Thảo luận:Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Plantaest trong đề tài Tên bài viết
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023 đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 10 tháng 2 năm 2023. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
Tên bài viết
[sửa mã nguồn]@K.H.Q. Tên bài viết nên bỏ cụm từ "do thám" vì không trung lập. Hiện tại, phía Hoa Kỳ gọi đây là khinh khí cầu do thám nhưng Trung Quốc không thừa nhận điều đó. Với lại, bên Wiki en cũng không ghi cụm từ "do thám" vào tiêu đề bài viết. Đề xuất đổi lại: "Sự kiện khinh khí cầu Trung Quốc 2023". - Khang 05:50, ngày 4 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @Khangdora2809 Tên bài hiện tại tiếng Anh là cả một câu chuyện dài: tên gốc ban đầu là "2023 Chinese spy balloon incident" (Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023) nhưng bị phá hoại và một bảo quản viên (?) đã không đổi lại tên gốc mà tự ý đổi lại tên không chứa từ "do thám". Ngoài ra, bên enwiki đang có thảo luận đổi tên lần nữa, nên chưa thể dựa vào đó để đổi tên bây giờ. Truyền thông quốc tế nói Nga đang xâm lược Ukraine nhưng Nga không thừa nhận điều đó, nhưng rõ ràng tên bài vẫn là "Nga xâm lược Ukraina 2022". — K. H. Q. (🌠) 06:08, ngày 4 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @K.H.Q. Vụ "Nga xâm lược Ukraina 2022" là nó khác nhé, vấn đề đó được cả những quốc gia khác, Liên Hợp Quốc,... coi là xâm lược thì mình đồng ý. Còn ở đây hiện tại chỉ mới phía Hoa Kỳ gọi nó là "do thám" thì không lẽ mặc định nó là do thám sao? Thậm chí, vẫn chưa có bằng chứng nào liên quan đến việc "do thám" được công bố thì việc đặt tên kèm chữ "do thám" theo mình vẫn là không trung lập. - Khang 06:34, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @Khangdora2809 Tôi mới nhặt sơ qua 10 nguồn tiếng Việt sử dụng cụm từ "khinh khí cầu do thám" trong tiêu đề, drop head, hoặc thân bài để đề cập đến sự kiện này: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Theo lập luận của bạn, như vậy các nguồn này "không trung lập" hết sao? Nếu như không viết bài dựa vào nguồn thì bạn muốn dựa vào đâu nữa? Tôi nghĩ, nếu như cụm từ này không trung lập, thì các bài báo này đã phải thêm những từ để bày tỏ sự nghi vấn trong tiêu đề, chẳng hạn như trong một vụ án khi chưa có bản án cuối cùng của toà (ngay cả khi bị bắt), nhưng ở đây thì không. Còn trong bài viết tôi vẫn giữ thái độ trung lập chứ có phải khăng khăng khẳng định là Trung Quốc đang do thám đâu? Thứ hai, bạn nói thế nào là chưa có bằng chứng? Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã ra thông cáo chính thức dựa trên bằng chứng thu thập được bởi NORAD, một bộ chỉ huy phòng không của cả hai nước Canada và Hoa Kỳ đấy chứ; vì sao thông tin chính thức từ
mộthai chính phủ lại bị coi là không uy tín? Sử dụng một ví dụ khác, Nga gọi thảm sát Bucha là diễn viên giả chết chứ chẳng có thảm sát nào, mặc cho bằng chứng được truyền thông phương Tây; nếu muốn "bằng chứng" thì phải đến nhìn xác chết tận nơi mới là bằng chứng sao? Còn về lập luận nguỵ biện về số liệu (vi) của bạn, là có nhiều nước nghĩ thế nên là đúng, thì cho mình xin hỏi bao nhiêu nước nói vậy thì mới được coi là đúng? 1, 2, hay 100? Vì sao hiện tại chỉ mới phía phương Tây gọi nó là "xâm lược" mà bài viết lại "mặc định" là xâm lược? Có lẽ dựa vào số lượng để suy ra thực tế là một thứ rất mơ hồ. — K. H. Q. (🌠) 07:36, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)- @K.H.Q. Cũng một thằng VTC nhưng lại có đến hai tựa đề khác nhau ([1], [2]). Hầu hết sự kiện quốc tế từ các nguồn báo chí Việt Nam đều là lược dịch và tổng hợp lại từ quốc tế nên cũng không thể nói những nguồn này ám chỉ việc "Chính quyền Việt Nam gọi đây là khinh khí cầu do thám" như ý của bạn. Vấn đề bài viết thì mình đã đọc và công nhận bạn viết rất trung lập từ hai chiều, nhưng vấn đề mình bàn chỉ là tên gọi của bài viết thôi. Ví dụ về bài viết, chiến tranh Việt Nam, chính quyền Việt Nam lẫn một số tờ báo của Trung Quốc như [3] đã gọi đây là Kháng chiến chống Mĩ thì có thể lấy tên này đặt tên cho bài viết sao? Theo mình nghĩ, cách tốt nhất vẫn nên nhờ cộng đồng thảo luận để đưa ra cái tên trung lập nhất tương tự như bên Wikipedia tiếng Anh. - Khang 08:04, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @K.H.Q. Mình không bàn cãi về nội dung bài viết mà chỉ là vấn đề về tên gọi thôi, mình ủng hộ về góc nhìn trung lập mà bạn đã thể hiện trong bài. - Khang 08:04, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @Khangdora2809 Cảm ơn bạn đã trả lời. Mình thiết nghĩ dù có từ "do thám" hay không thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bài viết cả; nội dung bài vẫn giữ nguyên, quả khí cầu vẫn nguyên, và lòng người vẫn giữ nguyên thôi. (Mình xin phản biện là trường hợp bài viết "kháng chiến chống Mỹ" và "chiến tranh Việt Nam", về chất, tức là về ý nghĩa, thì hai tên cơ bản là như nhau: một cuộc chiến tranh; tranh cãi duy nhất là về sắc, tức là sắc thái của nó—để nói tên "chống Mỹ" trung lập là không thể được, vì đơn giản là không phải ai cũng chống Mỹ—đây là tên gọi từ góc nhìn của một phe của cuộc chiến, nên nếu hai tên gọi đều mô tả thứ giống nhau, nhưng sắc thái khác nhau, thì chọn cái sắc thái trung lập hơn. Việc chỉ ghi "khí cầu Trung Quốc", theo mình, không làm bật lên độ nổi bật của sự kiện này—nếu như đây chỉ là một bóng thám không đơn giản thì không lý gì lại có phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia như thế.) Tuy mình vẫn ủng hộ giữ tên như bây giờ vì những lý do nêu trên, nếu như cuối cùng cũng bỏ chữ "do thám", thì mình cũng bằng lòng. — K. H. Q. (🌠) 11:38, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý K.H.Q.. Thay cụm từ "khinh khí cầu do thám" bằng cụm từ "khí cầu" hoặc "khí cầu tầm cao" (rõ nghĩa). Hơn nữa, dùng chữ "khinh" cũng không chính xác vì "khinh" chỉ khí hydro, nhưng ta chưa biết chất khí sử dụng trong khí cầu Trung Quốc là gì, thì không nên dùng chữ "khinh", do đó tiêu đề đáng lẽ phải là Sự kiện khí cầu Trung Quốc năm 2023. Shangrila520 (thảo luận) 16:07, ngày 7 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- "khinh khí" là hydro thì đúng, nhưng "khinh khí cầu" tôi nghĩ chỉ đơn giản là nó ám chỉ thứ hình cầu bay lên trời thôi. "khinh" phải có trước "hydro" chứ. Dang (thảo luận) 01:20, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý K.H.Q.. Thay cụm từ "khinh khí cầu do thám" bằng cụm từ "khí cầu" hoặc "khí cầu tầm cao" (rõ nghĩa). Hơn nữa, dùng chữ "khinh" cũng không chính xác vì "khinh" chỉ khí hydro, nhưng ta chưa biết chất khí sử dụng trong khí cầu Trung Quốc là gì, thì không nên dùng chữ "khinh", do đó tiêu đề đáng lẽ phải là Sự kiện khí cầu Trung Quốc năm 2023. Shangrila520 (thảo luận) 16:07, ngày 7 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @Khangdora2809 Cảm ơn bạn đã trả lời. Mình thiết nghĩ dù có từ "do thám" hay không thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bài viết cả; nội dung bài vẫn giữ nguyên, quả khí cầu vẫn nguyên, và lòng người vẫn giữ nguyên thôi. (Mình xin phản biện là trường hợp bài viết "kháng chiến chống Mỹ" và "chiến tranh Việt Nam", về chất, tức là về ý nghĩa, thì hai tên cơ bản là như nhau: một cuộc chiến tranh; tranh cãi duy nhất là về sắc, tức là sắc thái của nó—để nói tên "chống Mỹ" trung lập là không thể được, vì đơn giản là không phải ai cũng chống Mỹ—đây là tên gọi từ góc nhìn của một phe của cuộc chiến, nên nếu hai tên gọi đều mô tả thứ giống nhau, nhưng sắc thái khác nhau, thì chọn cái sắc thái trung lập hơn. Việc chỉ ghi "khí cầu Trung Quốc", theo mình, không làm bật lên độ nổi bật của sự kiện này—nếu như đây chỉ là một bóng thám không đơn giản thì không lý gì lại có phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia như thế.) Tuy mình vẫn ủng hộ giữ tên như bây giờ vì những lý do nêu trên, nếu như cuối cùng cũng bỏ chữ "do thám", thì mình cũng bằng lòng. — K. H. Q. (🌠) 11:38, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- @Khangdora2809 Tôi mới nhặt sơ qua 10 nguồn tiếng Việt sử dụng cụm từ "khinh khí cầu do thám" trong tiêu đề, drop head, hoặc thân bài để đề cập đến sự kiện này: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Theo lập luận của bạn, như vậy các nguồn này "không trung lập" hết sao? Nếu như không viết bài dựa vào nguồn thì bạn muốn dựa vào đâu nữa? Tôi nghĩ, nếu như cụm từ này không trung lập, thì các bài báo này đã phải thêm những từ để bày tỏ sự nghi vấn trong tiêu đề, chẳng hạn như trong một vụ án khi chưa có bản án cuối cùng của toà (ngay cả khi bị bắt), nhưng ở đây thì không. Còn trong bài viết tôi vẫn giữ thái độ trung lập chứ có phải khăng khăng khẳng định là Trung Quốc đang do thám đâu? Thứ hai, bạn nói thế nào là chưa có bằng chứng? Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã ra thông cáo chính thức dựa trên bằng chứng thu thập được bởi NORAD, một bộ chỉ huy phòng không của cả hai nước Canada và Hoa Kỳ đấy chứ; vì sao thông tin chính thức từ
- @K.H.Q. Vụ "Nga xâm lược Ukraina 2022" là nó khác nhé, vấn đề đó được cả những quốc gia khác, Liên Hợp Quốc,... coi là xâm lược thì mình đồng ý. Còn ở đây hiện tại chỉ mới phía Hoa Kỳ gọi nó là "do thám" thì không lẽ mặc định nó là do thám sao? Thậm chí, vẫn chưa có bằng chứng nào liên quan đến việc "do thám" được công bố thì việc đặt tên kèm chữ "do thám" theo mình vẫn là không trung lập. - Khang 06:34, ngày 5 tháng 2 năm 2023 (UTC)