Thảo luận:Thơ
Thêm đề tàiDự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Văn học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Viết lại
[sửa mã nguồn]Bài này cần được viết lại vì nó đọc như một bài văn (essay) hơn là một bài bách khoa.
Ngoài ra, tôi để ý trong các bài gần đây là các thành viên mới không biết cách dùng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy... đúng. Tôi nghĩ là trong các sách hướng dẫn, hay trong FAQ, chúng ta nên nhắc lại các quy luật chính tả cơ bản này.
Mekong Bluesman 12:30, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Chắc chắn cần viết lại và wiki hóa, đồng thời cũng phải đổi tên thành thơ ca là tên phổ biến hơn tại Việt Nam. Tôi ham hố và tham gia nhiều thứ quá, thời gian lai eo hẹp nên phần Wikipedia:Hướng dẫn cách trình bày vẫn chưa xong. Mong anh Mekong Bluesman giúp một tay. Nguyễn Thanh Quang 12:38, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi đồng ý rằng bài này như một bài viết luận thì đúng hơn là một bài trình bày khái niệm để người khác có thể hiểu được, vì vậy cần phải viết lại. Cả các đề mục tới một số tác giả ở phía dưới cũng cần được bỏ đi. Theo tôi Thơ và Thơ ca không đồng nhất, nên không nên đổi tên (thơ ca rộng hơn thơ). Annonymous
Đúng là nên viết lại, nhưng không nhất thiết đổi tên thành thơ ca. Điều cần thiết là nên căn cứ trên định nghĩa về thơ của các từ điển văn học, chứ không nên tự suy nghĩ và diễn đạt rối rắm như vậy. Khi nói đến thơ, thì phải phân biệt được với các thể loại văn học nghệ thuật khác như: truyện, ký, tiểu thuyết..v..v.. Bài viết trên chưa đưa ra những đặc thù của thơ để nhận diện và phân biệt thể loại văn học này - một trong những yêu cầu cơ bản nhất của một bài viết bách khoa dành cho một khái niệm. Do vậy, bài này chưa chấp nhận được. --Nguyễn Lam Điền 01:50, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- OK! Viét lại hay viết đi thi cũng nên theo tư duy mới của thế kỷ 21 chứ không nên chỉ theo các từ điển có sẵn(đôi khi hoặc nhiều khi đã là cổ lỗ sỹ) rồi copy vào như con vẹt thì người ta cần gì đến Wiki nữa
- Hơn nữa đây là từ điển có tính dân chủ ,mở,được sửa nhiều lần,làm bán chuyên tranh thủ blog,đóng góp tự nguyện miễn phí chứ không phải là từ điển kiểu classic-cho nên các bài có tính tương đối là đạt yêu cầu
- Tôi thấy một vài thành viên đã có tính độc đoán ý kiến rồi đó! Mà cái tính xấu đó xưa nay đã và đang là cản trở cho tự do trí tuệ,là nguồn gốc làm hỏng sự sáng tạo và tiến bộ xã hội.Ai còn trẻ mà đã có tính đó thì dù giỏi bao nhiêu cũng sẽ hỏng!!!
- --Hamdoc 18:28, ngày 20 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Theo tôi, dân chủ hay tự do bao giờ cũng đi liền với luật pháp. Đề nghị người viết tránh để danh tính cá nhân trong bài viết (xưng hô "tôi" hay ký tên), tránh bình phẩm theo chủ quan cá nhân về một đối tượng nào đó, cần viết bài theo quy định của Wikipedia (chú ý quy tắc bỏ dấu câu, viết hoa...) và quan trọng hơn cả là về nội dung phải mô tả chính xác và rõ ràng mục từ muốn trình bày (bài này nói về "Thơ" đơn thuần hay là bình luận thơ ca Việt Nam thời phong kiến? v.v.). Mong bác HAM ĐỌC để ý. Nguyễn Thanh Quang 12:49, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ là bài này nên được đặt tên là Thơ Việt Nam. "Thơ" (poetry, poésie...) là một hình thức văn rất rộng lớn bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau của các văn hóa khác nhau trong từng ngôn ngữ khác nhau.
- Tôi cũng chú ý là các thành viên gần đây khi viết bài thường nghĩ đây là Wikipedia Việt Nam (không đúng, đây là Wikipedia tiếng Việt -- có một sự khác biệt quan trọng) nên khi viết về một đề tài general họ thường thu hẹp vào phạm vi của Việt Nam. "Thơ", như bài này, là một thí dụ.
