Thảo luận:Rùa Hoàn Kiếm
Thêm đề tàiVương Ngân Hà thân mến, sao tôi tìm trong Phân loại Động vật không thấy có lớp Mặt thằn lằn? Newone
Chưa có tiêu đề
[sửa mã nguồn]Phân loại đó sử dụng lớp Reptilia (bò sát), là một lớp cận ngành (paraphyletic), không phù hợp với quan điểm của phylogeny (phát sinh loài) hiện đại nhưng vẫn được sử dụng trong một loạt sách giáo khoa theo truyền thống. Các sách vở về sinh học tại Việt Nam nói chung khá chậm trễ trong việc cập nhật các thông tin mới (chẳng hạn về cơ bản thì người ta giảng dạy/phân chia động vật bậc cao thành các phần Cá/Lưỡng cư/Bò sát/Chim/Thú (ĐVCV) trong đó chỉ có Lưỡng cư/Chim/Thú (ĐVCV) là có thể được coi là đơn ngành). Hiện nay trên thế giới người ta có xu hướng bỏ tên gọi lớp Bò sát này và tách ra một phần để tạo ra các lớp đơn ngành (monophyletic) là Sauropsida (lớp Mặt thằn lằn) và phần còn lại là Synapsida hay Theropsida (lớp Một cung/Mặt thú) và từ nhóm Synapsida này có các nhánh dẫn tới lớp Động vật có vú (Mammalia). Trong các bài viết/dịch về sinh vật nói chung tôi theo quan điểm của phylogeny nên không dùng lớp Bò sát. Hiện tại, tôi đang dịch bài Động vật bò sát từ bài en:Reptile của tiếng Anh, cố gắng đợi thêm một thời gian nữa. Vương Ngân Hà 01:07, 13 tháng 11 2006 (UTC)
- Ngày trước tôi có đọc đâu thông tin cho rằng rùa Hồ Gươm có gốc từ rùa Thanh Hóa, có lẽ ở đây [1]. Khương Việt Hà 05:35, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Enwiki
[sửa mã nguồn]Enwiki bài này là en:Hoan Kiem Turtle hay en:Rafetus swinhoei? Newone 04:46, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Danh pháp khoa học đã đổi
[sửa mã nguồn]Theo sách Eleanor Sterling (Vietnam A Natural History do Yale University Press xuất bản năm 2006) thì trước kia loài rùa này được đặt vào chi Pelochelys nhưng nay (tính đến 2006) thì đã đổi thuộc chi Rafetus. Phần chưa giải quyết là rùa Hồ Gươm có phải là R. swinhoei hay là loài riêng. Dù nó có là R. swinhoei đi nữa thì nó cũng là hạng cực lớn vì R. swinhoei chiều dài phần mai trung bình chỉ khoảng 104 cm, trong khi mấy cá thể rùa Hồ Gươm có chiều dài 1,45-1,9 m, tức liệt chúng vào loại rùa mai mềm lớn nhất thế giới. Duyệt-phố (thảo luận) 04:52, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Tôi nhớ không nhầm thì còn một cụ rùa bị mấy tay bộ đội làm thịt--天下无敌 (thảo luận) 01:10, ngày 16 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Đúng rồi, trong chiến tranh chống Mỹ, bom mỹ làm các cụ chết. Thời đó chỉ lo đánh Mỹ nên người ta đã đem làm thịt. --Duyphuong (thảo luận) 03:00, ngày 16 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Đã kiểm tra ADN và đã có kết luận rùa Hồ Gươm và rùa Đồng Mô là cùng một loài.--Duyphuong (thảo luận) 10:47, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Rùa hồ Gươm bị làm thịt là vì trận lụt, rùa bò ra vườn hoa Chí Linh rồi bị bắt đem thịt. Bom Mỹ có bao giờ thả vào Hồ Gươm đâu.Duyệt-phố (thảo luận) 05:48, ngày 16 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Hồi mình còn nhỏ, ở Hà Nội được ăn thịt rùa mà người ta nói là rùa Hồ Gươm bị thương nên họ bắt được đem làm thịt (cũng có thể đó chỉ là những câu đùa trêu chọc trẻ con). Sau này lại thấy có người kể là được ăn thịt rùa HG bị thương (nhưng cũng có thể là những lời nhận quàng). Vì không thấy tài liệu nào nói thông tin tương tự. --Duyphuong (thảo luận) 10:38, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Nếu theo bài viết này(bài này vừa viết hôm nay 21-2-2011, có khi họ đọc được thông tin chúng ta thảo luận nên họ viết chăng) thì có lẽ mình được ăn thịt chính cụ rùa này đấy. --Duyphuong (thảo luận) 06:13, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Rùa Đồng Mô
[sửa mã nguồn]Trước khi rùa Đồng Mô bị bắt độ 2 tuần có người đánh cá bằng điện làm con rùa này ngửa bụng nhao lên, anh ta một mình ôm lấy nó, nhưng vì nó còn rất khỏe nên đã đạp làm anh này rách da bụng và da tay chảy nhiều máu nên đành để nó thoát ra mất. Sau đó nhiều người dân ở đây thay nhau dình để bắt nó. Tôi bảo với họ rằng nếu bắt được chú rùa này thì điện cho tôi với, trong số họ có người nói đùa rằng: ai chịu tiền điện thoại. Tôi liền lấy 20 ngàn đưa cho anh ta. Vậy nên khi con rùa này bị bắt tôi là một trong những người biết đầu tiên, và thời gian bắt được rùa chỉ cách thời gian sinh dữ liệu của ảnh "26:11:2008 10:49:00" khoảng 15 đến 20 phút. Vậy có nghĩa là thời gian bắt được rùa vào khoảng 10h30 ngày 26 - 11 - 2008 mới là đúng (có một số bài viết về rùa Đồng Mô [2] sai với thời gian này)
Ảnh rùa Đồng Mô do tôi chụp đưa lên Wikipedia được nhiều bài lấy để minh hoạ. Bài này cũng lấy minh hoạ, thế nhưng thật buồn vì họ không chịu ghi là lấy nguồn từ Wikipedia. --Duyphuong (thảo luận) 14:17, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Báo ANTD đã xử dụng bức ảnh của Wikipedia mà không hỏi ý kiến của của tác giả, cũng không chú thích nguồn. Như vậy báo ANTD đã vi phạm bản quyền và vi phạm luật pháp của Việt nam. — thảo luận quên ký tên này là của 123.209.128.254 (thảo luận • đóng góp).
Cụ rùa đã chết?
[sửa mã nguồn]Hiện tại Infonet, Kenh14 và Tuổi trẻ đều đã gỡ bài, theo thông tin cache và tổng hợp ở đây thì cụ rùa đã chết thật, nhưng báo chí được chỉ đạo cấm đưa tin. Tuanminh01 (thảo luận) 13:16, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Nguồn này có thể dùng được không? --minhhuy (thảo luận) 13:58, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- BBC đã đưa tin: Báo VN gỡ tin 'cụ rùa qua đời'. Chắc link Dân trí cũng sẽ bị xóa nhanh. Tuanminh01 (thảo luận) 14:01, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Tạm thời tôi đưa nguồn từ Dân trí vào bài viết cho đến khi nó chưa bị xóa, vì Wikipedia chỉ phản ánh thông tin được đăng tải chính thức, còn "hậu trường" của việc này chúng ta không quan tâm
:^)
--minhhuy (thảo luận) 14:03, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)- Đã bổ sung thêm ref mới từ báo Tuổi trẻ. Tuanminh01 (thảo luận) 14:06, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Tạm thời tôi đưa nguồn từ Dân trí vào bài viết cho đến khi nó chưa bị xóa, vì Wikipedia chỉ phản ánh thông tin được đăng tải chính thức, còn "hậu trường" của việc này chúng ta không quan tâm
- BBC đã đưa tin: Báo VN gỡ tin 'cụ rùa qua đời'. Chắc link Dân trí cũng sẽ bị xóa nhanh. Tuanminh01 (thảo luận) 14:01, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Tên khoa học
[sửa mã nguồn]Bài này lấy tên khoa học của loài (con vật) này là Rafetus vietnamensis liệu có chính xác và có nguồn khoa học được công bố hợp lý chưa?--42.114.201.62 (thảo luận) 19:40, ngày 20 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Chưa đồng ý Bài này nói về một cá thể đặc biệt sống tại Hồ Gươm, còn bài Rafetus vietnamensis/swinhoei nói về đặc tính sinh học của giống rùa này nói chung. Tuanminh01 (thảo luận) 11:29, ngày 21 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Nếu không được giới chuyên môn quốc tế công nhận tên khoa học do Việt Nam tự đăt ra thì theo tôi bài này không nên nêu rõ đích thân tên khoa học của nó ra, trong hộp thông tin phân loại không nên dùng đích danh tới tên loài, mà chỉ nên để tên chi. Bài này đơn giản chỉ là bài viết về những con ba ba sống ở Hồ Gươm và những thông tin tranh cãi còn chưa rõ ràng về nó, nếu viết tên khoa học của nó có thể là Rafetus vietnamensis có vẻ không phù hợp Wikipedia và sẽ chỉ điểm nhiều nhầm lẫn sẽ có hệ thống cho báo chí Việt Nam.--113.22.41.203 (thảo luận) 14:19, ngày 21 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Bạn có thể sửa nếu cảm thấy cách diễn đạt nội dung hiện tại là chưa chính xác. --minhhuy (thảo luận) 16:14, ngày 21 tháng 1 năm 2016 (UTC)
- Nếu không được giới chuyên môn quốc tế công nhận tên khoa học do Việt Nam tự đăt ra thì theo tôi bài này không nên nêu rõ đích thân tên khoa học của nó ra, trong hộp thông tin phân loại không nên dùng đích danh tới tên loài, mà chỉ nên để tên chi. Bài này đơn giản chỉ là bài viết về những con ba ba sống ở Hồ Gươm và những thông tin tranh cãi còn chưa rõ ràng về nó, nếu viết tên khoa học của nó có thể là Rafetus vietnamensis có vẻ không phù hợp Wikipedia và sẽ chỉ điểm nhiều nhầm lẫn sẽ có hệ thống cho báo chí Việt Nam.--113.22.41.203 (thảo luận) 14:19, ngày 21 tháng 1 năm 2016 (UTC)
nên xóa bài này
[sửa mã nguồn]Bài viết tôi thấy tào lao lắm; con giải hay con ba ba chứ rùa đâu mà rùa ? Tin gì ở tay HMD, rùa học gì mà chả biết tiếng anh, chả biết sinh học, toàn nói nhăng cuội.Nguoiachau (thảo luận) 01:45, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)
- Tên bài đặt theo cách gọi phổ biến của cá thể này, tuy có thể cách gọi này là sai. Trong bài thì có thể thoải mái viết nó là ba ba hay giải, với các link đến các bài viết tranh luận. Tuanminh01 (thảo luận) 02:45, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)