Thảo luận:Tỉ lệ thuận
Thêm đề tàiThành viên:Dwhaj viết: Sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai, và ngược lại
Untitled
[sửa mã nguồn]- Theo tôi không đúng, ví dụ: y = -5x, trong trường hợp này khi giá trị của x tăng lên một đơn vị thì giá trị của y giảm đi năm đơn vị, chỉ có giá trị tuyệt đối của y là tăng. Có thể nói là đại lượng này có giá trị là phép nhân của đại lượng kia với một hằng số (y = hằng số*x) hay giữa chúng có một tỷ lệ không thay đổi (y/x = hằng số nếu x≠0 và bằng 0 nếu x=0).
Trong toán học, đồ thị biểu diễn 2 đại lượng có mối tương quan "tỉ lệ thuận" là một đường thẳng có độ dốc (góc nghiêng) dương
- Đồ thị của nó trong hệ tọa độ phẳng Đềcác là một đường thẳng, nhưng góc dương thì khá mơ hồ. Góc là dương hay âm hoàn toàn là theo quy ước. Chỉ có thể nói đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Vương Ngân Hà 04:28, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ về 2 câu trên:
- Sự gia tăng về giá trị tuyệt đối của đại lượng thứ nhất luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị tuyệt đối của đại lượng thứ hai, và ngược lại. (Cho thêm từ tuyệt đối.)
- Góc có giá trị dương thì mơ hồ nhưng độ dốc (slope) có giá trị dương thì rõ.
- Tôi nghĩ về 2 câu trên:
Lương Thế Ngọc: Tỉ lệ thuận: Theo sách Giáo khoa Toán 7-Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, Chương II-Hàm số và Đồ thị định nghĩa thì: "Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức : y = kx (với k là hằng số khác không ) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo tỉ lệ k."
Khi nói đến tỉ lệ cần hiểu đó là phép chia. còn THUẬN ở đây là hai đại lượng x,y thay đổi thì tỉ lệ của y và x là không đổi. Tương tự, tỉ lệ nghịch là tỉ lệ hai đại lượng y và nghịch đảo của x là không đổi.
Hiểu như vậy thì định nghĩa về tỷ lệ thuận/nghịch mới đúng cho mọi k (k >0; k<0; k<1; k>1)