Bước tới nội dung

Thảo luận:Thái nữ Victoria của Thụy Điển

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 tháng trước bởi ThiênĐế98 trong đề tài Từ chế
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Bài viết này, nếu ko ai phản đối, tôi sẽ đổi tên thành Victoria của Thụy Điển, phần "của Thụy Điển" giúp chúng ta phân biệt với nữ hoàng Victoria của Anh! Tên bài hiện nay tôi cho là hơi dài!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:03, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

đồng ý.123.28.252.144 (thảo luận) 13:10, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn! Vậy thì tôi sẽ đổi ngay nếu bạn chính là người tạo ra bài viết này!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:15, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cưới vs kết hôn

[sửa mã nguồn]

Đọc bài xong giờ mới biết cô này cưới năm 2009 nhưng đến tháng 6/2010 mới làm lễ kết hôn chính thức, đúng không hĩ? 210.245.12.41 (thảo luận) 23:57, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không thể lấy lý do dài!!!

[sửa mã nguồn]

Tôi đã di chuyển trang từ Victoria của Thụy Điển sang Công chúa Victoria của Thụy Điển! Việc di chuyển này dựa theo quy luật chung mà thôi, không thể lấy lý do tiêu để dài mà chuyển thành một cái tên không ý nghĩa được, thông thường tên của thành viên thuộc hoàng gia, cho dù ở thời Trung cổ hay hiện nay, cho dù đó là Hoàng gia Thụy Điển hay Hoàng gia Anh thì tên thành viên đều kèm theo tiền tố vị (Hoàng tử hay công chúa) xếp tước, sau đó tới tên và cuối cùng là tước vị (Công tước, bá tước, nam tước)... Bất cứ phiên bảng wiki nào cũng làm như vậy cả, hãy kiêm tra rõ hơn ở Hoàng gia Anh kể cả trang tiếng Việt và tiếng Anh nhé!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 04:01, ngày 31 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Từ chế

[sửa mã nguồn]

Tôi đã thử dò cụm từ "Thái nữ" trên công cụ tìm kiếm nhưng không thấy, không rõ đây có phải là từ chế? Xin phiền hai BQV PlantaestNguyentrongphu kiểm tra chéo giúp. ✠ Tân-Vương  16:14, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời

@ThiênĐế98: Việc này tôi không rõ do không có chuyên môn. Tôi nghĩ nên liên hệ BQV Thái Nhi. Dang (thảo luận) 16:20, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Dang, không ngờ BQV vẫn còn onl nhưng không lộ diện :D. ✠ Tân-Vương  16:23, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
@ThiênĐế98: Tích cực hơn tôi mà, cứ lên TĐGĐ là thấy :v Dang (thảo luận) 16:25, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang À không, tôi đang tiến hành viết một bài viết do bị một số thành viên "đốc thúc" dữ dội; tuy vậy, chọn rồi mới thấy mình đã phán đoán sai về nhân vật và nhân vật quá phức tạp. Tôi đang tạm hoãn một tuần do việc cá nhân, nên bạn cũng sẽ khó thấy trong vài ngày tới :D. ✠ Tân-Vương  16:28, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
@ThiênĐế98: Có vẻ sai sai về context trò chuyện, mà kệ đi ._. Dang (thảo luận) 16:33, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Bạn nhận ra rồi à, đôi khi để tiếp tục câu chuyện thì nên bỏ qua... Hy vọng BQV Thái Nhi có cách giúp xác định cụm từ này. ✠ Tân-Vương  16:36, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Xin BQV Thái Nhi giúp xem cho trường hợp này. ✠ Tân-Vương  16:22, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thái nữ (太女), Hoàng thái nữ (皇太女) là từ được sử dụng hẳn hòi để chỉ trữ quân là nữ. Như trường hợp An Lạc Công chúa được vua cha Đường Trung Tông phong cho tước hiệu "Hoàng thái nữ". Tuy nhiên, Lịch sử Đông Á ít có trường hợp con gái được lập làm trữ quân nên từ này ít thông dụng. Thậm chí, có trường hợp vẫn dùng "Hoàng thái tử" thay cho "Hoàng thái nữ" như trường hợp của Lý Chiêu Hoàng (trường hợp nữ trữ quân duy nhất trong lịch sử Việt Nam). Thái Nhi (thảo luận) 01:05, ngày 17 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn BQV Thái Nhi đã chỉ dẫn, một bài học về cách dùng từ rất hay. Đúng là cá nhân tôi từng đọc nhiều bản dịch tiếng Việt nhưng cũng không thấy cụm từ "thái nữ" được sử dụng. Trong bài Lý Chiêu Hoàng có đề cập đến chữ "tử" được sử dụng với hàm ý là "con", không phân biệt giới tính, không rõ vì sao không thấy cụm từ tương ứng nam-nữ, nhưng ngày nay dùng tử-nữ, xin BQV giảng giải. ✠ Tân-Vương  01:42, ngày 17 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời