Bước tới nội dung

Thảo luận:Tam quốc diễn nghĩa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Hqnhan5891 trong đề tài Góp ý
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Gia Cát Chiêm có hàng Đặng Ngải?

[sửa mã nguồn]

Tôi đọc Tam Quốc Chí Chú của Bùi Tùng Chi thấy ghi rõ sự kiện Gia Cát Chiêm và Gia Cát Thượng tử trận bảo vệ ải Miên Trúc. Tại sao nguồn dẫn "Tam Quốc Chí" lại nói không phải? Đề nghị xóa phần đó! Không hiểu sao tôi không ẩn được phần đó (báo lỗi ref) nên tạm xóa đó. Bạn nào thông thạo hơn xin ẩn giúp tôi. Cảm ơn! Wiwi (thảo luận) 13:03, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu bạn đọc được sách Tam Quốc Chí Chú, làm ơn cho đường dẫn về quyển mấy. Như tôi biết thì sách này chưa được dịch ở Việt Nam, vì thế vẫn phải dùng từ những sách khác dẫn lại.--Trungda (thảo luận) 16:05, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lâu rồi mới lật lại vấn đề này. Mới đây tôi xem Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện của Trần Văn Đức (người Tàu chứ không phải người VN!), dịch giả Minh Tân, thấy cũng khẳng định Gia Cát Chiêm tử trận. Sách này trích dẫn nhiều từ cổ sử Tàu như Tam quốc chí và Tư trị thông giám..., tuy không nói rõ đoạn Chiêm chết lấy từ đâu nhưng có thể tin được vì mấy lẽ:
  1. Tác giả người TQ, có thể chắc chắn tiếp xúc với nguyên bản Tam quốc chí
  2. Tác phẩm không có dấu hiệu ca ngợi thái quá với Gia Cát Lượng; mặt khác đã vạch nhiều nhược điểm, sai lầm của ông cũng như Long Trung sách. Cách viết của Trần Văn Đức có thể coi là khách quan.
Vì vậy tôi nhất trí xóa đoạn lấy từ Tam quốc bình giảng. Cảm ơn Wiwi. Thích sử Tàu nhưng không biết chữ Tàu thật thiệt thòi :(--Trungda (thảo luận) 16:05, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tư Mã

[sửa mã nguồn]

Sao bài này tôi tìm từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới mà không thấy có chữ nào nói đến mấy người nhà dòng họ Tư Mã, là dòng họ chiến thắng cuối cùng nhỉ? Newone 12:51, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đường vòng

[sửa mã nguồn]

Trong bài, mục nguồn gốc tác phẩm có nói Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung bắt nguồn từ Biên niên sử Tam Quốc của Trần Thọ, nhưng khi click vào thì lại dẫn tới bài này là sao? Không lẽ hai ông đó (LQT và TT) hợp tác, chung sức cùng viết tác phẩm này? Newone 09:57, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tam Quốc Chí do đốc tờ chuyển hướng về Tam Quốc Diễn Nghĩa là sai, tạo nên circular link. Đã sửa. Nguyễn Thanh Quang 12:18, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài nài ai sửa bỏ phần nói về Tam quốc chí của Trần Thọ rồi? Newone (thảo luận) 06:06, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Góp ý

[sửa mã nguồn]

"Tam Quốc Chí" là của Trần Thọ, tác phẩm này đúng tên là "Tam Quốc Diễn Nghĩa" hoặc "Tam Quốc Chí diễn nghĩa" mới là của La Quán Trung chứ.

Trdkhiem 11:53, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tam quốc diễn nghĩa ghi lại câu chuyện về một nhà sư là bạn của Quan Vũ và báo cho Quan Vũ biết trước về cuộc mưu sát ông. Sau đó vị sư này đã giúp Quan Công đầu thai trở lại.

Phần này ở hồi nào trong truyện? Newone 04:00, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sư Phổ Tĩnh cứu Quan Vũ hồi 27; gặp lại linh hồn Quan Vũ lúc chết hồi 77.--Trungda (thảo luận) 10:42, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong phần "Sự thực của một số tình tiết hư cấu" ý thứ 8 và ý thứ 15 đều nói về việc "Thuyền cỏ mượn tên" nhưng lại đối lập nhau. Phần 8 nói rằng việc này không có thật trong khi phần 15 lại cho rằng "thuyền cỏ mượn tên" là "do chính Tôn Quyền thực hiện" không biết thực tế ra sao có ai có thể giải đáp sửa lỗi giùm ko???Hqnhan5891 (thảo luận) 07:16, ngày 18 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nghi vấn

[sửa mã nguồn]

Hán Cao Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo.

Đoạn này ở đâu vậy?Bring Vietnam to the world (thảo luận) 10:37, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Truyện khuyết danh Trọng Tương vấn Hán, cho hàng loạt nhân vật đầu thai hậu kiếp để báo oán tiền kiếp. Sự tưởng tượng thật thú vị.--Trungda (thảo luận) 10:44, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hành trình tại Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Phần phát hành tại Việt Nam hơi dài so với bố cục chung lại vừa hơi lệch (chỉ nói về phát hành tại Việt Nam). Ngoài ra Tam quốc diễn nghĩa đã được dịch và in trên Nông cổ mín đàm rồi chứ không phải không có, truyện được dịch và trên báo này thì mang tên là Tam quốc chí tục dịch. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:53, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Báo Nông cổ mín đàm có đăng là bằng chứng tốt nhất rồi, đây là nguồn sơ cấp nhất, không cần các nguồn sách nào khác nữa phải không bác. Bác muốn đọc một số báo có đăng truyện này thì email cho tôi tôi gửi cho bác đọc. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:50, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc

[sửa mã nguồn]
Bài này được làm chọn lọc thời gian nào nhỉ? 222.252.8.34 (thảo luận) 10:44, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Năm 2005, đó là thời kỳ đầu của Wikipedia tiếng Việt. Tân (thảo luận) 10:52, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thảo nào, bài ngắn tí mà cũng chọn lọc! 222.252.8.34 (thảo luận) 07:53, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời