Thảo luận:Sa Tăng
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Lê Harusada trong đề tài 沙悟淨 là Sa Ngộ Tịnh hay Sa Ngộ Tĩnh
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Sa Tăng. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
Lượt xem trang hàng ngày của Sa Tăng | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
沙悟淨 là Sa Ngộ Tịnh hay Sa Ngộ Tĩnh
[sửa mã nguồn]Rõ ràng chữ Hán 淨 trong tên của Sa Tăng chỉ có một cách đọc là "tịnh" ([1]) mà không hiểu sao bản dịch của nhóm tác giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh lại ghi là "Tĩnh". Theo như chú thích trong Lời nói đầu của sách ([3] Ngộ Tĩnh có nghĩa là giác ngộ giáo lý nhà Phật (tĩnh tâm)) thì chữ "Tĩnh" ở đây tương ứng với chữ Hán 靜, chứ không phải chữ 淨. Hơn nữa, chữ Hán 靜 có cả 2 âm đọc, một âm phổ biến là "tĩnh" nhưng cũng có một âm kém phổ biến hơn là "tịnh"[2]. -- Lê Harusada (thảo luận) 08:28, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Âm Nôm của 淨 có gianh, tĩnh, tịnh, tạnh. 113.176.31.89 (thảo luận) 08:58, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Bạn (không ký tên) có đề cập đến các âm đọc "gianh", "tĩnh", "tạnh" của chữ 淨, nhưng bạn cũng tự nói đó là âm Nôm[3], không phải âm Hán-Việt. Âm Hán-Việt của chữ 淨 chỉ có một là "tịnh" mà thôi[1]. Ở đây chúng ta đang dịch một tác phẩm văn học Trung Quốc, tên chữ của Sa Tăng được tác giả người Trung Quốc (Ngô Thừa Ân) đặt, nên rõ ràng phải dùng âm Hán-Việt chứ không thể dùng âm Nôm. Nếu đây là một tác phẩm của Việt Nam hoặc ít nhất trong tác phẩm đó có liên quan gì đến Việt Nam thì mới có khả năng dùng âm Nôm để phiên âm chữ Hán. --Lê Harusada (thảo luận) 15:16, ngày 30 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- .
- [Chuyện ngoài lề:] Ngoài ra, cách phiên âm chữ Nôm 淨 thành "tĩnh" cũng không hợp lý bằng âm "tạnh". Như câu thơ "闧媫香店月凈" trong bài Liên Hoa (Quốc Âm Thi Tập), phiên âm "Gió đưa hương đêm nguyệt tạnh" mới vần với 3 câu còn lại "thanh-danh-tạnh-tranh" (xem bài Hàn luật). Còn câu đó mà phiên âm là "Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh" thì nó phá vỡ bộ vần chân của bài thơ. Vì chữ Nôm 淨 vốn được đọc là "tạnh" như trong cụm "天光雲淨" = "trời quang mây tạnh", nên các trường hợp chữ Nôm 淨 với âm đọc "tĩnh"[4] xuất hiện trong Quốc Âm Thi Tập cũng đều được phiên âm là "tạnh"[5][6][7]. --Lê Harusada (thảo luận) 17:44, ngày 30 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- ^ a b “Tra từ: 淨”.
- ^ “Tra từ: 靜”.
- ^ “Tra từ: 淨”.
- ^ Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Viện Việt-Học. 2009. tr. 1190.
- ^ “Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải”.
mục "貞 riêng", câu "Gió đưa hương, đêm nguyệt tạnh. Riêng làm của, có ai tranh."
- ^ “Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải”.
mục "花 hoa", câu "Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh."
- ^ “Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải”.
mục "撫 phủ", câu "Thu im cửa trúc mây phủ. Xuân tạnh đường hoa gấm phong."