Thảo luận:Tốc độ vũ trụ
Thêm đề tàiDự án Thiên văn học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
[sửa mã nguồn]Theo tôi, tốc độ và vận tốc trong tiếng Việt hoàn toàn không đồng nghĩa. Vận tốc là một danh từ chỉ một cái gì đó liên quan đến các đại lượng có thể đo lường cụ thể, còn tốc độ bao hàm nghĩa trừu tượng nhiều hơn, nó có thể là danh từ hay tính từ tùy theo từng ngữ cảnh và nói chung khá trừu tượng, mặc dù cũng được dùng trong các trường hợp cụ thể nào đó giống như vận tốc. Ví dụ:
- Ở dạng tính từ: Người ta nói những kẻ có máu tốc độ ám chỉ những người thích (máu mê) phóng xe (hoặc trò chơi đua xe) rất nhanh, nhưng không ai nói những kẻ có máu vận tốc cả hoặc cô ta đánh máy thật là tốc độ chứ không nói cô ta đánh máy thật là vận tốc.
- Ở dạng danh từ: Người ta nói tốc độ xử lý công việc của anh ta rất tốt chứ không nói vận tốc xử lý công việc của anh ta rất tốt hay tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước X là rất cao mà không nói vận tốc tăng trưởng của nền kinh tế nước X là rất cao, mặc dù các câu như vận tốc ô tô là 60 km/h về nghĩa là tương đương với tốc độ ô tô là 60 km/h.
Ngoài ra (nếu tôi không nhầm) thì trong các sách giáo khoa về vật lý người ta chỉ có định nghĩa khái niệm vận tốc mà không có định nghĩa khái niệm tốc độ như là một đại lượng vật lý. Đề nghị những ai đang học/nghiên cứu môn vật lý có thể kiểm tra giúp được không, nếu đúng như tôi nhớ thì tiêu đề chính xác hơn trong bài này phải là vận tốc vũ trụ chứ không phải tốc độ vũ trụ. Vương Ngân Hà 07:43, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Trong vật lý học, vận tốc là đại lượng có hướng, tốc độ là độ lớn vô hướng của vận tốc. Có thể so sánh vận tốc = velocity, tốc độ = speed. Xem thêm bài vận tốc. Nếu muốn nói thêm về nghĩa không trong vật lý học, xin viết thêm vào bài hoặc viết ở trang định hướng. 193.52.24.125 07:47, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Tôi thì thấy người ta dùng vectơ vận tốc khi cần sử dụng các phép tính liên quan đến vectơ và vận tốc chung chung khi không nói đến nó như là đại lượng có hướng hay vô hướng một cách rõ ràng. Tuy nhiên, tôi sẽ cố kiếm quyển vật lý nào đó để xem lại. Vương Ngân Hà 08:41, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Chúc bạn tìm hiểu được thêm nhiều về vật lý. Bạn có thể tham khảo sách Cơ sở vật lý của Halliday do Ngô Quốc Quýnh dịch. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:43, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)