liêm , Mai Thanh Triết đâu sao không đưa vô để cho người ta thấy con người của ông mà chỉ dựa vào vài dòng nhận xét của những sử gia chống Công giáo , một số còn chẳng biết là ai , vô danh tiểu tốt , chẳng có một tư liệu tung tích về những người này , thuộc những thành phần "Kẻ hậu sanh chưa sạch cứt mũi , học vấn đến mắt cá chân của ông Petrus Ký" (như lời cụ Vương Hồng Sển) rồi đưa vô rồi ngang nhiên kết luận ông là "tay sai đắc lực" theo lời bọn chúng . Nguyên một đoạn viết về Cụ Trương cộng tác với Pháp không có nổi một trích dẫn nguồn nào chứng minh là những lời đó là do ông nói , chỉ viết khơi khơi theo ý người sửa đổi mà quản trị viên cũng giữ nguyên cho được . Trong khi những câu chuyện về việc ông có thái độ chống đối với quan chức Pháp , giữ mình thanh cao không theo quốc tịch Pháp , xuất bản sách đề cao dân tộc , dâng tấu lên nhà vua cách đối phó người Pháp , đóng góp cho quá trình cải cách văn hóa thì không thấy nhắc đến . Ý đồ là gì muốn lấp liếm một nửa sự thật để hậu thế hiểu sai về bậc tiền hiền à ? Hay quản trị viên là người của giao điểm , sách hiếm ? Trantrikhoa (thảo luận) 14:09, ngày 4 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhưng 1 người nhận Medal Bắc đẩu bội tinh thì có phải là làm việc cho Thực dân Pháp không ???? Tôi xem cái nhà mồ to, hiện đại như thế, chả nhẽ dân thường ơ miền Nam được, dân gốc Nam giờ vùng ven vẫn ở trong những ngôi nhà rất lụp xụp.

Nếu ô ta làm việc cho Thực dân Pháp thì gọi là CỘNG TÁC là đúng với lịch sử rồi.

Còn phần VĂN HÓA, cần phải xem lại các từ như "bác học", "học giả", thì phải có các CÔNG TRÌNH tuơng đuơng. Tôi xem ông Truơng Vĩnh Ký chỉ là người BIÊN TẬP, DỊCH GIẢ, .chứ không có gì là xuất sắc cả.

Vì vậy cần xem xét thật kĩ.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:12, ngày 27 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhận Bắc đẩu bội tinh thì là thành Việt gian bán nước như Hoàng Cao Khải , Nguyễn Thân à ? Cả bài viết chỉ trích ổng bán nước , bề tôi trung thành chớ không phải đơn thuần là nhắc tới việc cộng tác một cách nhẹ nhàng . Ổng có đóng góp cho nền giáo dục , văn hóa tây học nên nhận huân chương từ Pháp là chuyện bình thường , Huyện Sỹ , Nguyễn Thị Kim Tiến , Tôn Nữ Thị Ninh , Ngô Bảo Châu cũng nhận huân chương sao không ai nói là Việt gian . Phạm Quỳnh , Hội đồng Trạch làm việc cho Pháp thậm chí là đắc lực hơn thì bài viết gần như không có một lời chỉ trích bán nước còn bài về ông Ký thì mạ lỵ là chủ yếu . Cái nhà mồ đó ban đầu là nhà của ổng sau khi chết đem chôn ở đó , giờ thành khu mộ , tiền do ông tự bỏ ra tích góp từ tiền lương thời làm quan cho trào Nguyễn vs đốc học , thông ngôn cho Pháp . Biên tập và dịch giả không có gì xuất sắc ? Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận , Phép lịch sử An Nam , Đại từ điển An Nam - Pháp ,Chuyện đời xưa , Huấn nữ ca , Thơ dạy con , Nữ tắc , Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ và hơn 100 tác phẩm đồ sộ khác chắc không phải là tài liệu lịch sử , địa lý , văn học , ngôn ngữ đâu hé ??? Nói được 26 ngôn ngữ , phổ cập chữ quốc ngữ cho người dân , được phong làm giáo sư Á Đông , được kết nạp hội viên các hội nghiên học thuật danh giá của Pháp mà ,ký giả đầu tiên và là ông tổ nghề báo quốc văn mà ko xuất sắc ? . Bài viết chỉ chú ý vào những hành động theo Pháp của Petrus Ký mà không chú ý đến việc ông đã từ chối nhập Pháp tịch , mặc áo dài truyền thống dân tộc cả đời , dịch và in các tác phẩm chống Pháp sang chữ Quốc ngữ như Trung Nghĩa Ca , Hịch Văn Thân , Cổ Gia Định phong cảnh vị , dâng tấu 24 điều cho vua Đồng Khánh để đối phó với người Pháp , phê bình Công giáo Bắc Kỳ vì đã lạm dụng quyền lực . Nhiều đoạn trích dẫn những câu nói thể hiện Trương Vĩnh Ký theo Pháp không có ghi nguồn , thậm chí còn trích những thông tin sai lệch như lá thư Petrus Key không phải của Trương Vĩnh Ký mà là của một người khác giả mạo ông nhưng vẫn lấy lá thứ để đưa vào chỉ trích ông . So sánh ông với những Việt gian khác ở phần giới thiệu đầu trang cũng là sai lầm vì ông không có chỉ điểm , chỉ huy , tham mưu cho Pháp bất kì trận đánh nào . Trích dẫn việc ông cố vấn cho Pháp chống lại phong trào Cần Vương cũng không có ghi nguồn nói điều đó , cho dù có thật đi nữa thì ông cũng chỉ yêu cầu người Pháp võ trang cho lính Việt để các giáo xứ có thể tự vệ vì phong trào Cần Vương sai lệch giết giặc 1 nhưng giết dân 10 , lạm sát giáo dân vô cớ và điên cuồng . Tóm lại người viết không có hiểu biết gì về cụ Ký và lịch sử Nam Kỳ mà vẫn để một bài viết nguỵ sử , xúc phạm tiền nhơn tồn tại được Trantrikhoa (thảo luận) 07:36, ngày 1 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ok, tôi sẽ xem xét tài liệu và bổ sung. Tôi chưa đọc tác phẩm nào của ông, ngoài sách Chuyện đời xưa, vốn không tin lắm vào sự hàn lâm của người Nam kỳ. Sách nhiều không đồng nghĩa với level của sách. Thời chữ quốc ngữ mới ra đời, những tác phẩm sử như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, mới gọi là có giá trị, mấy cái cụ liệt kê em thấy nó ko có giá trị cao gì cả.

Nhìn cái nhà mồ, cái nhà đang còn đó, mà nhiều tay bảo chết trong nghèo khó là không chính xác, rõ ràng đây là nhân vật được hưởng các đặc quyền đặc lợi thời đó. Cụ cần tỉnh táo, nhìn qui mô đồ sộ của những thứ đó, không thể nói PTrus Ký là không liên quan tới bộ máy cai trị của Thực dân Pháp được. Chả có tay thông dịch vớ vẩn nào mà có nhà mồ to như thế. Cần nhìn nhận cho đúng sự thật khách quan.

Cần phải làm rõ được tặng Bắc đẩu bội tinh vì công lao gì cho nước Pháp.

Nam Kỳ thời Pháp là xứ thuộc địa, thuộc Pháp, người dân dễ dàng chấp nhận sự đô hộ của Pháp. Nên 1 nhân vật như Petrus Kỳ theo Pháp cũng ko có gì lạ.

  • Vấn đề của Nam kỳ là quá ít người tri thức, như ở Nghệ tĩnh quê tôi, Hoàng Cao Khải cũng giỏi, viết sách sử hay, mà có ai khen đâu, vì không thiếu nhân tài. Nam Kỳ được vài ôi, như ông này, lại dính phốt.

Những người nặng về chủ nghĩa quốc gia như người ở vùng Nghệ An, như tôi, thấy những lớp người này thì cũng khó chấp nhận lắm. Đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi dân tộc quốc gia. Họ có vì mình đâu, có vì cha ông mình đâu mà mình phải trọng họ.



Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:22, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

1. Bạn dựa vào đâu mà biểu là tác phẩm của ông giá trị cao hay giá trị thấp , dựa vào óc đánh giá của riêng bạn à ? Các tác phẩm của ông Ký phổ biến trong xã hội miền Nam từ thời Pháp tới trước 1975 , được nhiều học giả ghi nhận là giúp mở mang và khai hoá chữ Quốc Ngữ thời sơ khai và giúp người dân hiểu rõ hơn về văn hóa bổn xứ , khi ông xuất bổn báo ở Nam Kỳ , viết các tác phẩm để hoàn thiện chữ Quốc ngữ cũng như về văn hóa đời sống người Nam thì ngoài Bắc còn bập bẹ ba mấy cái chữ Nho kinh kệ và đi nêu cao tinh thần trung quân ái quốc cũ rích ăn lông ở lỗ , mãi sau 1954 và sau 1975 có lượng lớn người Bắc di cư vào Nam mới bắt đầu dìm các danh nhơn miền Nam xuống nâng tầm đám học giả Bắc Kỳ lên (mặc dầu nhiều ông chẳng có gì đặc biệt hay so sánh nổi với các nhiều học giả miền Nam ) còn tác phẩm của ông Trần Trọng Kim thiên về lịch sử còn của ông Ký thiên về ngôn ngữ và văn hóa vậy mà đem ra so , hay quá vậy ? 2. Về chuyện nhà mồ ông Ký . Tui đã nói rất rõ ông không phải chỉ là một tay thông dịch mà từng có lúc ra làm quan thời vua Đồng Khánh , lại còn là chủ bút của tờ Gia Định Báo , hiệu trưởng trường Hậu bổ . Tài sản ổng tích góp cả đời là từ làm báo , bổng lộc vua ban , lương bổng giáo viên ra chớ không phải chỉ từ công việc thông dịch . Và cái nhà mồ đó một phần cũng là căn nhà ông ở khi còn sanh tiền , sau khi mất con cháu quyên góp tiền với di sản ổng xây cất lên . 3. Dân Nam Kỳ không trọng khoa bảng nhưng nói ít trí thức là sai lầm , nên tìm hiểu về các học giả Nam Kỳ trước khi phát ngôn vốn kiến thức họ chẳng thua kém bất kỳ vùng nào cả . Đem Hoàng Cao Khải ra so là biết trình độ thế nào rồi , sách của Hoàng Cao Khải toàn thiên về chữ Nho không có mang tính khai hoá trong thời buổi tống cựu nghinh tân và dĩ nhiên số lượng không đồ sộ , chất lượng thì không sánh bằng ông Ký được , chỉ mang tính rập khuôn của nền giáo dục Nho học và ảnh hưởng của văn hóa Tàu (trừ tuồng Gia Long Phục Quốc) Còn Việt gian bán nước hay tiếp tay cho ngoại bang thì dân miền Trung với dân Đàng Ngoài cũng chẳng thiếu như Nguyễn Hữu Bài , Phạm Quỳnh , trước đó có Nguyễn Du chạy theo quân Thanh khi Lê Chiêu Thống bị Tây Sơn đánh bại , hay một vài nghi vấn như Trương Như Cương . Nhưng dân Bắc vẫn tung hô một số lên như thánh (Nguyễn Du hay Phạm Quỳnh) cốt cũng chỉ để dìm danh nhơn miền Nam xuống chớ chả tốt lành gì . Nói câu không thiếu nhơn tài nghe thiệt là mắc cười 4. Nói đúng hơn là bị đám hậu sanh chưa sạch cứt mũi bôi lọ thì đúng hơn chớ dính phốt con mẹ gì 5. Sao biết đặt quyền lợi cá nhơn lên trên lợi ích quốc gia ? Viết sách mở mang khai hoá , tiên phong làm báo truyền tải tri thức , hiến kế giúp vua làm chuyện ích nước lợi dân , dạy học cho con em mà không phải là giúp ích à ? Miễn sao được người đến nhắc nhớ đến công lao và được các học giả thừa nhận là được còn dân Nghệ An như bạn không chấp nhận thì chuyện của bạn , who care ? Trantrikhoa (thảo luận) 11:39, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hồ Chí Minh N Thị M Khai Trần Phú Lê H Phong là những địa điểm được đặt đẹp nhất ở Sài Gòn. Các bạn cứ thế mà thực hiện, ko nên kêu ca làm gì. Nếu giỏi thì ngày xưa đâu phải thành xứ thuộc địa. Giỏi thì đã khởi nghĩa hay nhiều nhà cách mạng như xứ chúng tôi ấy.

Chuyện đặt tên đường là do ý chí của nhà cầm quyền liên quan gì ở đây mà nói ? Miền Nam chẳng thiếu chí sĩ yêu nước chống Pháp . Nói miền Nam là xứ thuộc địa , vậy Bắc Kỳ chắc không phải là xứ bảo hộ của Pháp , là một nước độc lập tự do à ? ghê thiệt nào giờ mới biết , lúc Pháp vào Bắc Kỳ nguyên một đám đứng nhìn quân triều đình và Tây đánh nhau chẳng ai tha thiết giữ nước , 7 thằng lính Tây với mấy cây súng trường , chưa kịp nổ súng mới bắc loa thành Ninh Bình đã buông súng đầu hàng dầu có mấy ngàn lính và đại pháo , Hà Nội có 4000 lính bị 700 thằng lính Tây đập như vịt chạy , triều đình phải cử dân Đàng Trong như Nguyễn Tri Phương Hoàng Diệu thậm chí nhờ cả giặc cờ đen Lưu Vĩnh Phúc ra giúp vì Bắc Kỳ chẳng ai chịu hợp tác đánh giặc . Nam Kỳ bắt đầu bị cắt cho Pháp từ hiệp ước 1862 vậy mà Trương Công Định , Nguyễn Trung Trực , Thủ Khoa Huân , Phan Tôn - Phan Liêm vẫn không chịu buông võ khí đánh Tây tới tận mấy năm sau , sau này có Phan Xích Long , Đạo Tưởng , Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Văn Sâm , Hồ Văn Ngà đấu tranh ít quá hay do mấy sử gia Bắc Kỳ ko thèm nhắc tới lại đi xoá tên đường để bợ mấy danh nhơn Bắc lên và tất nhiên đa phần trong số đó đấu tranh vì lý tưởng độc lập nước nhà chớ không vì lý tưởng cá nhơn, không nhuốm máu tanh đồng bào để đi phục vụ cho quan thầy ngoại quốc chủ nghĩa ngoại bang nào hết Trantrikhoa (thảo luận) 10:54, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Qui mô các cuộc kn, hay tính chất tôi không nắm rõ, nhưng tôi thấy cái khỏi nghĩa ngoài Nghệ Tĩnh nó khác lắm, nghĩa là thù Pháp qua nhiều đời, từ KN HươngKhê là kn to nhất, qui mô nhất thời ấy, sau này là nhiều cuộc kn khác, sau là xô viết, sau là các nhà cách mạng lớp con cháu, họ đứng lên diệt bằng được Pháp thì thôi.

Còn trong này tôi băn khoăn quá, truyền thống chả nhẽ có 1 đời ? KN 1 lần xong là hết ?

Mà người trong này tôi thấy hay nhậu, uống bia, ít trọng học hành, tôi vào đây thấy dân đây hỏi cho con học nhiều làm gì ? chứ như cụ Petrus (ngay cái tên cũng Tây tây nốt) thì cũng lạ lắm. Dân Bạc Liêu (nổi tiếng) tôn sùng 1 anh công tử phá phách, lêu lổng, trong này 1 thờ tôn sùng....đại ca Thay,...

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 16:15, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nam kỳ khởi nghĩa chắc nhỏ lắm hả bạn ? Con trai Trương Định là Trương Quyền nối chí cha đánh giặc , hay như Phan Tôn Phan Liêm ? chắc chỉ có một đời thôi há ? Nhiều nhà cách mạng ở Nam Kỳ lãnh đạo phong trào đến nỗi mất cả mạng sống (tôi đã liệt kê) quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc đến cuối đời vậy chắc không có tinh thần . Bạn nói bạn không nắm rõ mà dám phán lung túng dân Nam Kỳ thế này thế nọ , bạn là đấng Chí tôn à ? Người Nam hay nhậu là chuyện người Nam ngày nay liên quan gì bối cảnh thời xưa mà đem vô nói ? Lạc đề rồi , mà người Nam như tôi nói không trọng khoa bảng họ thà làm nông hoặc mua bán thu lời hàng tỷ đồng chớ không cần học cho cố mà chẳng làm được gì ngoài ba mấy cái bằng cấp như dân Bắc (hay nói đúng hơn là không màu mè hình thức , nhét chữ vô đầu đến khi thi ói ra rồi lấy điểm chớ chẳng có đóng góp gì cho xã hội và đồng lương của gia đình) . Chuyện ông Ký lấy tên là Petrus là vì ông theo đạo Công giáo nên lấy tên thánh (tương tự như pháp danh bên Phật giáo) , tương tự như các vị Tađêô Lê Hữu Từ , Paulus Của , không hiểu biết gì về tôn giáo người khác thì đừng có phán bậy bạ . Còn công tử Bạc Liêu sự thật không như tuyên truyền nên đừng có kết luận ẩu, ông là người nhơn hậu từng giảm tô cho tá điền và dễ dãi trong thâu chi với gia nhơn , góp gạo cho Việt Minh , dùng phi cơ rải thuốc trừ sâu tăng năng suất , tổ chức cái hội thi làm giàu nét đẹp văn hóa miền Nam , còn ba mấy cái ăn chơi đờm đúm là do thiên hạ một phần đồn thổi , một phần là khi lên thành thị muốn bằng bạn bằng bè. Tìm hiểu kỹ về cách ăn uống sanh hoạt và quãng đời sống dưới Bạc Liêu kỹ của ông hơn rồi hẵng phán . Còn Đại ca Thay người ta nể trọng vì tánh nghĩa khí không bỏ rơi anh em , khảng khái đối đầu với chánh quyền chớ tui chả thấy ai đi tôn sùng rồi coi là hình tượng hết , đọc ba mấy tác phẩm văn học về giới giang hồ hảo hớn rồi cho rằng người Nam tôn sùng ? Trantrikhoa (thảo luận) 11:35, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Còn dân Nghệ An kiêu binh đập cha giết chủ , bên nào mạnh ôm áo bên đó chớ chẳng làm gì ra hồn ngoài mấy cái đỗ đạt khoa bảng cho cao rồi bị triều đình giựt dây hoặc làm chuyện nông nỗi bị người khác lợi dụng , nay thì đầu trộm đuôi cướp bị kỳ thị từ trong ra ngoài nước (Hàn , Nhựt cấm xuất khẩu lao động) , quan lại tham nhũng cửa quyền , dân nghèo ngửa tay xin trợ cấp gần đội sổ ko thấy nhắc đến ??? Nhưng lại chê bai dân Nam này nọ ??? Trantrikhoa (thảo luận) 11:41, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC) Haha, đó là sự khác biệt đấy. Nó phải có máu phiêu lưu như thế.Trả lời

Còn nghèo thì ko nghèo đâu, ở Nghệ Tĩnh là vùng cách mạng,dân hưởng lương hưu trí nhiều lắm,đây là khác biệt cơ bản.Cái gì cũng có giá của nó cả.

Chốt lại là không nên đòi tự đứng 1 mình, rồi tạo dựng bản sắc. Điều đó là bất khả thi với Nam bộ.

Vì ngay những viên quan uy tín nhất từ trung đại, tới những nhà chính trị ảnh hưởng nhất cũng từ Thanh Nghệ đi vào.

Ngay bây giờ cũng vậy, cái văn hoá đó nó không thể đứng 1 mình được. Ví dụ Những chữ như nhân thành nhưn, nhất nhứt...các bạn cứ nghĩ là Nam bộ chứ đó là tiếng Nghệ. Ở Nghệ bây giờ vẫn gọi nhất là nhứt, nhân là nhơn, ông Nhân thì dân họ gọi là ông Nhơn, trẻ con vẫn nói là cứ nhứt cư ấy, học giỏi nhứt lớp....có nhiều điều nữa, tôi sẽ cắt nghĩa cho bạn từ từ.

2001:EE0:51D2:B020:9887:6D1C:28DC:35B6 (thảo luận) 13:19, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn liệt kê một số cuộc kn, thật ra tôi đọc một số sách như Xứ Đông Dương, các cuộc kn ở Nam bộ, nhỏ lẻ, ko đáng kể. To nhất, ghê gớm nhất là KN Hương Khê, của phong trào Cần Vương,...Trương Định, Thủ Khoa Huân,...tôi không thấy họ theo cái gì, làm cái gì rõ ràng cả.

Vậy bạn chỉ ra qui mô kn, hay người Pháp e sợ các cuộc kn này vui lòng chỉ ra giùm bằng nguồn. 2001:EE0:51D2:B020:7D47:7C02:2B1D:4340 (thảo luận) 23:51, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC) 2001:EE0:51D2:B020:7D47:7C02:2B1D:4340 (thảo luận) 23:51, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tác phẩm

[sửa mã nguồn]

Ô này có 121 tác phẩm, thú thực là tác giả m Nam tôi ko biết ai mấy, liệu những tác phẩm này có giá trị như thế nào ??? có bằng Truyện Kiều, Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim), hay các bộ sử của họ Cao Xuân,...người Nghệ tĩnh không ?

Nếu có tác phẩm gì hay thì phải NỔI TIẾNG chứ ????

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 17:49, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ông bạn bị lag rồi, nhét cả Truyện Kiều với Việt Nam sử lược vào, lo học đi ông bạn à. Giờ tốt nghiệp cấp ba cũng khó hơn ngày xưa rồi. Cậu bé cute. (thảo luận) 16:22, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi đọc CHUYỆN ĐỜI XƯA, thì là những chuyện chép lại chuyện vui cười của dân Bắc, dân Nghệ An, ...chứ có gì đặc biệt đâu. Đề nghị bạn nào có công khảo cứu, thì phải làm thật rõ, phân tích rõ tác phẩm cho người đọc người ta đọc với. Thanks.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 17:58, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tác phẩm và nhân vật

[sửa mã nguồn]
  • Nếu nói 1 nhà văn, thơ, khảo cứu thì phải có công trình gì chứ ? như Truyện Kiều, hay chí ít nhà văn gốc Tàu Vương Hồng Sển có những tác phẩm đc đánh giá cao viết về Nam bộ. Đằng này tôi vân không thấy tác phẩm gì đáng chú ý/
  • Nhân vật này là 1 nhà chính trị chuyên nghiệp, nên tôi vừa sửa lại trong bài, ông ta là 1 nhà chính trị. Văn chương, thi ca,...là giai đoạn sau này.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 12:39, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tác phẩm của Mr Ký là gì Có giá trị gì thì ắt nó sẽ nổi tiếng. Ông ta có tác phẩm như của Nguyễn Du ko, như nhà Cao Xuân thời Nguyễn về sử học, hay VN sử lc và nhiều sách của Trần Trọng Kim hay ko.

Nên nhớ thời cận đại, Trần Trọng Kim là học giả nổi tiếng, soạn, dịch nhiều sách như Nho giáo, Quốc Văn giáo khoa thư.

Mà toàn dân Nghệ Tĩnh đấy. Liệu 1 người miền Nam đã đủ sức cạnh tranh với các nhà Nho xứ Nghệ thời ấy, hay sau này như các nhà thơ Thơ mới Xuân Diệu Huy Cận...

Rồi các ông bảo theo mà ko theo, thế các ông định giỏi hơn kẻ cai trị à ? Lừa đc Pháp, Mĩ để nó tặng huân chương trả lương cho ??

Viết rất ngây ngô, tội nghiệp.

2001:EE0:520D:8840:2547:AD21:A681:D0DF (thảo luận) 09:02, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ở với họ mà ko theo họ, vâng tài quá, giỡn với kẻ cai trị mình dễ quá.

May chi, mà những người như HCM, VNG lãnh đạo dân Nghệ An Thanh Hoá, đánh đc Pháp. Chứ các ô chưa đủ tuổi để lừa được Pháp.

Giai đoạn cuối đời

[sửa mã nguồn]

Một đoạn ko nguồn, lâm li bi đát về cảnh nghèo khổ của Ký.

Nhưng thưa quý vị, ngay cả người mNam thân mến. Những người m Nam ngay năm 2021 vẫn ở trong những ngôi nhà, sinh hoạt đơn sơ.

Nhìn nhà và lăng mộ ông Ký, tôi chả thấy có gì là nghèo, khó, túng quẫn cả. Nhà và lăng mộ ông ấy ngay giờ còn hiếm, rất tốt, rất hoành tráng.

Đừng lừa độc giả nữa, ông ta sống sung sướng đến hết đời.

Đề nghị viết lại cho trung thực, nhân danh chúa Giê su, ông ấy cũng khuyên con chiên của mình sống thật thà, trung thành, ko phải bội phản. 2001:EE0:520D:8840:51A7:2407:B260:7731 (thảo luận) 09:32, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Trích dẫn sai lời Petrus Ký

[sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 1 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....

Câu này vẫn còn lưu lại thủ bút của Petrus Ký, trong bài đăng trên báo Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/nguoi-co-cong-dau-voi-chu-quoc-ngu-ky-2-tien-phong-pho-bien-chu-quoc-ngu-20180915094558014.htm

Nếu so sánh, thấy lời chép bị sai 1 chữ, nhưng sai 1 ly đi 1 dặm: "chun vô phòng". Chữ chun ở đây được Petrus Ký ghi là "chưn", tức là chân. Chân vô phòng là không cần đề phòng gì nữa. Còn chun vô phòng là chui vô phòng trốn?

Do nét chữ bị nhòe, nên có thể người ta không thấy dấu chữ Ư.

"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta (chỉ quân nhà Nguyễn)..."

Đoạn này không phải thư của Petrus Ký. Dù nó được lấy từ văn khố hải quân Pháp, nhưng nếu so sánh, đối chiếu, dễ dàng nhận ra chữ viết và chữ ký không phải của Petrus Ký, mà là thư ngụy tạo.

Ở với họ mà không theo họ

[sửa mã nguồn]

Nhân danh Đức chúa trời, sự thật, làm sao 1 người An Nam mà lừa được cả Pháp,bảo rằng ở với họ mà không theo họ, rồi họ tặng Medal cao cấp nhất là Bắc đẩu bội tinh cho.

Những lý luận ấy quá ư buồn cười, rằng 1 người An Nam lừa được Thực dân Pháp, lừa cho nó tặng Huân chương.

Rồi bảo người ấy nghèo khổ cuối đời, nhìn ngôi nhà, nhìn mộ, ...không thể nào mà nói nghèo được. Ông ta là 1 công chức cao cấp người Việt phục vụ cho Pháp, ân sủng,...giờ nói chết trong nghèo túng.

Cái ấy viết như thế là sai, trái với đạo lý. Không đúng. 2001:EE0:51D2:5490:55B8:E2A4:C665:69A3 (thảo luận) 03:40, ngày 11 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời