Thảo luận:Thiên kiến quy nạp
Thêm đề tàiQui nạp chéo????
[sửa mã nguồn]Trong từ inductive bias, từ chính là danh từ bias (khuynh hướng, định kiến, đường chéo...), còn qui nạp là tính từ bổ nghĩa cho bias. Vậy theo tôi, dịch là Qui nạp chéo không chính xác. Trong bài Máy học, tôi đã tạm dịch (và link đến đây) là khuynh hướng qui nạp. Trong ngữ cảnh đó, có nghĩa là "khuynh hướng được rút ra từ kinh nghiệm bằng phương pháp qui nạp". Đề nghị mọi người cho biết ý kiến.
- Đọc nội dung tôi cũng nghĩ là "quy nạp" là tính từ", do đó theo ngữ pháp Việt Nam, từ quy nạp phải đứng sau. Tương tự bài "máy học" - "học máy". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:44, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Anh nên sửa tên bài thành hoặc là xu/khuynh hướng quy nạp hay định/thành kiến quy nạp nếu không khi dùng trong câu văn sẽ khói hiểu! LĐ
- Sau khi tìm hiểu thêm thì tôi thấy hình như cái bias này tương tự với bias trong xác suất thống kê. Vậy có bạn nào biết bias trong ngành thống kê dịch là gì? Có phải là độ lệch? (Tmct 13:46, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC))
Theo wikt:Wiktionary:Thuật ngữ toán học Anh-Việt (B) thì "độ lệch", "độ chênh" - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:53, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Theo từ điển Toán học NXB KHKT: "độ chênh lệch", "độ chệch". Đã có skewness được dịch là "độ lệch" rồi, nên không thể dùng "độ lệch" cho bias nữa. Vậy trong ba cách "độ chệch", "độ chênh", "độ chênh lệch", nên chọn cách nào nhỉ? (Tmct 14:41, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))
- Nghĩ lại thì thấy "độ lệch" nghĩa hẹp quá. Tôi tạm đổi thành "thiên kiến", thà để tạm tên gần đúng còn hơn để tên sai quá lâu. Tmct 15:15, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)