Thảo luận:Quốc hội Hoa Kỳ
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Quốc hội Hoa Kỳ. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
“Quốc hội Hoa Kỳ”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
"Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 10:10, ngày 12 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Ra trát tòa
[sửa mã nguồn]Bạn nào đó đã chỉnh cụm từ ra trát đòi ứng hầu thành phát lệnh triệu tập theo tôi là chưa chính xác.
Thực sự tòa án Hoa Kỳ không có quyền "phát lệnh triệu tập" mà chỉ có quyền ra "trát yêu cầu" đương sự có mặt tại tòa vì một lý do chính đáng nào đó. Chữ lệnh chỉ dành cho bên hành pháp. Còn bên tư pháp phải dùng chữ trát . Ngay cả việc họ muốn bắt bất kì nghi người nào thì nếu như người đó chưa bị xử trước toà thì vẩn chưa bị xem là có tội (dù có đủ bằng chứng hay không) và do đó chỉ xem là "nghi can". Người nào toà cần mời ra hay buộc ra tòa đều chỉ có một hình thức là viết trát. Khi có người không chấp hành trát tòa thì mới là sự vị phạm về việc cưỡng lại luật pháp, một tội hình. Nhưng nếu vắng mặt ở tòa thì có thể bị xử thua (nếu tham gia trong kiện cáo) cộng với tội hình là chống lại trát tòa tuỳ theo luật pháp mà mức độ phạt khác nhau. Còn nếu chỉ đóng vai làm chứng thì họ có quyền không ra mặt nhưng phải/nên có luật sự bảo vệ và dầu sao đi nữa vẩn có thể bị phạt vạ vì chống lại trát toà. (Có nhiều người đã thay vì ra tòa làm chứng thì chịu nộp tiền phạt, ngoài ra, họ có quyền dùng tu chính án về quyền tự do ngôn luận (ở đây là tự do im lặng) để không khai báo gì hết trước toà)
Cụm ra trát đòi ứng hầu nghe nó hơi cổ nhưng nếu có sửa thì chỉ sửa thành ra trát tòa
LĐ
- Trát tòa phải có bên hành pháp thi hành thì mới là lệnh. (tức hành pháp thi hành lệnh dựa trên trát tòa và dựa trên các điều khoản sẵn có trong hiến pháp).
Hỏi thêm (thượng viện và hạ viện)
[sửa mã nguồn]Trong bài tôi thấy có một câu: "Trong quy trình thông qua các dự luật cả hai viện có quyền ngang nhau". Thượng nghị viện có quyền phủ quyết các dự án luật của Hạ Nghị Viện đưa lên thì sao gọi là quyền ngang nhau được?. Có thể tôi chưa hiểu hết ý của người viết hoặc chưa rõ hết các tình tiết của QHHK nên chỉ nêu ý kiến vậy thôi chứ không dám sửa. Xin các bạn chỉ giáo cho.Tô Linh Giang 03:23, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Không phải là Thượng viện có quyền phủ quyết các dự luật của Hạ viện đưa lên. Thực chất thì 1 dự luật phải được cả 2 viện thông qua mới được trình lên tổng thống. Dự luật có thể trình ra Hạ viện trước, sau đó ra Thượng viện, cho nên anh có cảm tưởng là Thượng viện có quyền phủ quyết luật của Hạ viện. Nhưng dự luật cũng có thể trình ra Thương viện trước rồi ra Hạ viện sau. Vì vậy câu "Trong quy trình thông qua các dự luật cả hai viện có quyền ngang nhau" là chính xác. Tuy nhiên cần nói thêm là riêng các dự luật về thuế thì phải xuất phát từ Hạ viện trước, không phải vì Hạ viện "thấp hơn" mà vì họ được xem là đại diện trực tiếp cho quyền lợi của dân chúng (thượng viện đại diện trực tiếp cho quyền lợi các bang). --Avia (thảo luận) 03:24, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ cái mà Tô Linh Giang gọi là "quyền phủ quyết" có thể là veto. Quyền veto là quyền của Tổng thống Hoa Kỳ từ chối ký để đưa vào hiệu lực một đạo luật đã được thông qua bởi cả hai viện và gửi nó trở về Quốc hội. Trong trường hợp này, Quốc hội có thể dùng tối đa tuyệt đối (2/3, tôi sẽ check lại con số này sau) để đưa đạo luật vào hiệu lực mà không cần chữ ký của Tổng thống. Mekong Bluesman 04:22, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Còn về quyền phủ quyết thì tôi không rõ lắm chi tiết nhưng ví dụ như Hạ viện đã đệ trình dự án luật các biện pháp kinh tế trừng phạt Hà Nội về Tôn giáo hay nhân quyền, nhưng thượng viện không cho qua. Tôi cũng không rõ để một dự luật đi vào thi hành thì hạ viện có biểu quyết không hay chỉ đưa lên mà rõ ràng thượng viện có biểu quyết. Nếu vậy thì Thượng viện to hơn Hạ viện rồi phải không các bạn
- 58.187.34.64 01:29, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Không phải. 1/ Dự luật đưa ra Hạ viện cũng phải qua biểu quyết. 2/ Như tôi đã nói ở trên, dự luật cũng có thể đưa ra Thượng viện trước, nếu thông qua sẽ đưa ra Hạ viện, nếu Hạ viện bác bỏ thì dự luật đó vẫn đi tong. Tóm lại, trong quy trình thông qua các dự luật, hai viện có quyền ngang nhau.
- Nhưng cũng có thể nói Thượng viện to hơn Hạ viện vì có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh, phê chuẩn các thành viên nội các... --Avia (thảo luận) 01:59, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Ở dây cũng có nhiều trường hợp cả hai thượng và hạ viện thông qua các đạo luật tương tự nhau trong gần như cùng lúc. chi tiết các dự luật này thường khác nhau. Do đó, để hình thành 1 dự luật thống nhất thượng và hạ viện sẽ cử ra các tiểu bang để tranh luận, hòa giải và tìm ra một mẫu số chung. Thường vấn đề chính trị rất hay nằm trong này. Thí dụ: thượng viện đưa ra luật X nhưng lại đính kèm theo đó các "điều khoản Y,Z, T" mà nhiều khi không ăn nhập gì tới vấn đề X mà chỉ vì ở thượng viện, đảng M chiếm đa số nên họ tìm cách áp đảo và gán ghép thêm các điều luật có lợi cho họ. Tương tự, hạ viện cũng làm những thao tác như vậy...Riêng tổng thống thì có hai mặt: Như đã nói nếu 1 dự luật đã thống nhất ở lưõng viện được gủi lên thì tổng thống có ba chọn lựa, kí thành luật, phủ quyết (veto), hay lặng thinh không làm gì hết (trường hợp quốc hội đang nghĩ hè hay tổng thống đang gần hết nhiệm kì thì kỹ thuật này rất có hiệu quả ... vì vị tổng thống nhiệm kì tới chưa chắc chịu "ăn của thừa" và tiếp tục ngâm tôm đạo luật cho đến khi nó hết hạn và tự tiêu hủy) . Nhưng nếu dự luật được hơn 2/3 thành viên ở từng viện ủng hộ thì luật có thể ra đời không cần tổng thống kí. Chiều ngược lại, tổng thống có quyền hạn đề nghị một dự luật với uy tín của mình cho quốc hội ... dĩ nhiên nếu đó đó là đề nghị hợp lý (như việc đề nghị kí chi tài khoản gấp cho cứu trợ nạn nhân Katrina chẳng hạn do tổng thống khởi xướng và quốc hội kí rất nhanh chóng) quốc hội không thể không cứu xét. tổng thống sẽ có nhiều khả năng chấp thuận nếu đưa ra cá đề nghị cấp bách (như là việc giải quyết chiến tranh chẳng hạn.) Trong trường hợp đặc biệt có chiến tranh, tổng thống có quyền xử dụng quyền lãnh đạo quân sự tối cao để bảo vệ đất nước mà không cần đợi quốc hội nhưng quyền hạn này cũng rất hạn chế bởi luật pháp cụ thể để tránh trường hợp của dictator. LĐ
Đóng góp thêm (đại cử tri)
[sửa mã nguồn]Quốc hội Hoa Kỳ rất đặc biệt là nó chỉ có 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà luân phiên đấu nhau, mặc dù hiến pháp và pháp luật không hạn chế việc lập đảng và tham gia nghị trường. Điều đó có được là hệ quả của luật bầu cử kiểu "được ăn cả ngã về không" kiểu đại cử tri. Và các đảng trong quốc hội có quy chế mở rất lớn gần như thực tế chỉ là nơi tập trung cho các nghị sỹ đăng ký để hoạt động bầu cử. Chứ không có kiểu điều lệ, chính cương hoạt động của đảng cũng như không có kỷ luật đảng rất nghiêm ngặt như ở các quốc gia khác (ở QHHK nghị sỹ của đảng Dân chủ có thể liên kết cùng nghị sĩ đảng Cộng hoà để ủng hộ hay chống lại một dự luật nào đó). Rất mong các bạn bổ sung thêm phần rất đặc sắc này của hệ thống bầu cử của Quốc hội Hoa Kỳ. Tô Linh Giang 03:35, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Hình như luật bầu cử kiểu "đại cử tri" chỉ áp dụng khi bầu tổng thống, còn bầu đại biểu quốc hội thì vẫn lấy theo đa số thông thường chứ nhỉ? --Avia (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Đúng là người ta nói "Đại cử tri" là chỉ để nói về bầu Tổng thống. Nhưng thực chất cách bầu cử theo nguyên tắc đó cũng áp dụng cho cả bầu QH khi mà ứng cử viên nào đạt đa số dù rất nhỏ tại hạt bầu cử cũng sẽ thắng luôn tại hạt đó, đó là theo "kiểu đại cử tri" Anh nếu chỉ có 49% dân số ủng hộ thì anh cũng không có phần trăm nào trong nghị viện. do vậy QHHK chỉ có 2 đảng để làm diễn đàn đăng ký bầu cử còn không có đảng thứ ba vì anh sẽ "mãi mãi là người đến sau". Đặc điểm này cùng với đặc điểm các bang HK rất độc lập với Trung Ương đã tạo ra kiểu kỷ luật đảng rất tự do ở HK các đảng thực tế là chỉ để người ta đang ký tranh cử chứ không có sự khác biệt lớn về chính cương...
- ông Dân chủ ở bang A còn gần ông Cộng hoà ở bang B hơn là đồng đảng của mình ở bang này. Tôi nghĩ đây là kiểu rất dân chủ và rất đặc trưng của HK và rất cần được đề cập đến.
- 58.187.34.64 01:29, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Theo hiểu biết của tôi thì nguyên tắc bầu cử (quốc hội) như anh nói là phổ biến, ngay ở VN hiện nay cũng vậy, tức là tranh đua cá nhân trong từng hạt (khu vực) bầu cử, ứng cử viên đạt đa số phiếu của hạt bầu cử sẽ được ghế đại biểu. Chỉ có 1 số nước (vd. Liên bang Nga hiện nay) theo nguyên tắc tranh đua đảng phái (tôi tạm gọi như vậy) trên toàn quốc, số ghế đại biểu trong quốc hội được chia theo tỷ lệ số phiếu bỏ cho đảng ấy. --Avia (thảo luận) 03:48, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Avia ơi theo tôi hiểu thì hầu hết các nước hiện nay bầu theo nguyên tắc đảng phái chứ. Tất nhiên đảng phái đưa người qua các cá nhân ứng cử viên và ví dụ tại 1 hạt bầu cử: người ta phải chọn 3 đại biểu mà có 9 người của các đảng phái đăng ký như thế người ta sẽ lấy 3 vị từ trên xuống có thể 0 có vị nào quá bán như vậy khi vào quốc hội có rất nhiều đảng phái nên các đảng phái phải liên kết với nhau để có số động vì vậy yếu tố kỷ luật đảng rất quan trọng. Đại biểu quốc hội vừa có trách nhiệm trước cử tri của mình vừa phải tuân thủ kỷ luật đảng: Biểu quyết theo hướng dẫn của đảng mình. Do đó yếu tố trách nhiệm cá nhân trước cử tri của mình bị vi phạm. Còn ở Hoa Kỳ theo tôi hiểu là thế này ví dụ đến kỳ bầu cử khu vực nào cũng chỉ lấy 1 người dân bầu là bầu cho ứng cử viên chứ không phải cho đảng của ông ta. Nên ứng cử viên hoặc đăng ký Dân chủ hoặc Cộng hòa và tất nhiên 0 ai đăng ký đảng khác vì o bao giờ thắng cử và vì chỉ lấy 1 trong 1 hạt nên trong quốc hội chỉ có 2 đảng DC và CH mà thôi. kỷ luật đảng thì lỏng lẻo cách này làm cho ứng cử viên có trách nhiệm đến cùng với cử tri của mình chứ không trước đảng của mình. 58.187.34.64 07:11, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Anh Tô Linh Giang à, tôi đồng ý với anh về chuyện do mỗi hạt chỉ lấy 1 người trúng nên "ứng viên có trách nhiệm đến cùng với cử tri", nhưng về các thủ tục bầu cử thì vẫn phải trao đổi tiếp. Ở VN (chắc anh cũng biết) thường mỗi khu vực bầu cử có 5 ứng viên chọn 3, lấy từ cao xuống thấp, nhưng bắt buộc phải quá bán mới trúng cử mà. Phiếu của cử tri vẫn là bỏ cho cá nhân ứng viên (không phải bỏ phiếu cho đảng). Còn ở Liên bang Nga có quy tắc thế này: một nửa quốc hội dành cho các ứng viên độc lập tranh nhau, một nửa là chia cho các đảng theo tỷ lệ phiếu bỏ cho đảng (trên toàn quốc), cái này mới chính xác là tranh đua đảng phái. Ghế nghị sĩ là đảng giao cho anh, anh phải bỏ phiếu theo ý đảng.
- Việc đảng Dân chủ, Cộng hoà ở Mỹ không bắt buộc đảng viên của họ bỏ phiếu theo nghị quyết của đảng là do điều lệ của họ. Còn ứng viên độc lập (vd. