Bước tới nội dung

Thảo luận:Thanh Long võ đạo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Gianglong trong đề tài Xin hỏi thêm

Nguồn kiểm chứng

[sửa mã nguồn]

Tóm tắt lịch sử hình thành này do cá nhân tôi viết, cùng với một võ sư đệ tử hàng thứ hai của Thanh Long Võ Đạo, sử dụng trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại công viên văn hóa Đầm Sen, Tp HCM ngày 15 tháng 4 năm 2008. Đoạn tóm tắt này cũng đã được chính võ sư Lê Kim Hòa kiểm tra trước khi sử dụng.

Hiện tại chưa có đủ thời gian nên bài viết ngắn gọn trên Wiki này chỉ là sự khởi đầu. Rất tiếc lại bị xếp vào dạng cần kiểm chứng.

Võ sư Lê Kim Hòa vẫn đang giữ cương vị phó chủ tịch Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, trưởng ban chuyên môn Liên Đoàn, phó chủ tịch Liên Đoàn VTCT TpHCM. Những kiểm chứng cần thiết, xin vui lòng liên lạc với võ sư.

--NeyH (thảo luận) 08:17, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mỗi khi một người đọc có thắc mắc về nội dung, họ không thể gọi điện đến võ sư để hỏi, và nếu có gọi đến nơi cũng không đảm bảo được người trả lời có đúng là võ sư hay không. Do đó nguồn kiểm chứng cần được ghi vào ngay trong bài. Lấy ví dụ, mời bạn tham khảo bài Hồ Chí Minh, để ý các điểm chú thích và danh sách tham khảo. Để hiểu rõ hơn về thế nào là "kiểm chứng được", mời bạn bỏ chút thời gian đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.
Với bài này, theo tôi không cần quá cẩn thận về việc chú thích nguồn như bài Hồ Chí Minh. Bạn có thể giúp làm cho thông tin trong bài trở nên phần nào "kiểm chứng được" bằng cách đưa vào một số tên bài báo, sách có nói đến phái Thanh Long Võ Đạo, sau đó tháo biển {{thiếu nguồn gốc}}. Như vậy là ổn.
Tmct (thảo luận) 09:04, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn có thể lấy mẫu là bài Nam Hồng Sơn, các mục "Tham khảo" và "Liên kết ngoài" để làm theo. Thân mến.Tmct (thảo luận) 09:07, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Danh xưng võ thuật

[sửa mã nguồn]

Tôi nhận thấy Wiki đã sửa bài viết của tôi bằng cách xóa bỏ danh xưng "võ sư" một cách rất thiếu sự tôn trọng đối với những người đã có công giữ gìn và phát triển một phần của văn hóa Việt Nam.

Trong võ thuật, lễ nghi, gọi là Đạo, là điểm đặc trưng và là linh hồn của các loại võ xuất xứ châu Á. Bất kỳ loại võ thuật nào cũng có chữ Đạo như Teakwon DO, Karate DO, Hapki DO, Việt Võ Đạo, Quán Khí Đạo, Triệt Quyền Đạo, etc.

Có lẽ Wiki nên chọn cộng tác viên kiểm soát các bài viết về võ thuật là những người có sự hiểu biết về võ thuật để sự kiểm soát được khách quan hơn.

Xin cảm ơn.

--NeyH (thảo luận) 08:17, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể bạn chưa quen tai, nhưng tại từ điển bách khoa, việc gọi thẳng tên nhân vật mà không kèm "ông/bà" không phải sự thiếu tôn trọng mà chỉ là đặc trưng văn phong mà thôi. Kể cả bài về Giê-xu cũng không ít câu chỉ gọi tên.
Việc ai đó xóa "võ sư" không phải là thiếu tôn trọng đâu. Tuy nhiên, tôi không phản đối nếu bạn hồi phục các từ đó.
Tmct (thảo luận) 09:04, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Danh xưng "võ sư" trong võ thuật không tương đương với "ông/bà" trong cách xưng hô mà tương đương với "hòa thượng","thiền sư","linh mục" trong tôn giáo, "tiến sĩ", "giáo sư", "cử nhân" trong khoa học, "bác sĩ", "kỹ sư", "kiến trúc sư" trong các ngành nghề.

Trong văn hóa phương Tây, việc dùng thẳng tên không có danh xưng trong tài liệu tra khảo là bình thường. Tuy nhiên, nếu Việt Nam copy lại cung cách này, e là không hay. Các phương tiện truyền thông phương Tây có thể gọi thẳng tên các chính khách như "Bush", "Putin", hay thậm chí gọi biệt hiệu như "Sarko" (tổng thống Nicolas Sarkozy). Con cái có thể gọi tên ông bà cha mẹ. Cách gọi đầy đủ tên họ đã có sự kính trọng.

Không giống như vậy, trong văn hóa Việt Nam, các phương tiện truyền thông không thể gọi chủ tịch Nguyễn Minh Triết là "Triết", con cháu cũng không thể gọi tên cha mẹ ông bà. Trong ngữ pháp Việt Nam, đại từ có giá trị diễn tả sự kính trọng. Theo thiển ý cá nhân, nên có phần về các danh nhân thì nên dùng danh xưng. Ví dụ: "chủ tịch Hồ Chí Minh", bác sĩ "Yersin", "hòa thượng" Thích Quảng Đức, "thiền sư" Thích Nhất Hạnh thay vì chỉ gọi tên trống không.

--NeyH (thảo luận) 23:11, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin hỏi thêm

[sửa mã nguồn]

Ở bài,xin tác giả bài viết nói thêm cho rõ những điểm sau và dẫn chứng cụ thể: 1) Xin dẫn chứng thêm về nguồn gốc ông Thầy của võ sư Hòa. 2) Những con số hàng chục Võ Sư,hàng trăm huấn luyện viên,hàng ngàn võ sinh cũng xin dẫn chứng. 3)Ở nước Nga có trường Đại Học Thanh Long Võ Đạo ??? Chi tiết này cần dẫn chứng cụ thể về nhiều mặt. Tôi nhận xét bài này quá chung chung và hoàn toàn không có cơ sở để kiểm chứng.Mong tác giả bổ sung(nếu có thể),để khỏi chuyện nghi ngờ sau này.Làm ảnh hưởng tới uy tín một vị Võ Sư có chức vụ cao. Cám ơn! Gianglong (thảo luận) 00:47, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời