Bước tới nội dung

Thảo luận:Sư tử đá Trung Quốc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi 118.70.209.225 trong đề tài Thời gian xuất hiện của sư tử đá

Untitled

[sửa mã nguồn]

Người viết bài này thể hiện thái độ thiếu trung lập, có thể nói thẳng là "bài Trung" quá khích. Lưu ý rằng sư tử đá Trung Quốc có mặt ở nhiều nơi tại quốc gia này (cung điện, đền chùa, miếu mạo, lăng tẩm, công sở, nhà những người giàu có v.v) chứ không phải chỉ ở mỗi lăng mộ. Bên cạnh đó, phần lớn nội dung chỉ thiên về việc tẩy chay sư tử đá Trung Quốc tại Việt Nam là thiếu hợp lý.222.254.12.217 (thảo luận) 15:18, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đồng ý, bài ko có tính bách khoa, dù có nhiều nguồn. Tuanminh01 (thảo luận) 23:50, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp

[sửa mã nguồn]

Bài viết về sư tử đá Trung Quốc nhưng hơn một nửa bài lại nói về sự hiện diện của con này ở Việt Nam. NHD (thảo luận) 23:31, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đã bố cục lại theo hướng tổng quan. Nhìn chung nội dung và bố cục bài là do nguồn tài liệu thu thập được.--Phương Huy (thảo luận) 01:45, ngày 8 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nên đổi tên bài là "Sư tử gác", vì nguyên thủy Sư tử ở Trung Quốc bằng đồng (không chỉ bằng đá). Và ở nhiều quốc gia khác cũng có sư tử gác mà có nguồn gốc trực tiếp từ Ấn Độ, Trung Á (không qua trung gian Trung Quốc) như tại Nhật Bản. Vì Trung Quốc không có sư tử, nên các nhà tạo hình Trung Quốc thời xưa (thế kỷ thứ 3) cảm thấy một sự tương đồng nhất định của đầu sư tử với chó Bắc Kinh Trung Quốc, các tác phẩm điêu khắc lấy yếu tố của con chó này và trộn chúng với những con sư tử, bởi thế tiếng Anh hay gọi Sư tử Trung Quốc là lion-dogs. Sư tử Nhật Bản không có yếu tố này. Đổi tên bài để có thể thêm những con sư tử nước khác, kể cả sư tử Việt Nam: [1] --37.24.150.193 (thảo luận) 01:49, ngày 8 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái này phải xin thêm ý kiến, bởi thuật ngữ sư tử đá trong tiếng Việt quá phổ cập, nếu đổi thành sư tử gác thì sợ rằng chỉ trên Wiki này mới có.--Phương Huy (thảo luận) 01:54, ngày 8 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thời gian xuất hiện của sư tử đá

[sửa mã nguồn]

Nguồn VOV cho rằng theo ông Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học thì Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm, bắt nguồn từ người Ba Tư, thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tôi thì ý kiến này thiếu những căn cứ vững chắc, do:

  • Tây Vực có lẽ chỉ biết đến nhà Hán của người Trung Quốc từ thời có những chuyến đi của Trương Khiên (200-114 TCN) để mà cúng tiến các loại lễ vật - mặc dù có thể có những tiếp xúc giữa người Trung Quốc với người Tây Á có sớm hơn;
  • Những tiếp xúc đầu tiên của người Trung Quốc với Phật giáo là khoảng thế kỷ 1, dưới thời Hán Minh Đế (trị vì 57-75).
  • Sư tử đá cổ nhất còn được bảo tồn tại Trung Quốc là đôi sư tử đá tại mộ Cao Di (高颐), thái thú Ích Châu, có niên đại năm Kiến An thứ 14 (năm 209) thời Hán Hiến Đế, ở trấn Bắc Giao, quận Vũ Thành, địa cấp thị Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên. 118.70.209.225 (thảo luận) 11:22, ngày 8 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời