Thảo luận:Quang Trung/Lưu 6
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | ← | Lưu 4 | Lưu 5 | Lưu 6 |
Đoạn mở đầu
- Tôi thấy là 1 số người viế muốn nhân mạnh rằng, là N Huệ THỐNG NHẤT được nhà Tây Sơn, rồi N Nhạc nhường ngôi cho, đại loại vậy. Nhưng có sách sử nào nói như vậy không, hay là căn cứ vào sách của 1 số người viết thời nay, vốn không có độ uy tín gì về mặt học thuật cả.
Thống nhất Tây Sơn nghĩa là như thế nào, vì N Nhạc còn sống sau khi N Huệ chết, vẫn làm chủ từ Quy Nhơn tới Phú Yên, làm gì mà 2 người từng uýnh nhau, chả còn tình nghĩa gì, lại nhường ngôi cho nhau được. Rõ là rất vớ vẩn.
Lúc N Huệ còn sống, N Ánh mới từ Xiêm về Gia Định, không thể đe dọa tới mức mà N Nhạc phải xin nhường ngôi cầu cứu cả. Vô lý. Nên tôi đề nghị viết lại, bỏ phần cho rằng N Huệ thống nhất nhà Tây Sơn đi. Tôi sửa nhưng có 1 số người lại sửa lại, tôi ko phải là con nít để đi đôi co làm gì, nên ai có ý kiến gì, cứ viết dưới đây, chúng ta cùng Thảo luận đàng hoàng. Khoailangvietnam (thảo luận) 09:01, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Đoạn bị Saruman xóa
Phần hay nhất trong bài thì Saruman lấy cớ nguồn diễn đàn xóa đi. Những thông tin đó đều lấy từ thư từ của các giáo sĩ trực tiếp chứng kiến cuộc hành quân của Quang Trung ra Bắc nên sát với thực tế nhất. Trong 10 ngày mà tuyển 10 vạn quân ở vùng Thanh - Nghệ trong khi dân số toàn miền Bắc lúc đó chừng 5-6 triệu thì chỉ có cách bắt hết thanh niên đi lính thậm chí bắt luôn cả người già trẻ con chứ không có cách nào khác. Việc gì phải tìm mọi cách bảo vệ hình ảnh Quang Trung như vậy chứ. Mục đích của sử học là đến gần hiện thực nhất chứ đâu phải tuyên truyền.Rondano (thảo luận) 18:19, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- nếu bạn đã đọc Việt - Thanh chiến dịch thì sẽ thấy rất nhiều nhận định khác hẳn so với bài đăng ở Bbc hồi 10 năm trước do tác giả đã nghiên cứu nhiều tài liệu hơn. Ví dụ con số 10 vạn thì hơn 1 nửa là quân theo Quang Trung từ đầu, chỉ khoảng 3-4 vạn là tuyển thêm, và do thắng quá nhanh nên phần lớn số này cũng về quê luôn sau mấy tháng. Sử còn ghi rõ khi QT định lập đô ở Nghệ An, lượng dân phu trong vùng còn rất dồi dào chứ không hề cạn kiệtRumonia (thảo luận) 04:20, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Các tiêu đề
Theo tôi các tiêu đề lớn chưa trung lập. Bởi vì nó dễ gây hiểu nhầm là các kết luận. Ví như tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn, thực tế thì N Huệ chưa bao giờ tiêu diệt được chính thể Đàng Trong cả, bằng chứng là người thừa kế N ánh vẫn chạy đi chạy lại, có hệ thống của ông ta, có người dân theo chứ chưa bao giờ mất hẳn.
Rồi tiêu đề thống nhất nhà T Sơn. thực tế N Huệ chưa bao giờ thống nhất đc 2 anh của mình dưới sự chỉ huy của ông cả. N Nhạc vẫn đóng ở Qui Nhơn, có hệ thống riêng của ông ấy.
Khoailangvietnam (thảo luận) 13:10, ngày 13 tháng 2 năm 2018 (UTC)
Thusinhviet đã xóa thảo luận này của DungTaoLao777 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:25, ngày 21 tháng 3 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Vì sao không thể di chuyển bài viết
Mình thấy tên bài viết không ổn. Mình thấy các vị vua của các triều đại như Đinh, Lê, Lý , Trần, Hồ, Mạc, Nguyễn thì tên bài viết đều là miếu hiệu hoặc niên hiệu. Ngay cả Lê Chiêu Thống thì Chiêu Thống cũng là niên hiệu. Chỉ có các chúa Trịnh do chưa xưng đế nên tên bài là tên thật. Vậy tại sao tên của bài này lại là Nguyễn Huệ. Mình định sửa thì lại không thấy có mục di chuyển như các bài viết khác. Liệu có sự phân biệt đối xử nào ở đây chăng. Collector143 (thảo luận) 14:26, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bạn muốn sửa thành tên gì? Tuanminh01 (thảo luận) 14:31, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Thì mình nghĩ có thể sửa thành Quang Trung như các vua nhà Nguyễn hoặc Tây Sơn Thái Tổ như các triều đại trước. Collector143 (thảo luận) 14:50, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Wikipedia đặt tên theo độ phổ biến của tên trong các phương tiện thông tin. Bạn thử kiểm tra xem tên nào phổ biến hơn trong 2 tên trên. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 14:53, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Theo mình thì tên Quang Trung có vẻ phổ biến hơn. Chỉ là mình không thể di chuyển bài viết được. Collector143 (thảo luận) 14:55, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bạn có thể chứng minh điều bạn nghĩ bằng một cách khách quan không, kiểu như có thống kê chẳng hạn. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 15:10, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Mình không thể dẫn ra bằng chứng nào như vậy nhưng mình thấy trong 2 cách gọi thì gọi bằng miếu hiệu hoặc niên hiệu mang sắc thái tôn trọng hơn là gọi bừng tên thật (tên húy) và vua của các triều đại khác đều được gọi như vậy. Ví dụ như 2 tên Lê Thái Tổ và Lê Lợi thì mình nghĩ nhiều người không biết Lê Thái Tổ là ai đâu. Vậy thì tên Quang Trung cũng thỏa mãn 1 tiêu chí này hơn tên Nguyễn Huệ. Collector143 (thảo luận) 15:25, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bạn Collector143 cứ google 2 tên gọi xem tên nào có nhiều kết quả tìm kiếm hơnUoat365 (thảo luận) 15:29, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Google ra nhiều hơn vì wiki để tên như thế Collector143 (thảo luận) 15:31, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bạn Collector143 cứ google 2 tên gọi xem tên nào có nhiều kết quả tìm kiếm hơnUoat365 (thảo luận) 15:29, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Mình không thể dẫn ra bằng chứng nào như vậy nhưng mình thấy trong 2 cách gọi thì gọi bằng miếu hiệu hoặc niên hiệu mang sắc thái tôn trọng hơn là gọi bừng tên thật (tên húy) và vua của các triều đại khác đều được gọi như vậy. Ví dụ như 2 tên Lê Thái Tổ và Lê Lợi thì mình nghĩ nhiều người không biết Lê Thái Tổ là ai đâu. Vậy thì tên Quang Trung cũng thỏa mãn 1 tiêu chí này hơn tên Nguyễn Huệ. Collector143 (thảo luận) 15:25, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bạn có thể chứng minh điều bạn nghĩ bằng một cách khách quan không, kiểu như có thống kê chẳng hạn. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 15:10, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Về việc tên nào phổ biến hơn thì mình thấy trong sách, tên của các vị vua nổi tiếng đều gọi bằng tên thật trước khi lên ngôi, gọi bằng niên hiệu hoặc miếu hiệu sau khi lên ngôi, vì thế cả 2 tên đều phổ biến ngang nhau. Còn trong dân thì tên thật luôn phổ biến hơn niên hiệu hoặc miếu hiệu. Như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh nói ra ai cũng biết, nhưng còn những tên như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Trần Thái Tông, Thái Đức, Quang Trung, Gia Long nói ra chưa chắc người ta đã biết là ai. Nếu suy như vậy thì bài về các vị vua kia cũng không thể đặt tên như hiện nay mà đều phải đổi sang tên thật. Collector143 (thảo luận) 16:04, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Vừa rồi mình có sử dụng google thì thấy tìm kiếm với tên:
Nguyễn Huệ ra 5.170.000 kết quả (0,53 giây)
Quang Trung ra 11.600.000 kết quả (0,41 giây)
Và lại khi gõ Quang Trung thì đa số kết quả vẫn ra Quang Trung (trừ Wiki) còn gõ Nguyễn Huệ thì rất nhiều kết quả ra Quang Trung. Suy ra tên Quang Trung phổ biến hơn. Collector143 (thảo luận) 16:49, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Khi tìm kiếm bạn phải tìm kiếm "Nguyễn Huệ" và "Quang Trung" (trong ngoặc kép). Không thì kết quả sẽ tính cả Nguyễn Thị Huệ hoặc cafe Trung Nguyên (chỉ cần 1 chữ, hoặc 2 chữ nhưng không liền nhau cũng hiển thị rồi). Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 23:45, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Vậy thì:
- "Nguyễn Huệ" ra 407.000 kết quả
- "Quang Trung" ra 511.000 kết quả
- Xem ra tên gọi Quang Trung vẫn phổ biến hơn.
- Vây nên mình nghĩ với 2 lý do trên đã đủ cơ sở để đổi tên bài thành Quang Trung. Collector143 (thảo luận) 06:30, ngày 2 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Đã đổi tên, cảm ơn bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:20, ngày 3 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Chúng ta k nên dựa vào Google Search mà phải là Google Book và Google Scholar mới chính xác hơn. A l p h a m a Talk 03:28, ngày 3 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Bài này đổi tên thành "Quang Trung" là hợp lý. Cũng xin nói thêm, đúng như Alphama nói, trong lĩnh vực học thuật, không nên chỉ dựa theo nguồn phổ thông. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:08, ngày 3 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Giả thiết về vc N Huệ còn sống
- Việc giữ gìn tốt sức khỏe cũng là 1 kĩ năng, nếu anh thiếu, hay kém hơn người ta thì anh thua. Vậy thôi.
- Thua về sức khỏe cũng là 1 sự thua cuộc khi 2 bên đối đầu nhau. N Huệ không biết cách cai trị, kê cao gối mà cai trị, nên cả đời cứ đánh đấm, cả nhà bị diệt, chả được tích sự gì cả.
- Ông ta mà dùng nhân ái trị thiên hạ thì sẽ ko đánh đấm mãi như vậy, dùng mưu công mà thu phục đất Bắc Hà, trấn an nhân tâm, cho nhân dân làm ăn trở lại trong hòa bình thì N Ánh chả bao giờ có cửa.
Khoailangvietnam (thảo luận) 02:07, ngày 27 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Quang Trung có phải "Hoàng đế Đại Việt"?
Nước của Thái Đức (Nguyễn Nhạc) là một nước độc lập khỏi Đại Việt (không có tài liệu nào cho biết quốc hiệu của Tây Sơn là gì nên sẽ tạm gọi là nước Tây Sơn) hai nước Tây Sơn và Đại Việt là độc lập và đã công nhận nhau qua cuộc gặp năm 1786 giữa Thái Đức và Chiêu Thống. Năm 1788 Quang Trung kế vị Thái Đức, không phải Chiêu Thống vậy sẽ là Tây Sơn hoàng đế chứ không phải Đại Việt hoàng đế - KomradeRice (thảo luận) 16:46, ngày 14 tháng 3 năm 2019 (UTC)
Phân mở đầu
Quá nhiều bình phẩm, bình luận, đề nghị thay đổi. Nên nêu ra sự nghiệp ông đã làm gì, chứ không nên chêm mấy lời múa bút hão của mấy tay vớ vẩn vào làm gì. Chỉ chép 1 ít những ai UY TÍN, cỡ sử quan, Lê Q Đôn, or Trần Trọng Kim...còn sử lớp sau thì ko nên trích dẫn vào.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:12, ngày 22 tháng 12 năm 2019 (UTC)
- Bỏ cách gọi N Nhạc là Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc, không ai trong lịch sử Thế giới được trọng vọng như thế.
Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc nghĩa là gì ? viết như này khác gì lộng ngôn. Lê Lợi, Hồ Chí Minh còn không được viết như này. Chỉ là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:14, ngày 22 tháng 12 năm 2019 (UTC)
Thái Đức là niên hiệu chính thức của Nguyễn Nhạc, cũng như Càn Long là niên hiệu của Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, nên gọi Thái Đức hoàng đế là đúng rồi.
--KomradeRice (thảo luận) 16:42, ngày 19 tháng 1 năm 2020 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 24 tháng 5 năm 2020
Yêu cầu sửa đổi này thành Quang Trung đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Baivietngaunhien (thảo luận) 09:30, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Viết bịa đặt
đoạn:
"Theo gia phả họ Vũ, thì Vũ Văn Dũng cầm đầu sứ đoàn đã đến Yên Kinh và được vào bệ kiến vua Càn Long. Vũ Văn Dũng đã hoàn thành cả hai nhiệm vụ: cầu hôn và xin đất làm đô. Vũ Văn Dũng lại được vào bệ kiến Càn Long ở Ỷ Lương các và vua Càn Long đã đồng ý trao đất Quảng Tây cho vua quang Trung để làm đô và gả một công chúa cho vị thủ lĩnh Tây Sơn. Về việc cầu hôn, sau buổi tiếp sứ thần Đại Việt, vua Càn Long ra lệnh cho bộ lễ sửa soạn nghi lễ và định ngày cho công chúa nước Đại Thanh sang kết duyên cùng vua Đại Việt.[6]
Mọi việc đang tiến hành tốt đẹp, thì không ngờ vua Quang Trung bất ngờ qua đời, các quan dìm việc cầu hôn và việc xin trả đất đi, không cho Thanh triều biết.[113][118][118]"
hoàn thành cầu hôn và xin đất làm đô
vua Càn Long đã đồng ý trao đất Quảng Tây cho vua quang Trung để làm đô và gả một công chúa cho vị thủ lĩnh Tây Sơn
vua Càn Long ra lệnh cho bộ lễ sửa soạn nghi lễ và định ngày cho công chúa nước Đại Thanh sang kết duyên cùng vua Đại Việt
có chuyện này nữa hả, toàn thêm thắt bịa đặt. các tài liệu chỉ nói ổng mang tờ biểu sang TQ vừa sang thì hay tin vua Quang Trung mất nên ổng đành dấu tờ biểu đi, chứ các quan nào mà dìm
Thằng TQ nó ko hả họng ra ăn thì thôi chứ làm gì nhả ra cho mà mừng
- Kill-Vearn (thảo luận) 11:05, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ầy dà, khi nào phải mời anh Nguyễn Phúc Atlas vào đây sửa bài mới được. Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:19, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- @Kill-Vearn: Mình không rành sử VN. Nếu chờ vài ngày nữa mà không ai phản đối thì bạn cứ sửa lại cho đúng với nguồn. Bạn có sự Ủng hộ của mình nha. — Băng Tỏa 11:56, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)