Thảo luận:Quan họ
Thêm đề tàiDự án Âm nhạc Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Quan họ là một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nên tôi đề nghị các thành viên tham gia đóng góp viết bài hoàn chỉnh và đưa lên làm một bài viết chọn lọc sau này có được không? Newone 05:58, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Newone có thể viết lời trên ở Bài thỉnh cầu. Ngoài ra, tôi nghĩ việc đưa lời bài hát vào đây làm cho bài viết chính trở nên dài quá. Nên viết thành các bài riêng hơn. Casablanca1911 06:25, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nhưng nếu viết lời bài hát thành các bài riêng ra thì có đụng chạm bản quyền không? Hình như các bài hát dân ca thì ít có vấn đề bản quyền? Newone 07:17, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Viết riêng lời các bài hát dân gian thì không sao, tương tự như viết các thành ngữ, ca dao v.v...Nhưng nếu viết nội dung các bài được đặt lời mới (viết lời mới) thì vi phạm bản quyền. Ngoài ra, nội dung lời hát trong bài này có vẻ không đúng và thiếu, đề nghị xem lại. Casablanca1911 10:21, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Bài dân ca Quan họ "Còn duyên" đúng là phải như thế này :
- Còn duyên là duyên kẻ đón a đón người đưa
- Hết i duyên là duyên đi sớm (sớm) về trưa í mặc lòng
- Người còn không đây tôi vẫn ở không
- Tôi mà còn không, đây em chửa có chồng
- Đây tôi chửa có ai, tính a tinh tính tình tình tinh
- A hội hà, hư hội hừ là hứ hội hừ
- Còn duyên là duyên ngồi gốc (gốc) cây thông
- Hếtí duyên là duyên ngồi gốc (gốc) cây hồng là hồng hái hoa
- Có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà
- Cho thầy là thầy mẹ biết để đuốc hoa (đuốc hoa) định ngày
- Tính a tinh tính tình tình tinh
- A hội hà, hư hội hừ là hứ hội hừ
- Còn duyên là duyên buôn nụ (nụ) bán hoa
- Hết i duyên là duyên ngồi gốc cây đa (chứ) đa đợi chờ
- Đừng thấy tôi lắm í bạn mà ngờ
- Tuy rằng tôi lắm bạn nhưng vẫn chờ (là chờ) người ngoan
- Tính a tinh tính tình tình tinh
- A hội hà, hừ hội hừ là hứ hội hừ
- Còn phần viết trong bài hình như là ca dao. Casablanca1911 06:20, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Quan họ hay dân ca đồng bằng Bắc Bộ
[sửa mã nguồn]Bài Trống Cơm và Lý Cây Đa theo như tôi được nghe trên VTV thì là dân ca Bắc Bộ. Có ai giải thích rõ và phân biệt được 2 thể loại Quan họ và dân ca Bắc bộ không?Kien1980v (thảo luận) 03:23, ngày 2 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Nguồn gốc quan họ hoàn toàn không có nguồn kiểm chứng
[sửa mã nguồn]Phần lý giải về nguồn gốc quan họ như bài này hoàn toàn không có nguồn kiểm chứng nên tôi thêm tiêu bản {{fact}} . Theo tôi cả hai thuyết này đều không đáng tin do dựa trên vỏ ngôn ngữ của từ quan họ mà bỏ qua không gian diễn xướng khi "hát quan họ", bỏ qua những nghi lễ và nghi thức khi liền anh, liền chị "hát quan họ". Người xưa không gọi là "hát quan họ" mà là "chơi quan họ". Nam Hy Hoàng Phong (thảo luận) 11:48, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Cho dù không có kiểm chứng, từ xưa tới nay làm gì có Quan họ Bắc Giang. Đề nghị mọi người sửa cho đúng, trong quá khứ hay những năm trở lại đây, truyền thống hát này chỉ được phát huy mạnh ở các lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh mà thôi. Ở các lễ hội thuộc Bắc Giang, có hình thức này nhưng nó gần như được coi là thứ yếu.
Thúy Cải, Thúy Hường... là những nghệ sỹ có tên tuổi trong lĩnh vực này, họ được đào tạo ở đâu ra? Cái này ai cũng biết.
Quan họ Bắc Giang hay Bắc Ninh chỉ là tên gọi. Vấn đề chính là UNESCO công nhận các làng thuộc cả 2 tỉnh nàyKien1980v (thảo luận) 08:49, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt
[sửa mã nguồn]Có ai có thể giải thích hộ cụ thể "vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt" trong quan họ là như thế nào không? Newone (thảo luận) 08:57, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Đã tìm được một nguồn tham khảo: Vang, rền, nền, nảy. Newone (thảo luận) 09:10, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Quan họ có lịch sử rõ ràng
[sửa mã nguồn]Gọi là "Quan họ" Kinh bắc từ năm "1734" đến năm 1822, do các làn điệu Quan họ ra đời ở vùng đất phía bắc Kinh thành - Kinh bắc. Sau năm 1822 vua Nhà Nguyễn thống nhất đất nước nên Kinh thành ở Phú Xuân huế, vì vậy Kinh bắc phải đổi là Bắc ninh (phía bắc bộ Vũ ninh xưa), tới nay Quan họ Bắc ninh đã có tên 195 năm. Tên gọi Anh Hai, Chị Hai... do liên quan đến hai sự tích đau thương và trọng đại của Nhà Nguyễn (bài viết đã có) nên vua Minh Mạng Bắt phải gọi là Anh Hai, Chị Hai... Liền anh, liền chị là danh từ nên phải viềt hoa(bài đã viết). Quan họ bao đời nay không có ông trùm , bà trùm vì Quan họ là hát đối đáp, ngẫu hứng không có khán giả, hát giao duyên, hát cho nhau nghe, không có nhạc đệm ,sau này Quan họ "mới" mới có nhạc đệm. Từ Quan họ có tên từ năm 1768. Gọi là "chơi Quan họ" có từ năm 1772 do phải kỵ húy từ "Hát", gọi là ca Quan họ thì người xưa cho là không nghiêm túc. Quan họ "mới" có nhạc đệm bắt đầu có từ hội lim năm 1920. Năm 1960 nhạc sỹ Hồng Thao sưu tập được 92 làn điệu Quan họ , năm 1992 làng Yên mẫn sưu tập được 174 làn điệu, đến nay là 214 làn điệu. Dự án sưu tập và ký âm của đoàn Quan họ Bắc ninh được gần 100 bài , nhưng nghệ nhân Quan họ làng Yên mẫn đã ký âm được 1176 bài hoàn chỉnh. Ông tổ Quan họ là ông Trấn Thanh - Hiếu Trung Hầu Nguyễn Đình Diễn ở Nội Duệ - Cầu Lim. Làng Quan họ cổ chỉ có 21 làng, các làng còn lại là "vùng lan tỏa". Các làn điệu Quan họ chỉ mới có sau năm 1734. Quan họ sinh ra từ tinh hoa của văn hóa dân ca dân tộc Việt , không có bà Thủy tổ nào cả. Là các làn điệu của những người nông dân, trong đó có "công và của" cụ Quận Công Đỗ Nguyên Thụy , cụ Phủ Hầu, cụ Trấn Thanh - Hiếu Trung Hầu Nguyễn Đình Diễn và 3 Quận chúa làng Yên xá tổ chức, sưu tầm, tôn vinh, nuôi dưỡng,...trong gần 90 năm mới có được một kho tàng Quan họ như ngày nay. Mọi người cứ mải truyền thuyết hóa , trên những căn cứ suy đoán để rồi Quan họ cứ mai một dần không lối thoát. Do không biết trang mục có quan tâm hay không nên tôi chỉ viết ngắn gọn tóm tắt như vậy.Thực ra chúng tôi đã ký âm xong 1176 bài Quan họ, ra mắt quyển từ điển Quan họ; quyển lịch sử đất và người Kinh bắc;quyển lịch sử dân ca Quan họ ....123.28.4.181 (thảo luận) 12:34, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Những kiến thức tiết tối thiểu khi ca và sáng tác Quan họ
[sửa mã nguồn]14.176.150.161 (thảo luận) 10:20, ngày 30 tháng 6 năm 2017 (UTC)Cảm Nhận Bài "Ngẫu hứng giao duyên" và các ngày , từ trong Quan họ phải tránh
Bài ca hay quá. Do chỉ là nhạc trữ tình nên không có gì phê phán. chỉ đáng tiếc nhất có câu "khách đến nhà là hát" trong văn hóa Quan họ kiêng húy chữ "Hát” vì hai anh em Trương Hống, Trương Hát là Thành hoàng của hơn 370 xóm làng Kinh bắc, mà chủ yếu ở các làng Quan họ cổ. Chỉ vì vậy mà người Quan họ xưa tránh chữ "Hát" thành chữ "chơi quan họ", chữ "ca" thì các Anh hai, Chị hai cho là không nghiêm túc lắm. Nhạc sỹ Trần Tiến có thể sửa một chữ được không ?. Không thì cứ có khách người Quan họ lại mang Thành hoàng ra để "giải trí". Văn hóa Quan họ có kỵ - tránh một số từ . Ngày sinh, ngày hóa cho đến tiết khánh, cùng các tên húy, các màu sắc cấm kỵ như sau:
1. Các tiết: Ngày mùng 04 tháng 7: Ngày sinh Ngày 20 / 7: Ngày hóa (Đông Bính đại vương) Ngày mùng 4 tháng giêng: Khai sắc Ngày 03 tháng 02: Đại khánh tiết Ngày 06 tháng 5: Mẫu hóa Ngày 12 tháng 11: Phụ hóa Kỵ húy: Đông, Đống, Bính, Đán, Lương… Sắc kỵ: Bạch, Hoàng Phổ Cẩm: Hồng phúc nguyên niên tháng 3 ngày 10. Hoàng triều Vĩnh hựu: Năm thứ năm tháng 02 ngày lành. Hàn lâm viện. Đông các đại học sỹ Thần Nguyễn Bính phụng ghi Quản giám bách thần chi điểm hung lĩnh thiếu lang thần Nguyễn Hiển ghi theo các bản cũ của tiên triều.
2.Đức thánh Tam giang tức hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Tránh các từ : - Tam giang - Hống ; Hát Ngày sinh : 15 tháng giêng năm Nhâm ngọ 502. Ngày hóa : Do lệ tục của các làng (mất năm 571) 3. Câu chữ về ngôi thứ, đồ vật ..tránh các từ sau: - Anh cả, chị cả - Thứ nhất - Ông trùm, bà trùm - Đông phải chuyển thành Đương - Trăng phải chuyển thành Giăng - Trầu phải chuyển thành Giầu …