Thảo luận:Thân rễ
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]Theo tôi thì bài này nên gộp vào bài Thân cây như là một biến thái của thân cây thì hơn. Nội dung của nó sơ sài chưa nên tách riêng thành 1 bài độc lập. --Gió Đông (thảo luận) 09:01, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)
- Nội dung sơ khai thôi mà bạn, thân rễ khác thân cây mà. TemplateExpert Thảo luận 09:40, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)
Thân rễ thực chất là một dạng biến thái của thân cây thôi. Nó được phân loại như là một loại thâm ngầm. Theo tôi nó ít được dùng (lần đầu tiên tôi gặp khi đọc bài này) trong các tài liệu về thực vật bằng tiếng Việt.--Gió Đông (thảo luận) 09:44, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)
- Xin đừng quá phụ thuộc vào việc sử dụng dịch tự động bài này từ phiên bản tiếng anh, vì thuật ngữ chuyên môn từ tiếng anh sang tiếng Việt là còn nhiều khập khiễng.--Gió Đông (thảo luận) 10:10, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)
- Mình đâu phụ thuộc vào tiếng Anh, bạn không hiểu thân rễ rồi, nó khác thân cây. Thân rễ có chức năng sinh sản vô tính + tích trữ chất dinh dưỡng và đa số nằm ở dưới đất hoặc sát đất, ... rất nhiều Wiki đã chia rõ 2 loại rồi bạn à. TemplateExpert Thảo luận 10:20, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)
Giải thích như thế nào cho bạn hiểu nhỉ. Về góc độ bài viết thì nó có thể được tồn tại như 2 bài, nhưng về góc độ chuyên môn phân loại thì theo những kiến thức của tôi về chuyên ngành phân loại hình thái thực vật thế này nhé: thuật ngữ rhizome dịch sang tiếng Việt nó là thâm ngầm (trong hình thái học thực vật), ví dụ như dong giềng, gừng, tre trúc. Căn hành là một dạng biến thái của thân ngầm, còn thân ngầm là một dạng thân cây biến thái. Ở các loài thực vật có tồn tại thân ngầm thì đương nhiên nó cũng tồn tại một dạng thân khí sinh nữa trên mặt đất. Như bạn nói thì có lẽ ngành phân loại hình thái sẽ phải viết lại sách.--Gió Đông (thảo luận) 10:45, ngày 10 tháng 5 năm 2013 (UTC)