- Cũng vì lối nhìn đó mà các cụm từ như "nước ta", "dân ta"... (thay vì "Việt Nam", "người Việt"...) đã xuất hiện trong các bài viết nhiều hơn gần đây. Khi viết "Bộ Y tế nước nhà (hay quốc gia) đã ra chỉ thị XYZ...", các người đọc không thể nào biết đó là bộ y tế của nước nào đã ra chỉ thị đó. Mỹ, Úc, Việt Nam?
- Mekong Bluesman 17:33, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Không phải cứ chép nhiều thơ vào đây thì bài này sẽ thành bài bách khoa nói về thơ. Bên Wikisource còn thiếu nhiều thơ lắm. Nguyễn Thanh Quang 13:56, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC) Không phải
Một cách hiểu về thơ
[sửa mã nguồn]Tôi đã sửa phần "Một cách hiểu về thơ" để đọc dễ hơn (cho khoảng trắng sau các dấu chấm, phẩy...; viết ngắn lại; thơ thuộc về văn chương không phải về nghệ thuât (arts)...) nhưng sau khi đọc tôi, tự xem tôi như một người không biết thơ là gì, ngày càng thấy khó hiểu:
- Thơ "được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc ... không vần điệu"
- Thơ là loại "ít khi do học mà làm được ... hay, dù nếu đã làm được ... hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn"
- Thơ "tồn tại như một loại thể văn học" (nghĩa là nhân tạo) và "trong thiên nhiên nói chung"
- Thơ vừa thuộc tình cảm vừa thuộc lý trí
Như vậy, thơ là... cái gì cũng được!!!
Ngoài ra, câu "Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một" nói đến đặc điểm đó. Đặc điểm nào?
Và cuối cùng chấm dứt bằng "Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác". Như vậy là sau khi viết dài người viết nói là đi tìm định nghĩa của thơ ở tại các nơi khác, không phải tại đây!!!
Viết như vậy thì chỉ làm dài bài, không giúp người đọc.
Mekong Bluesman 14:23, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Thiềng ĐứcVL xin góp ý...
Những đóng góp trong topic này của các tác giả đã quá lâu...
Tuy nhiên mọi ý kiến đều là tâm huyết và đáng trân trọng để
chất lượng Thơ VN ngày càng được nâng cao...
TĐ xin post mấy ý kiến đã đóng góp bên w.Thi viện/annonymous...
-Bài báo của Ô. Vũ Quần Phương cũng hay lắm...
Cháu xem qua ở topic "THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY"...
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ừ, bài này đọc hay quá!
"Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ." Đoạn này.. đọc rất phải ngẫm nghĩ! Cảm ơn ĐLH.
Thiềng Đức đã viết:
Cái đẹp và thơ hiện nay
HỒ SĨ VỊNH
Là nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng đồng thời phải có lý tưởng xã hội; lý tưởng xã hội là năng lượng của nhà thơ, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất với anh ta.
VIẾT CHO AI, VIẾT ĐỂ LÀM GÌ? Vẫn là hai câu hỏi tưởng như không khó trả lời, nhưng thực tiễn sáng tạo thơ là ở một số hiện tượng làm cho người đọc không yên lòng. Những hiện tượng một số nhà thơ trẻ tự khẳng định mình sớm, muốn nổi danh ngay (như một số ca sĩ bên sân chơi nhạc trẻ), những tuyên ngôn thơ vừa cao ngạo vừa ngậm ngùi, thậm chí vô trách nhiệm đối với bạn đọc, những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những trang báo.
TĐ rất tâm đắc với tác giả HSV...Xin copy trích đoạn ra đây để làng thơ ta "ngâm kíu"...làm thế nào để thơ bây giờ được đánh giá hay hơn thời trước... Cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh. (Còn trích đoạn nữa)
-Tác giả HSV dường như không làm thơ... nhưng ý kiến về thơ rất chuẩn xác cho mọi người học tập hôm nay và về sau...
Thiềng Đức đã viết: -Xin trích đoạn tiếp...Topic:"Bàn luận về thơ Việt Nam" ở Room "Thảo luận chung về thơ Việt Nam".
...Bản chất xã hội của nhà thơ là con người xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều người càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, coi thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả - thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại.
...có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần những giá trị truyền thống..., họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen – chê, chấp nhận – từ chối là chuyện của dư luận xã hội.
...Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật...
...Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự chân thật tối đa.
...cái đẹp trong thơ phải gắn liền với đạo đức xã hội.
...Không có lý tưởng hoặc lý tưởng hời hợt, không bắt nguồn từ đời sống, quay lưng lại một số phận con người, thì mọi tìm kiếm cái đẹp cái mới của nhà thơ trở thành con số không.
-Một lần nữa, xin cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
Thiềng ĐứcVL 11:19, ngày 20 tháng 10 năm 2007 (UTC)
[quote][i][b]Thiềng Đức[/b] đã viết:[/i]
Trích thêm bài viết của Hồ Sĩ Vịnh
"Cái đẹp và thơ hiện nay"
để chúng ta định hướng cho Thơ ca hôm nay và mai sau...
...Có tài nhưng phải có học vấn, học vấn xin đừng nhầm lẫn với bằng cấp, và là thực học, thực tài. Người làm thơ không biết trước, biết sau; biết trong, biết ngoài; biết đông, biết tây thì khác nào anh lính không có vũ khí. Có thể có học vấn cao mà thơ không hay, nhưng đã có bài thơ hay, câu thơ đẹp thì người làm thơ đã có học vấn rồi đấy.
...“Bản chất của văn chương là tự học vấn mà ra, học vấn uyên bác thì viết văn mới hay. Có lẽ đâu văn chương lại làm cho người ta kiêu căng?” (Lê Quý Đôn)
...Mọi thứ bắt chước những cái kỳ quặc, thô kệch và lố bịch của những dòng thơ suy đồi bên ngoài, ngôn từ rối rắm và xoàng xĩnh, cách diễn đạt thô thiển gượng gạo, vờ vĩnh về đề tài tình dục, tình yêu nam nữ đều xa lạ đối với thơ hiện đại và tất nhiên sẽ bị người đọc từ chối.
-Cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh[/quote]
Thiềng ĐứcVL 07:55, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Đề nghị
[sửa mã nguồn]Tôi đề nghị các người đóng góp vào bài này nên chú ý đến các chính tả cơ bản, đặc biệt là thêm các khoảng trắng sau các dấu chấm, phẩy..., để không cần đến các thành viên khác đi dọn dẹp bài.
Tôi cũng muốn nhắc đến quy định về thái độ trung lập của Wikipedia, do đó tất cả các bài viết không nên được viết dưới ngôi thứ nhất, không nên dùng các từ như "chúng ta", "tôi nghĩ", "bạn phải"...
Hơn nữa, khi viết một vật, một sự kiện, một người, một câu thơ là "số một", là "bất hủ"... thì ai là người đã cho cái giá trị "số một" và "bất hủ" đó? Nếu là ý kiến của người viết thì nên bỏ đi.
Mekong Bluesman 14:38, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Ý trong bài
[sửa mã nguồn]Trong bài, có một số ý tôi thấy không đúng:
- "Thơ, thơ ca hay thi ca, ....nhiều ý cô đọng lại trong các dòng ngắn ngủi": nhiều bài thơ rất dài, không hề ngắn ngủn.
- "Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình": "thủy mặc" và "hội họa" là khác nhau. "Thủy mặc" trong thơ Nguyễn Khuyến thì có, nhưng thơ Nguyễn Du thì dường như ít có.
- "Nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa": đến thời điểm hiện nay thì chỉ nên viết là "nhà thơ quân đội TĐK".
- "hình ảnh động đậy": có lẽ nên dùng là "hình ảnh động" thôi.
- Hiện tại bài viết về "thơ" mà chưa đề cập đến "tứ thơ".
Và tôi cũng đồng ý là bài này nên đổi thành Thơ Việt Nam, vì nếu còn viết đến thơ của các nước khác thì sẽ rất dài và sẽ không đủ ý cho các loại thơ đó. Riêng thơ Việt Nam để viết đủ ý thì cũng đã rất dài rồi. Casablanca1911 04:00, 7 tháng 8 2006 (UTC)
- "Thơ, thơ ca hay thi ca, ....nhiều ý cô đọng lại trong các dòng ngắn ngủi": nhiều bài thơ rất dài, không hề ngắn ngủn.
- Đồng ý! tôi đã xóa đoạn "lại trong các dòng ngắn ngủi" đi.
- "Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình": "thủy mặc" và "hội họa" là khác nhau. "Thủy mặc" trong thơ Nguyễn Khuyến thì có, nhưng thơ Nguyễn Du thì dường như ít có.
- Thủy mặc - trường phái tranh đặc sắc của Trung Quốc và sự tồn tại ở Việt Nam
- Khi đọc truyện Kiều, tôi thấy nhiều câu gây những hình ảnh chấm điểm phác thảo như trong tranh thủy mặc
- Buồn trông cửa bể chiều hôm
- Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
- Buồn trông ngọn nước mới sa
- Hoa trôi man mác, biết là về đâu
- Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Làn thu thủy, nét xuân sơn (Mắt trong như nước mùa thu, lông mày phơn phớt như núi mùa xuân)
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- Tà tà bóng ngả về tây
- Nao nao dòng nước uốn quanh
- Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
- Dưới cầu nước chảy trong veo
- Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Đấy là mình mới chỉ trích một vài phần thôi. Những chi tiết mà ông dùng đều là những cảnh tượng thường thấy trong tranh Thủy mặc.
- Bạn đọc link trên cũng hiểu là tranh thủy mặc như thế nào. Nguyễn Du nổi tiếng với phong cách "tả cảnh để tả tình" và tả thực. Có thể lấy đề tài trong truyện Kiều để diễn họa ra tranh thủy mặc thì đúng. Nhưng truyện Kiều có sử dụng phong thái thủy mặc thì không đúng. Tôi nghĩ như vậy, nhưng vấn đề này tranh cãi thì không thể hiểu hết được ý, cho nên tùy bạn sử dụng từ thế nào cho hợp lý. Casablanca1911 04:24, 10 tháng 8 2006 (UTC)
- "Nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa": đến thời điểm hiện nay thì chỉ nên viết là "nhà thơ quân đội TĐK".
- Vì đa số các câu thơ mình trích được TĐK làm lúc còn nhỏ nên muốn giữ nguyên cái tuổi của Khoa lúc đó.
- Bạn có thể viết cách khác là "thần đồng thơ Trần Đăng Khoa", chứ viết rõ ra là "nhà thơ thiếu nhi TĐK", ai chưa biết ông thì lại nghĩ là ông vẫn đang là trẻ con. Casablanca1911 04:24, 10 tháng 8 2006 (UTC)
- "hình ảnh động đậy": có lẽ nên dùng là "hình ảnh động" thôi.
- Ừ! có thể đổi lại. Còn đang nghĩ.
- Hiện tại bài viết về "thơ" mà chưa đề cập đến "tứ thơ".
- Có lẽ có người nên viết thêm vào.
Và tôi cũng đồng ý là bài này nên đổi thành Thơ Việt Nam, vì nếu còn viết đến thơ của các nước khác thì sẽ rất dài và sẽ không đủ ý cho các loại thơ đó. Riêng thơ Việt Nam để viết đủ ý thì cũng đã rất dài rồi. Casablanca1911
- Tôi đồng ý, và phần thơ Đường cũng nên để riêng sang bài thơ Đường giải quyết.
--Hai Dang Quang 23:23, 9 tháng 8 2006 (UTC)
Dạng (form)
[sửa mã nguồn]Các dạng ở đây có phải là các thể loại như lục bát, song thất lục bát... hay không? Hay là nói về thể loại thiếu nhi, trữ tình, trong chiến tranh v.v?--Hai Dang Quang 21:34, 10 tháng 8 2006 (UTC)
Một cách hiểu khác về thơ
[sửa mã nguồn]Tôi muốn viết như sau:
Thơ là một bộ phận không thể thiếu của văn chương, thơ rất gần gũi với đời sống tinh thần của con người từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Nhưng để được có định nghĩa về thơ như thế nào cho thật chính xác, thật hợp lý đúng với bản chất của thơ thì không đơn giản đối với con người.
Mà thơ là bộ phận không thể tách rời của văn chương, cứu cánh cuối cùng (mục đích cuối cùng của văn chương) là vì con người, vì cuộc sống của con người và luôn hướng con người đến cái Chân_Thiện_Mĩ.
Ở phương Tây, Aristotle đã có công trình nghiên cứu về thơ "Bàn về thế giới nghệ thuật của thi ca"
Ở phương Đông, Bạch Cư Dị đã có một định nghĩa về thơ như sau:
Căn (rễ):là tình, là gốc của thơ.
Miêu (cành): là ngôn, là lời thơ.
Hoa (hoa):là thanh, là âm thanh, là tính nhạc trong thơ.
Thực (quả):là nghĩa, là ý nghĩa, là tác dụng của thơ đối với cuộc sống của con người.
(tôi chỉ có bấy nhiêu ý kiến, mong đóng góp của các thành viên)
Võ Thị Kim Loan 11:11, ngày 1 tháng 12 năm 2007
dau xuan den nha choi
[sửa mã nguồn]toi den voi em ngay dau xuan ma em hung do giong tran ngan ca bai xu hue sao hay the khien toi nghe mai cha muon ve
Nên đánh dấu sao bài này là một bài viết chọn lọc
[sửa mã nguồn]Bài này đã đạt tiêu chuẩn của một bài chọn lọc với đủ các thông tin về thơ, cách gieo vần, các loại thơ,... Theo mình nghĩ nên đánh giá nó là bài chọn lọc tốt.|Trantrongnhan 12:25, ngày 4 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Bạn có thể đưa bài viết ra không gian Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc hoặc thấp hơn là Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt để lấy ý kiến của cộng đồng về việc này. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 12:30, ngày 4 tháng 11 năm 2016 (UTC)