Bước tới nội dung

Thảo luận:Toàn quyền Đông Dương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi You-Know-Who trong đề tài Cần viết

Cần lưu ý

[sửa mã nguồn]

Theo tôi các từ "người Pháp", "mẫu quốc", "viên chức", "vị" trong bài cần được dùng một các cẩn trọng vì đây là trang tiếng Việt có nhiều người Việt đọc, tùy lúc tùy nơi ta phải điều chỉnh cho phù hợp, vì thế tôi đã thay bằng từ "thực dân Pháp" mà tôi cho là đúng chỗ, không hiểu ai đã xóa và lưu lại phiên bản cũ? Ngoài ra, bài giới thiệu hơi bị nhiều các vị quan toàn quyền "ôn hòa" và dễ gây nhầm lẫn là họ qua làm quan vì có ý thương dân Việt, khai hóa dân Việt và quan trọng hơn tổ chức nâng cao đời sống dân nghèo. Chuyện này có thể có thật đi nữa cũng chỉ là phiến diện và ở một vài khía cạnh thôi, họ phải phục vụ lợi ích nước họ đã, bằng không họ chịu qua Việt Nam làm chi? Đây là cách cai trị hai bên cùng có lợi mà ngày nay người ta hay dùng từ win-win nhưng rốt cục thì họ toan tính cho thực dân Pháp và người Pháp được ăn miếng thịt to, uống chén rượu lớn. Nếu họ áp dụng sách lược "lạt mềm buộc chặt" thì ngày nay nước ta có thể đang ở trong Liên hiệp Pháp.

Theo tôi thì những danh từ như "thực dân Pháp", "đế quốc Mỹ", "giặc Tàu", "bè lũ Cộng Nô Hà Nội", "Việt Cộng", "ngụy quân ngụy quyền bán nước Sàigòn", v.v. không có chỗ nào để đứng trong một TĐBK. Tôi không biết ai xóa, nhưng tôi đồng ý với người xóa, và khi viết bài tôi cố gắng tránh dùng những danh từ như vậy. Riêng về nhận định là bài nầy chỉ toàn giới thiệu những người ôn hòa thì đó là không phải chủ ý của người viết. Chính sách thuộc địa tàn ác dã man của người Pháp tại VN và nhiều nơi khác là điều ai cũng nhìn nhận, và người ta có thể tìm ra nhiều tài liệu về các chính sách đó. Tuy nhiên, miêu tả và nhận định về các chính sách đó phải là bài viết khác. Ở đây tôi chỉ đề cập dựa trên sử liệu mà tôi có, về những con người và bản chất của họ, và việc bản chất của một số người đã đưa đến việc họ bị mất chức toàn quyền. Nếu người đọc thấy cần cho vào thêm vài "tên toàn quyền ác ôn", "có nợ máu với nhân dân" v.v. , thì ta có thể làm việc đó, tuy nhiên nên tránh những danh từ như nêu trên . Theo ý cá nhân tôi thì cái ác của Paul Doumer đã bằng hằng chục người khác cộng lại. --Huỳnh Tường Minh 12:13, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  1. Không rõ bạn Huỳnh Tường Minh hiểu từ "thực dân Pháp" thế nào ? Sao lại xếp nó chung với "đế quốc Mỹ" ? Theo tôi từ "thực dân" cũng giống từ "phong kiến" cũng như "đế quốc" để chỉ rõ chế độ, chính sách kinh tế mà thôi. Còn từ "đế quốc Mỹ" lại khác vì Mỹ là nước cộng hòa đâu phải đế quốc. Ngày xưa người ta viết Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật, Đế quốc Đức một cách tự hào chứ đâu có ý mỉa mai! . Do Pháp theo chế độ cộng hòa mà lại có thuộc địa nên gọi là "thực dân" Pháp, có gì sai ? Hay từ này có nghĩa xấu mà tôi không biết ?
    Xin nói luôn tôi rất ghét ai dùng từ dã man . Pháp nó ác thì dùng từ hèn nhát hoặc phi nhân tính hoặc "bết" sao lại dùng từ "dã man" là từ miệt thị các dân mọi ở phương nam sông Dương tử, đa số là dân tộc Bách Việt anh em ?222.253.66.252 08
    34, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
    Chẳng hiểu tại sao cả đoạn trên đều in đậm dù tôi chỉ bôi có 1 từ "dã man"?. Về việc bạn Huỳnh Tường Minh quan tâm đến "bản chất của họ, và việc bản chất của một số người đã đưa đến việc họ bị mất chức toàn quyền" thì tôi không đồng ý. Không rõ từ bản chất này có ý gì ? Làm sao biết và viết ra được bản chất một con người mà không sợ rằng có người khác phản đối và cho rằng không khách quan? Chẳng phải chỉ có người trí là người tự hiểu được bản chất của mình (lời của Nhan Hồi học trò Khổng Tử). Nếu có, theo tôi, bạn chỉ nói được tính cách, tính tình của họ mà thôi. Cái đó chỉ điểm xuyết cho bài thêm duyên dáng, cho thêm tính người. Còn theo tôi, tôi chỉ quan tâm đến việc đã làm của họ mà thôi, vì họ là các người thực hành công vụ với chức danh cao nhất lúc đó. Việc họ mất chức, theo tôi, là do cách làm của họ bị một số thế lực khác mạnh hơn chống lại, không liên quan đến tính cách của họ, trường phái này chưa chắc đã hay hơn trường phái của họ. Tôi cho rằng các chính khách gọi là "ôn hòa" có tầm nhìn xa hơn phe gọi là "cứng rắn" và nếu họ thành công thì sự cai trị của họ có hiệu quả lâu dài hơn, tốt hơn cho cả hai bên, nhất là cho thực dân Pháp cũng như người Pháp nói chung(song đó chỉ là ý kiến của riêng tôi, tùy ...)222.253.66.252 08:53, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ tâm

[sửa mã nguồn]

Có vị toàn quyền được gán cho từ "từ tâm", chuyện đó có thể có thật, có nhiều người rất hiền lành, thương người do bản chất của họ là như vậy. Nhưng trong công việc thì họ có thể hiền lành, mềm mỏng cũng có thể hết sức tàn ác, độc địa. Tôi xem sử cũ, thì ra những vị vua được tiếng là hiền, các vị tướng được khen là nhân đạo, đối xử với kẻ thù thật hung tợn và bị người ta phê phán là "những kẻ ăn thịt người". Vì vậy những người chồng tốt, người cha có trách nhiệm lại thường là những người năng nổ, cạnh tranh gay gắt trên thương trường, chiến trường, trong cuộc sống cho dù họ dùng biện pháp mềm mỏng ôn hòa hay dữ dội, hung tợn. Tôi nghĩ thế mà xóa đi từ "từ tâm" là tính cách riêng của một con người, một tính cách không có mối tương quan rõ ràng đến việc làm của một chính khách, một quan cai trị đúng đầu một thuộc địa đang có nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang.222.253.78.162 04:35, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cần viết

[sửa mã nguồn]

Xem danh sách toàn quyền Đông Dương hiện thấy hầu hết còn là liên kết "đỏ". Rất nên có bài về các nhà cai trị này. Người Việt chắc có nhu cầu tìm hiểu người Pháp đã cử những nhân vật tầm cỡ nào sang cai trị Đông Dương chứ. Tiếc là tiếng Anh lẫn tiếng Pháp của tôi phọt phẹt quá. Còn tư liệu tiếng Việt thì tìm không ra. Hy vọng có vị hảo tâm nào đó viết giúp. You-Know-Who (thảo luận) 17:08, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời