Thảo luận:Thượng đế
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Greenknight dv
Tôi thấy nội dung bài này có vấn đề. Không rõ nói về "đấng sáng tạo" (kiểu Tây) hay "thượng đế" (kiểu Tầu).
- Kiểu Tây thì Father God/Allah vừa là ông chúa to nhất vừa là người tạo ra thế giới. Nhưng trong tiếng Việt, các vị này không ai gọi là thượng đế.
- Còn kiểu Tầu-Việt, thì "thượng đế" chẳng qua là một ông vua trên trời, chẳng qua do nhiều năm tu luyện mà lên được chức đó, chứ còn trời đất do ai đó khác hoặc là tự nó sinh ra.
Nếu là kiểu 1 thì cần đổi tên bài, nếu là kiểu 2 thì cần đổi nội dung. Với tình trạng hiện này thì tôi thấy nó thuộc loại chất lượng kém. Tmct 08:52, ngày 19 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Bài đang là Rất sơ khai nên có thể chất lượng kém, nhưng đây là một khái niệm cần được phát triển thành một bài viết theo nhiều quan niệm khác nhau. Không nên xoá vội. Lưu Ly 09:33, ngày 19 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Vấn đề là: trong tiếng Việt, có quan niệm "thượng đế là người sáng tạo ra thế giới" hay không? Theo tôi hiểu thì không có (xem phần tôi viết ở trên), nghĩa là nội dung bài này đang ở tình trạng "kém do sai" chứ không phải "kém vì rất sơ khai". Tmct 13:13, ngày 20 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- OK, Google cũng thấy có nơi gọi Thiên Chúa là Thượng đế. Vậy thì tôi sẽ sửa thành bài định hướng. Tmct 13:23, ngày 20 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Theo em thì sau khi Kitô giáo tới nước ta thì từ Thượng đế mới mang thêm nghĩa là đấng sáng tạo thế giới. Ngôn ngữ có sự phát triển của nó và chúng ta nên tôn trọng điều ấy. Trong nhiều trường hợp thì Công giáo và Tin Lành ở Việt Nam gọi Chúa Trời là Thượng đế, nhất là với Tin Lành, như trong 2 bản dịch Kinh Thánh: Bản Diễn Ý (năm 1988) và Bản Phổ Thông (năm 2010) đều dùng từ này cả.--Greenknight dv (thảo luận) 15:31, ngày 23 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Tôi thấy bài viết cần được chỉnh sửa khi nói: "Thượng đế trong Phật giáo gọi là phật tổ và đó là đại vương bồ tát Di-lặc", theo quan điểm của Phật Giáo thì Đức Phật không phải là Thượng Đế, mà chỉ là người chỉ ra cho mọi người sự thật.