Bước tới nội dung

Thảo luận:Tiền Giang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Ducleduclev9 trong đề tài Những người nổi tiếng ở Tiền Giang
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Tên

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên dùng mục "Tiền Giang" cho con sông thay vì cho tỉnh.

Tên "Tiền Giang" cho sông có trước, và có lẽ sẽ mãi mãi có sau này. Trong khi đó, "tỉnh Tiền Giang" là một đơn vị hành chánh có thể bị đổi bất cứ lúc nào - bằng chứng là trước đây không lâu... đã có nó đâu!

thảo luận quên ký tên này là của Haonhien (thảo luận • đóng góp).

Tôi đồng ý. Tên tỉnh được đặt theo tên sông. Nguyễn Hữu Dng 07:48, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Xin xem Thảo luận Thành viên:Haonhien#Phà. Nguyễn Thanh Quang 07:51, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Mấy liên kết từ mấy tỉnh khác có thể đổi dễ dàng với tiêu bản {{Các tỉnh thành Việt Nam}}. Nguyễn Hữu Dng 07:53, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Đúng thế, tuy nhiên số liên kết đến sông ít hơn nhiều nên nếu để "Tiền Giang" làm bài viết cho con sông thì việc sửa liên kết không đúng sẽ mệt hơn rất nhiều. Nguyễn Thanh Quang 08:06, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Nên dùng bài này cho tỉnh Tiền Giang. --163.152.42.99 08:19, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thì không cho rằng Tiền Giang nên đặt theo sông hơn là theo tỉnh. Bởi vì bây giờ hễ nói đến "Tiền Giang", mọi người đều nghĩ ngay đến tỉnh Tiền Giang trước tiên. Thứ hai, tỉnh này trước kia đổi tên do điều kiện lịch sử. Bây giờ điều kiện này không còn nữa. Kết luận: Tiền Giang để mặc định là tên của một tỉnh. Npminhly (thảo luận) 20:48, ngày 11 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một số ý kiến về tên gọi tỉnh Tiền Giang hiện nay

[sửa mã nguồn]
Xem WP:KHONG#Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin: Những bài viết Wikipedia không phải là Trình bày tất cả các chi tiết có thể. Ngược lại, bài viết là một sự tóm tắt các kiến thức đã được chấp nhận liên quan đến chủ đề.--Doãn Hiệu (thảo luận) 16:11, ngày 7 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tiền Giang vốn là tên gọi của một trong hai con sông lớn (cùng với Hậu Giang) của con sông Mê Kông khi chảy qua khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trước đây, tên gọi Tiền Giang cũng còn được dùng để chỉ vùng đất dọc theo con sông này, từ khu vực giáp biên giới Campuchia cho tới khi đổ ra tận Biển Đông, bao gồm địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang (tên cũ là tỉnh Mỹ Tho) như hiện nay.

Vùng đất tỉnh Tiền Giang ngày nay bao gồm địa bàn hai tỉnh cũ là tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công. Trong đó, diện tích tỉnh Gò Công cũ rất nhỏ, trong khi diện tích của tỉnh Mỹ Tho lại lớn và chiếm 3/4 toàn diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay. Chính vì vậy, trong lịch sử đã nhiều lần tỉnh Gò Công bị giải thể và chuyển thành một huyện (có lúc gọi là quận) thuộc tỉnh Mỹ Tho. Như vậy, vào những thời kỳ đó, toàn bộ địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay đều tương ứng với tỉnh Mỹ Tho.

Vào năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) đã giải thể tỉnh Gò Công cũ thời Pháp thuộc và chuyển thành huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Năm 1967, lại tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để thành lập thành phố Mỹ Tho cùng tồn tại ngang hàng và độc lập với tỉnh Mỹ Tho. Sang năm 1968, lại tách huyện Gò Công ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để tái lập tỉnh Gò Công.

Vào thời kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cả phía chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) ở miền Nam cũng như chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc đều nhất trí sử dụng tên gọi tỉnh Mỹ Tho cho vùng đất này. Đặc biệt lúc bấy giờ nhân dân tỉnh Nam Định ở miền Bắc đã kết nghĩa với nhân dân tỉnh Mỹ Tho ở miền Nam. Cho nên, từ đó đến nay ở tỉnh Nam Định vẫn còn một số công trình mang tên gọi của tỉnh Mỹ Tho kết nghĩa năm xưa như: Chợ Mỹ Tho, Trường Trung học phổ thông Mỹ Tho. Ngày 22 tháng 5 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bài nói với nhân dân và cán bộ tỉnh Nam Định đã có câu: Ngày nay, Nam Định lại kết nghĩa với Mỹ Tho anh hùng[1].

Tuy nhiên, do dựa theo các Nghị quyết số 245-NQ/TW và 19/NQ về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc, nhất là ở miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng loạt các tỉnh đều bị hợp nhất thành những tỉnh mới. Việc hợp tỉnh, hợp huyện, hợp xã được tiến hành ồ ạt, đã tạo nên những đơn vị hành chính khổng lồ. Lúc bấy giờ, không riêng tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công mà đồng loạt các tỉnh khác như Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Rạch Giá, Sa Đéc, Bạc LiêuCà Mau đều bị sáp nhập với nhau để thành lập các tỉnh với các tên gọi mới. Riêng duy nhất chỉ có tỉnh Bến Tre thì vẫn giữ nguyên như cũ. Khi đó, tên gọi các tỉnh cũ chỉ còn được dùng để chỉ tên gọi đơn vị hành chính cấp huyện là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cũng cần nhắc thêm là trong giai đoạn này tên gọi tỉnh Cần Thơ cũng bị mất đi mà thay vào đó, Cần Thơ chỉ còn là tên gọi của thành phố cấp huyện, trực thuộc tỉnh Hậu Giang lúc bấy giờ.

Từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 1976, ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Côngthành phố Mỹ Tho bị hợp nhất lại với nhau để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay. Từ đó, địa danh "Mỹ Tho" chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Mỹ Tho, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Tiền Giang và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang.

Nhưng sau một thời gian, việc quản lý kém hiệu quả nên một số tỉnh, huyện phải tách ra thành 2 tỉnh, huyện như ngày nay. Từ cuối năm 1991 cho đến đầu năm 1997, đồng loạt một số tỉnh lớn đều bị giải thể và trả lại tên gọi như cũ cho các tỉnh sau khi tái lập, chia tách như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc LiêuCà Mau. Tuy nhiên, tỉnh Mỹ Tho lại không may mắn được nằm trong những trường hợp này.

Cuối năm 1991, do diện tích tỉnh Hậu Giang cũ quá lớn nên Quốc hội Việt Nam đã quyết định giải thể tỉnh này và chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng như trước năm 1976. Tuy nhiên, tỉnh Tiền Giang có diện tích lại không lớn bằng, đồng thời có khá nhiều người kể cả quan chức nhất là ở các tỉnh khác do không nắm bắt được lịch sử quá trình thay đổi hành chính ở tỉnh Mỹ Tho như trên, cho nên trong suốt giai đoạn 1992-2003, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù không còn tỉnh Hậu Giang, nhưng thay vào đó, vẫn còn tồn tại tỉnh Tiền Giang. Cần nhắc thêm là do yêu cầu lịch sử nên từ năm 2004, tỉnh Cần Thơ cũ lại lần nữa chia ra thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang mới. Chính vì vậy, từ năm 1992, Cần Thơ vẫn liên tục là tên gọi của đơn vị hành chính cấp tỉnh và được tất cả mọi người dân Việt Nam từ miền Bắc đến miền Nam biết đến tên gọi.

Hiện nay, chỉ còn số ít người dân cả nước Việt Nam biết đến tên gọi Mỹ Tho, trong khi tên gọi tỉnh Tiền Giang thì cả nước đều biết đến. Trong khi vào thời điểm trước năm 1976, trước khi có tên gọi tỉnh Tiền Giang thì toàn thể người dân cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam đều biết đến tên gọi tỉnh Mỹ Tho.

Chính vì vậy, việc khôi phục lại tên gọi tỉnh Mỹ Tho như cũ là một việc làm đáng được quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ, nhất là người dân trong tỉnh vào thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài.thảo luận quên ký tên này là của 14.169.166.250 (thảo luận • đóng góp).

Logo của bài viết

[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ lắm về lý do thay đổi logo của tỉnh Tiền Giang trong infobox của bài viết này, theo tôi thấy ở trang web của tỉnh và những nơi liên quan, người ta vẫn dùng logo cũ và hình như chưa có sự thay đổi logo nào. Thành viên với username MyThoThanhPho đã thay đổi một chiếc logo với độ phân giải thấp và được thiết kế rất ẩu, chỉ đơn giản là một cái hình vẽ rồi thêm dòng chữ Thành phố Mỹ Tho ở bên dưới. Tôi không tin logo của một địa phương lại được thiết kế ẩu như vậy và tôi nghĩ chưa có sự thay đổi logo nào. Nhưng vì không chắc chắn nên tôi đăng thảo luận ở đây, để mọi người cùng bàn luận thêm chứ tôi không trực tiếp đổi lại như cũ ngay. (Đó là chưa nói, bài viết này nói về tỉnh Tiền Giang mà logo lại là về thành phố Mỹ Tho, cũng như logo cũng đã được tự ý thay đổi ở bài viết Mỹ Tho. Mong nhận được ý kiến.
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 14:23, ngày 30 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tiền Giang

[sửa mã nguồn]

bị thiếu người Khmer – Dungtran2345 (thảo luận) 17:34, ngày 25 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tiền Giang

[sửa mã nguồn]

Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long – Ducleduclev9 (thảo luận) 17:43, ngày 25 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tiền Giang

[sửa mã nguồn]

Tiền Giang còn có dân tộc Chăm và khmer sinh sống – Ducleduclev9 (thảo luận) 17:11, ngày 14 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Những người nổi tiếng ở Tiền Giang

[sửa mã nguồn]

Nghệ sĩ kim cương

Diễn viên hoàng Phúc

Diễn viên nguyễn quốc Trường Thịnh

Ca sĩ phương dung

– Ducleduclev9 (thảo luận) 17:21, ngày 14 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

  1. ^ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30008&cn_id=158666