Bước tới nội dung

Thảo luận:Thương mại Việt Nam thời Nguyễn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Langtucodoc trong đề tài Untitled
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Theo link này [1], có thể nhận xét thấy vài điều :

  • Theo quan niệm xưa, các thứ hạng xã hội là sĩ-nông-công-thương, thương đứng hạng chót, nên còn được coi là nghề mạt hạng (hay mạt nghiệp) nên không được quan chức chính quyền khuyến khích (một vài quan chức còn tìm cách hạn chế sự phát triển nghề này), và cả tâm lý người dân cũng không thích theo đuổi nghề này.
  • Các trung tâm thương mại cũ như Phố Hiến, Kẻ Chợ, Mỹ Tho đại phố, Cù lao phố (đều liên quan đến người gốc Hoa khởi tạo), đều vì hậu quả chiến tranh mà suy tàn (trước khi Gia Long lên ngôi), những trung tâm mới chưa kịp phát triển.
  • Tuy nhiên, ngoài những người Hoa, một số thương gia Việt vẫn bắt đầu "tập buôn bán", như Đào Trí Phú, và dần có thêm "kinh nghiệm đi biển", phát triển ngành hàng hải. Ngành thương gia coi như bắt đầu phát triển từ thời đó, để có những đại gia sau này, như Tứ đại Phú hộ thời gian ngắn sau đó (tuy một vài người cũng có gốc Hoa). Những manh múm khởi tạo nền thương mại thời nhà Nguyễn không hẳn là hoàn toàn vô ích và không giúp gì được để thay đổi phần nào bộ mặt xã hội sau này.

Mong Trungda nếu thấy những thông tin hợp lý và hữu ích từ link này, hãy bổ xung thêm vào bài. --Langtucodoc (thảo luận) 19:34, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời