Bước tới nội dung

Thảo luận:Sanh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi VietLong trong đề tài Tên & Danh pháp
Dự án Bộ Hoa hồng
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Hoa hồng, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Hoa hồng. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tên & Danh pháp

[sửa mã nguồn]

Sao chữ Sanh lại viết hoa? Trong khi nguồn lại ghi là XanhSi?--Cheers! (thảo luận) 00:02, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Danh pháp trong bài không đúng với tên gọi cây sanh trong tiếng Việt. Cả hai tên khoa học và đồng nghĩa cũng vậy. Cây sanh có danh pháp là Ficus benjamina (xem en:Ficus benjamina), đây mới là cây được trồng làm cảnh.--Cheers! (thảo luận) 00:10, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xem thêm bài Đa.--Cheers! (thảo luận) 00:29, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trả lời:
  • Cây Si: là loại thực vật thuộc họ dâu tằm (Moraceae) chi ficus, có tên khoa học là Ficus microcarpa L.. Si có tên gọi khác là "gừa" hay "cừa". Một số tên tiếng Anh như: Chinese Banyan, Malayan Banyan, Indian Laurel hoặc Curtain fig.
  • Cây Xanh không phải là cây Sanh ! Tôi cũng chưa thấy nguồn nào viết về "cây Xanh" cả nên không biết về cây này ???. Nhưng theo tôi nghĩ là do cách đọc và hiểu lầm khi phát âm chử "X và S" mà thôi. Cheers! nói là nguồn ghi là XanhSi xin hỏi nguồn nào vậy ?
  • Hình mà Cheers! để trong khung thực chất là hình của cây si. Nhà tôi hiện đang trồng cả hai loại cây này nên tôi biết rõ khi nhìn hình
  • Trong các nguồn mà tôi biết được đều ghi là " Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace"

Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 03:34, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC) Trả lời

Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, trang 561 của Phạm Hoàng Hộ ghi Ficus benjamina L. Si, Xanh, Gùa. Prenn · Chúc mừng năm mới! · 04:38, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu Prenn đã trích dẫn như vậy thì mình sử dụng tài liệu này nhé, Cheers! có ý kiến gì không ? Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:18, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cái nguồn mà bạn đưa vào đấy bảo là 795 Si (Xanh) F. benjamina L. g C 5616.--Cheers! (thảo luận) 06:20, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu đã xác định cây sanh là Ficus benjamina thì những hình ảnh về loài kia phải loại bỏ đi và kiểm tra tất cả các thông tin liên quan cũng như thông tin nhầm lẫn của các nguồn không "hàn lâm" cũng loại bỏ hoặc giải thích cho rõ sự nhầm lẫn đó.--Cheers! (thảo luận) 06:23, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Còn cái hình tôi đưa vào cũng là cây nhà tôi cũng có trồng, được một người quen ở chợ Lách tặng, ông ta bảo nó là cây s(x)anh. Trước đây tôi cũng có "trồng cây si" nhưng bị chết yểu!--"trồng cây si" nhưng bị chết yểu (thảo luận) 06:25, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bok Cheers! đã sửa lại Infobox tôi đưa nhầm vào bài. Đây có phải là loài cây đã mọc ở Hàng Xanh nên vòng xoay này đã có tên gọi như vậy? Có thể đưa bài này vào ứng cử viên "Bạn có biết" nhân dịp 10 triệu edit không?113.161.220.199 (thảo luận) 06:32, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu có nguồn thì đưa vào.--Cheers! (thảo luận) 06:45, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
"Trồng cây si" mà bị chết yểu thì buồn lắm phải không Cheers!:-)
Viết về khoa học mà dùng các trang web của VN thì nhức đầu thật, mỗi nơi viết một kiểu Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 08:24, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không biết cái Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với bao tổ chức con và bao nhiêu nhà trí thức làm cái gì, mà đến giờ không ra được một sách danh bạ cây cỏ Việt Nam cho hoàn chỉnh. Đến giờ vẫn dùng cuốn Cây cỏ VN của Phạm Hoàng Hộ khởi soạn cách đây mấy chục năm ? Mà sao không ai viết bài vể Phạm Hoàng Hộ nhỉ --109.91.101.43 (thảo luận) 08:31, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
forum chút xíu, các viện nghiên cứu của VN đã và đang còn nhiều cái để bàn, nói chi đến các Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.--Cheers! (thảo luận) 08:38, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Theo mình biết, xanh với si là khác nhau. bạn nào rảnh ra một số nơi trưng bày cây cảnh như Bảo tàng Hà Nội hay Hoàng thành Thăng Long sẽ thấy.

Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ lòng thòng. Người ta thường dùng cây si làm cây bon sai. Nó rất dễ trồng. Cành nhánh đem dâm đều sống, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước nó cũng sống. Cây si thường được trồng trên bể cá, nó bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp. Cây sanh thì lá và trái khá đẹp nhưng không có rễ phụ lòng thòng rủ xuống. Cây sanh có nhiều loại, nếu trồng làm cây bon sai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn. Sanh và si có nhiều đặt tính giống nhau nên nhiều người lầm tưởng chúng là một.--Zajzajmkhvtc90 (thảo luận) 11:30, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ yếu về khoa học cơ bản như toná lý hóa, và kỹ thuật chứ không rành lắm về sinh vật, nên đừng đòi hỏi họ soạn sách sinh vật. Hiện nay đã có mấy cuốn này:
Theo Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam thì sanh có tên khoa học là Ficus benjamina, còn các thứ Ficus benjamina var. bracteatasi, Ficus benjamina var. comosasanh, si.

--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:17, ngày 19 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời