Bước tới nội dung

Thảo luận:Thư tín dụng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Phanthihuongnd trong đề tài Hỏi

Untitled

[sửa mã nguồn]

Search bằng Google thi "thư tín dụng được 1350 hits, còn "tín dụng thư" được 568 hits. Vậy tại sao lại đổi hướng "thư tín dụng" thành "tín dụng thư"? Viết từ điển thế này là để phục vụ ai?--203.160.1.47 02:34, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Việc gì phải gay gắt thế nhỉ??? Tôi nghĩ những người cần tìm mục từ "thư tín dụng" chả nhẽ không biết "Tín dụng thư"!?, tôi đã rõ trong bài rồi.Doqtu84 02:41, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Câu này "Được trả bởi ngân hàng mở L/C trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ cần thiết" không phải bao giờ cũng chính xác, do có các trường hợp ngân hàng xác nhận phải đứng ra trả thay cho ngân hàng mở L/C khi L/C thuộc loại confirmed L/C.Vương Ngân Hà 06:40, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã edit

[sửa mã nguồn]

PHI il normal LC Advising la gi? Doqtu84 06:53, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về L/C theo UCP500 (còn hiệu lực ít nhất là tới 31/12/2006) có 3 loại: revocable, irrevocable và confirmed irrevocable. Các tên gọi tuần hoàn (revolving), giáp lưng (back to back) chỉ là các thuật ngữ chưa được quy chuẩn hóa của giới ngân hàng. Không rõ UCP600 có đề cập gì tới chúng.Vương Ngân Hà 07:22, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Em có đọc là UCP600 sẽ thay đổi định nghĩa của những thuật ngữ quan trọng mà vẫn chưa tìm được chỗ nào cho download bản draft của UCP600 cả. Doqtu84 07:35, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chu trình thanh toán

[sửa mã nguồn]

Câu này Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong... do Thành viên:For future thêm vào là chưa chuẩn, nếu L/C quy định tại mục 41D: Available With...By... là một ngân hàng cụ thể nào đó (XYZ) không phải là advising bank hoặc ghi ANYBANK BY NEGOTIATION thì Beneficiary sẽ có hai lựa chọn:

  1. Hoặc là phải xuất trình cả L/C và các chứng từ gốc qua XYZ và các thanh toán sẽ diễn ra giữa Issuing bank (hay Confirming bank) với XYZ.
  2. Hoặc là tùy ý chọn một ngân hàng thanh toán (Negotiating bank) nào đó mà họ có tài khoản và ngân hàng đó có dịch vụ thanh toán quốc tế thuận tiện cho họ, không nhất thiết phải là thông qua Advising bank, mặc dù để thuận tiện ít khi người ta đổi sang ngân hàng khác.Vương Ngân Hà 04:15, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ anh Chưa rõ giữa NEGOTIATION trong điều khoản này. Ở đây NEGOTIATION thực chất là nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hay nói nôm na là cầm cố bộ chứng từ trong thời gian Bộ Chứng từ chưa được thanh toán. Ở đây Ngân hàng NEGOTIATION có thể là ngân hàng thông báo hoặc bất kỳ ngân hàng nào theo quy định của L/C. For future 04:55, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Điều này có lẽ tôi rõ hơn anh, vì hai lý do: Thứ nhất, công việc này cá nhân tôi đã thực hiện trên 14 năm rồi. Thứ hai: Vì lý do tế nhị, tôi không nêu tên ngân hàng cụ thể, nhưng chúng tôi đã có một số L/C thực hiện việc xuất trình/thanh toán qua các ngân hàng khác hẳn với Advising bank khi điều 41 D quy định là Any bank nên Beneficiary có quyền chọn bất kỳ ngân hàng nào mà mình thích để xuất trình chứng từ cũng như thực hiện việc nhận tiền thu về. Mọi chứng từ tài chính-kế toán trung gian có liên quan đến việc chuyển khoản và thu phí của các ngân hàng trung gian trong quá trình thanh toán tiền/hàng đó (các chứng từ này bao giờ Negotiating bank cũng cấp cho Beneficiary để họ biết tại sao và bao nhiêu tiền bị khấu đi qua mỗi công đoạn thanh toán/lỗi v.v) đều cho thấy không có khoản thu/chi nào diễn ra với Advising bank, ngoại trừ duy nhất một khoản chúng tôi phải trả cho việc thông báo L/C lúc ban đầu để lấy L/C gốc ra. Như vậy, việc thanh toán thực tế không nhất thiết phải thông qua Advising bank khi mà L/C có quy định cho phép điều đó và Beneficiary mong muốn sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của người khác.Vương Ngân Hà 05:21, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy xin hỏi việc NEGOTIATION có khác Payment không? Vì nếu trả tiền cho người thụ hưởng thông qua advising bank thì các khoản phí hầu như không bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu dùng nghiệp vụ NEGOTIATION với một ngân hàng khác ngoài ngân hàng advising bank thì sẽ có một khoản commission đáng kể vậy nếu anh làm kinh tế anh chọn phương án nào? For future 06:33, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chiết khấu chứng từ thì đương nhiên chưa thể coi là hoàn tất khâu thanh toán, do về thực chất là anh đang vay tạm tiền của ngân hàng với giá trị chiết khấu bằng một số % nào đó của giá trị bộ chứng từ. Muốn chiết khấu thì đương nhiên anh cũng phải đề nghị ngân hàng cho thực hiện điều đó và phải chịu một lãi suất chiết khấu nhất định trong khoảng thời gian từ ngày chiết khấu tới khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành/xác nhận cho giá trị bộ chứng từ. Nhưng ở đây không hề có cái gọi là chiết khấu chứng từ mà đó là khoản tiền trả thẳng từ Ngân hàng mở L/C về ngân hàng X ngay sau khi họ nhận được chứng từ do bộ chứng từ đó là hoàn hảo, không phải lòng vòng thông qua Advising bank kia. Về phí phải thu/hoa hồng thì ở đây có một vấn đề khác. Các ngân hàng nói chung không phải bao giờ cũng có biểu phí như nhau cho cùng một dịch vụ. Trong trường hợp chúng tôi đã từng thực hiện thì các khoản phí thông thường theo biểu phí dịch vụ của Advising bank là lớn hơn một chút so với ngân hàng đã chọn, nhưng điều đó không quan trọng bằng các mối quan hệ khác, chẳng hạn do giữa chúng tôi và X có các quan hệ tín dụng trong một thời gian đủ dài nên một điều rõ ràng là muốn tăng cường quan hệ song phương thì việc dồn các khoản thanh toán chứng từ lớn có thể về để thông qua họ là xứng đáng nhằm nhận được một ưu đãi hơn về lãi suất tiền vay. Quan hệ này chắc anh không cho là một ý tưởng tồi chứ.Vương Ngân Hà 14:57, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ anh chưa thực hiện chiết khấu bộ chứng từ lần nào nên không biết có việc chiết khấu trong khi thực hiện L/C. Còn nếu vì quan hệ tốt với 1 ngân hàng anh thực hiện thông qua ngân hàng đó với nghiệp vụ này mà phí/hoa hồng thấp thì cũng là một điều dễ chấp nhận. Tuy nhiên khi thực hiện nghiệp vụ Negotiation, ngân hàng Negotiation sẽ trả tiền cho anh trước (tất nhiêu là không bằng 100% giá trị L/C) và sẽ nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành. Vì vậy có 1 khoản lãi suất trong thời gian ngân hàng này chờ ngân hàng phát hành thanh toán. Vậy thì khoản phí sẽ tăng lên cho người Beneficiary. Và nghiệp vụ Negotiation hoàn toàn khác với việc Payment của ngân hàng phát hành.For future 01:18, ngày 19 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tới nay cá nhân tôi đã thực hiện thanh toán và/hoặc chiết khấu không dưới 5.000-6.000 bộ chứng từ, chắc anh hiểu giai đoạn mà công ty nào đó ăn đong từng bữa để có tiền chi dùng vào rất tất nhiều việc (lương, trả nợ vay đến hạn v.v) thì việc chiết khấu chứng từ là cần thiết như thế nào, anh có thể hỏi các phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank TW hay Vietindebank TW. Ở đó người ta có biết tôi đó (tên trên trang cá nhân là tên thật của tôi). Vương Ngân Hà 04:44, ngày 19 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nội dung khó hiểu và dài dòng

[sửa mã nguồn]

Cần lượt lại cho ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:29, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hỏi

[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi khi nào thi trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ xuất hiện ngân hàng xác nhận,khi nào thì có ngân hàng thông báo thứ hai?Rất mong mọi người cho ý kiến giùm,mình ko biết được tại sao và đang rất cần thông tin này.Thanks! Phanthihuongnd (thảo luận) 20:27, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người thụ hưởng thường phải kiểm tra các thông tin về ngân hàng phát hành L/C để chắc rằng có thể nhận được tiền một cách thuận lợi khi xuất trình chứng từ theo các điều khoản của L/C. Để cho thuận tiện và tránh rủi ro, người hưởng sẽ yêu cầu bên phát hành L/C thông báo (advice, inform) hoặc xác nhận (confirm) qua một ngân hàng mà người hưởng đã có quan hệ tín dụng (ví dụ tài khoản của anh ta hoặc công ty đang mở ở đó). Khi cần rút tiền, thay vì gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C, người thụ hưởng sẽ gửi cho ngân hàng thông báo hoặc xác nhận L/C đó,

thời hạn có hiệu lực của L/C khoảng bao lâu? ngày giao hàng có nhất thiết nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C không? và nếu ngày giao hàng kéo dài, để có thể thanh toán người bán nên làm gi?