Thảo luận:Tạ Văn Phụng
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Ngokhong trong đề tài Địa danh Gia Luận, Hà Lai
Địa danh Gia Luận, Hà Lai
[sửa mã nguồn]- Theo Cao Xuân Dục thì Hà Lai thuộc xã Đầm Hà.
- Theo cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 83, thì có địa danh Gia Luận tổng Hà Liên huyện Hoa Phong (Nghiêu Phong) tỉnh Quảng Yên:
- "...Huyện Hoa Phong
- 2 tổng, 15 xã, phường.
- 1.Tổng An Khoái có 10 xã: Đồng Bài, Thiên Lộc,..., Hoàng Châu, An Phong, Văn Minh,...
- 2.Tổng Hà Liên có 5 xã: Phù Long, Gia Luận, Chân Châu, Đường Hào, Xuân Áng."
- Theo Việt Nam Administrative Atlas, (các bản đồ Hải Phòng, Quảng Ninh), thì các xã huyện Cát Hải Hải Phòng gồm: Hoàng Châu, Đồng Bài, Văn Phong, Nghĩa Lộ, Cát Hải (ở Cát Hải); Phù Long, Gia Luận, Trân Châu, Hiền Hào, Xuân Đám, Việt Hải, Cát Bà (ở đảo Cát Bà).
Vậy phải chăng Gia Luận, Hà Lai; Gia Luận, Hà Liên (Hà Sen); Gia Luận, Cát Hải là một? Và Cao Xuân Dục nhầm chăng?--Ngokhong (thảo luận) 03:20, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Nguyên văn của Cao Xuân Dục: "Hà Lại: Tên đảo, ở thôn Hà Lai, xã Đàm Hà, chỗ phân địa giới 2 châu Tiên Yên và Vạn Ninh, có dân cư ở đó" (tr. 402).
Bạn Ngokhong tra kỹ lần nữa, nếu ông Dục nhầm thì đính chính lại. Điều kiện thám sát và tra cứu thời đó không được như bây giờ, chuyện nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu. Thân quí.Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:04, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Nguyên văn trong Quốc triều sử toát yếu là: "sông Gia Luận xứ Hà Lai". Có thể là người dịch hay lúc in ấn thiếu dấu phẩy không?. Ta thử xét xem: "sông Gia Luận, xứ Hà Lai" tức binh thuyền Tạ Văn Phụng đóng ở hai nơi? Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:14, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Theo Đại Nam thực lục, chính biên, đệ tứ kỷ-quyển XXXII, tập 7, tháng 8 âm lịch năm Ất Sửu, Tự Đức 18 (1865), trang 946 chép:"...Quân của quân thứ Hải-Yên đánh được bọn giặc mặt nước ở sông Gia Luận thuộc Hà Lai."; trang 947 chép: "...Thế rồi Tri Phương sai Tri huyện Nghiêu Phong là Nguyễn Hữu Thuận đem binh thuyền đi thăm dò địa phận sông Gia Luận, chợt gặp thuyền Đô thống Hậu quân của giặc là Phạm Văn Khương, Thuận đánh bắt được...". Vậy Gia Luận thuộc Hà Lai và có thể thuộc huyện Nghiêu Phong (thuộc trách nhiệm quản lý của Tri huyện Nghiêu Phong).
- Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu: trấn Yên Quảng đổi thành trấn Quảng Yên năm Minh Mạng thứ 3 (1822),(gồm 1 phủ Hải Đông), rồi năm Minh Mạng 12 (1831) đổi thành tỉnh Quảng Yên (tỉnh lỵ đặt ở xã Quỳnh Lâu huyện Yên Hưng). Phủ Hải Đông tách thành phủ Hải Ninh và phủ Sơn Định năm 1836. Trải qua vài lần điều chỉnh, từ năm Tự Đức thứ 3 (1850) trở đi, phủ Hải Ninh gồm 2 châu Vạn Ninh và Tiên Yên (phủ lỵ đặt ở tổng Vạn Ninh châu Vạn Ninh), phủ Sơn Định gồm 3 huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Nghiêu Phong. Huyện Nghiêu Phong vốn trước là huyện Hoa Phong, đến năm 1836 sáp nhập thêm đất đai của châu Vân Đồn vào Hoa Phong, năm 1841 (Thiệu Trị thứ nhất) Hoa Phong đổi thành Nghiêu Phong. Vậy xứ Hà Lai có thể chính là tổng Hà Liên huyện Hoa Phong (Nghiêu Phong).
- Tra theo cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 và Việt Nam Administrative Atlas (cứ liệu về thời kỳ trước 1861-1865 và ngày nay): phần đất tổng Vạn Ninh châu Vạn Ninh nay thuộc thị xã Móng Cái; tỉnh lỵ Quảng Yên xưa là thị trấn Quảng Yên. Châu Vạn Ninh đầu TK19 gồm 3 tổng: tổng Vạn Ninh (chứa 12 xã, phố, vạn, chòm, xóm), tổng Hà Môn (chứa 19 xã, phường, chòm, xóm, am, vạn) và tổng Bát Trang (chứa 9 xã, xóm), không có các địa danh Gia Luận, Hà Lại hay Hà Lai. Và bản đồ Quảng Ninh trong Việt Nam Administrative Atlas, tại địa bàn các huyện từ Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thị xã Móng Cái cũng không thấy có các địa danh này.--Ngokhong (thảo luận) 16:08, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)