Thảo luận:Roi Thái Sơn
Thêm đề tàiBài này trên Internet mỗi nơi đưa ra lời thiệu một kiểu. Phản ánh một tình trạng chung là lời thiệu của các bài võ Việt Nam ko thống nhất, dịch nghĩa thì theo đó trở nên lởm khởm, chả có bản bằng chữ Hán để đối chiếu. Bài Hùng kê quyền có lẽ là thống nhất hơn cả, còn Lão mai quyền và bài này lời thiệu vẫn chưa ổn lắm (Lão mai thì có 2 lời thiệu, tôi dùng tạm cái có nhiều người biết hơn, nhưng vẫn phải sửa vài chữ Hán). Còn bài này thì tôi có copy phần dịch nghĩa của bài roi này về, đối chiếu bản chữ Hán để sửa đổi, nhưng thấy không ổn nên tạm thời bỏ khỏi bài. Cái này phải có văn bản chính thức của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thì mới biết cụ thể được là lời thiệu có sai sót gì không. Tôi dám cá rằng mấy ông võ sư Việt Nam cũng mỗi người hiểu một pháchKhương Việt Hà 15:28, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Ngoài ra, tôi nghĩ có thể có một giải thích nho nhỏ về cây roi theo suy đoán của cá nhân: hình như "roi" trong thuật ngữ của võ cổ truyền Bình Định nói về cây côn (棍) theo âm địa phương của vùng này, nhưng có lẽ là cây côn kích thước trung bình, tề mi côn (齊眉棍 ngắn đến ngang lông mày người tập), và làm bằng chất liệu khá mềm như song, mây, khác một số cây côn dài có thể đến 2m gọi là trường côn (長棍), và tất nhiên khác xa cây roi mềm tiếng Hán gọi là "tiên" (鞭) thường làm bằng các chất liệu cứng nhưng thiết kế để rất mềm mại khi sử dụng như dây xích, hoặc các đốt nối vào nhau, như "thất tiết tiên" (roi bảy đốt), cửu tiết tiên (roi chín đốt).Khương Việt Hà 15:21, ngày 30 tháng 4 năm 2007 (UTC)