Thảo luận:Tết Dương lịch
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Tết Dương lịch. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Tết Dương lịch đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào các ngày 1 tháng 1 năm 2016, 1 tháng 1 năm 2017. |
Tết Dương lịch đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 28 tháng 12 năm 2017. Nội dung như sau: "Bạn có biết |
Lượt xem trang hàng ngày của Tết Dương lịch | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Untitled
[sửa mã nguồn]Không biết người nước ngoài có gọi ngày 1/1 hàng năm là gì và họ có Tết không nhỉ?Dotuanhungdaklak (thảo luận) 15:14, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Cũng như ta: gọi là Năm mới hay là ngày tết.--203.160.1.45 (thảo luận) 15:19, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tôi nhớ có xem ở đâu đó người ta nói năm mới bên tây bắt đầu từ Lễ Giáng sinh còn Tết là tiếng Việt, chỉ người Việt mới có tếtDotuanhungdaklak (thảo luận) 15:26, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Tết của người Phương Tây hình như là Lễ Giáng sinh đến ngày mùng 01 tết dương lịch. Ngày đó mọi người vui chơi tết trong 5 ngày, còn trẻ em ở miền cận đông thì được nghỉ một tháng. --DXLINH (thảo luận) 15:32, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Như vậy Tết tây của Việt Nam chắc chắn khác với cái gọi là tết hay hội đón năm mới của các nước phương tây?Dotuanhungdaklak (thảo luận) 15:55, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Mỗi nước một văn hóa, khó có thể nói chính xác. Ngày Noel là ngày lễ lớn, giờ không còn mang nặng tính tôn giáo nữa. 1/1 được coi là Tết với nghĩa năm mới. Còn có giống với Têt Nguyên Đán không thì tất nhiên là không.--V (thảo luận) 16:01, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Vậy có nghĩa hội đón năm mới của các nước phương tây là một dạng giống tết cổ truyền mình?, tôi chỉ muốn thảo luận để bài này hết còn bị hẹp mà thôiDotuanhungdaklak (thảo luận) 16:05, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- họ cũng chuẩn bị sắm tết như ở việt Nam: như sửa sang nhà cửa, đi mua hoa, mua cây thông, mua sắm vì tết không có cửa hàng, bắn pháo hoa, đốt pháo, chúc tết, tặng quà...cũng chọn người xông nhà: những cô gái tóc vàng là họ rất thích, hoặc những người họ quý, thông minh... có khác gì Việt Nam đâu--203.160.1.45 (thảo luận) 16:28, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Dùng một từ hay một khái niệm của một văn hóa C1 (thí dụ, "Tết) cho một văn hóa C2 khác chỉ có thể là tương đương. Trong văn hóa Tây phương, thời gian từ Giáng sinh (24 tháng 12) đến qua ngày Năm mới (1 tháng 1) thì có tên là holidays -- cái nghĩa "linh thiêng, thuộc về thánh" của từ holy đã mất từ rất lâu, bây giờ chỉ là cái nghĩa ngày nghỉ làm việc, ngày lễ hội (hay festival) nên dịch là "lễ" hay "tết" cũng chỉ là tương đương.
Còn về sự sửa soạn thì hình thức có thể khác nhưng ý nghĩa cũng gần như hoàn toàn giống với Việt Nam và nhiều nền văn minh khác. Sự thật thì loài người chỉ có một vài hình thức chung khi sửa soạn cho các ngày lễ, tết: mời người thân, quen đến nhà; đi thăm viếng người thân, quen; làm sạch, đẹp nhà; sửa soạn các món ăn đặc biệt cho các ngày đó; ca hát, nhạc; tặng quà; mời đi tham dự một bữa ăn, một vở kịch, một cuộc họp mặt đặc biệt...
Cũng giống như con người, tục lệ của con người có hình thức và hình dáng bên ngoài khác nhau nhưng ý nghĩa bên trong có nhiều điểm tương đương.
Mekong Bluesman (thảo luận) 21:13, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Nguồn
[sửa mã nguồn]Bài này viết năm 2007, nhiều nguồn trên mạng tôi thấy có vẻ chép lại từ Wikipedia, không biết đủ uy tín để lại làm nguồn cho Wikipedia, một điều khá buồn cười chứ không có nguồn nào chứng minh cho thông tin bị fact đó ngoại trừ nguồn đã sao từ Wikipedia sang báo chí. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:22, ngày 28 tháng 12 năm 2014 (UTC)
- Nó còn buồn cười ở chỗ các cơ quan nhà nước còn sao chép lại Wikipedia như http://giaothuy.namdinh.gov.vn/Home/vanhoa/2011/155/Tet-Duong-lich.aspx mà ghi ở dưới là sưu tầm. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:24, ngày 28 tháng 12 năm 2014 (UTC)
Tạm lưu
[sửa mã nguồn]Việt Nam
[sửa mã nguồn]Tại Việt Nam, cũng bắt nguồn từ thời Pháp thuộc [1], khi đó lịch Tây bắt đầu được sử dụng, các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới.
Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống[cần dẫn nguồn]. Ngày này được nhà nước cho phép nghỉ ngơi và tổ chức nhiều lễ hội liên quan. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ nhau hoặc tổ chức đi du lịch.
Phần Tết Dương lịch trong các lịch khác
[sửa mã nguồn]Theo mình thì nên viết là Năm mới trong các lịch khác, nếu viết Tết Dương lịch có thể gây hiểu nhầm, do như Việt Nam nó có cái tên riêng là Tết Nguyên Đán rồi Huế mộng mơ Thảo luận ^_^ 10:33, ngày 20 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Từ "dương lịch" trong tiếng Việt thường được dùng để chỉ lịch Gregorius, "tết dương lịch" thì luôn chỉ được dùng để chỉ ngày đầu tiên của một năm trong lịch Gregorius. Lịch Gregorius không phải là loại dương lịch duy nhất trên thế giới nhưng "tết dương lịch" không được dùng để chỉ ngày đầu tiên của một năm của các loại dương lịch khác. Theo như tên bài hiện tại thì cần xoá thông tin về tết đầu năm mới theo các loại lịch khác ngoài lịch Gregorius. Còn nếu như muốn viết về ngày đầu năm mới của mọi loại lịch thì cần phải đổi tên bài thành tên khác mang tính bao quát hơn, chẳng hạn như là Tết đầu năm, Ngày đầu năm..., tên hiện tại chỉ giới hạn trong lịch Gregorius. Kiendee (thảo luận) 01:29, ngày 28 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- ^ “Xu hướng ăn tết Tây của người Việt”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập 28 tháng 12 năm 2014.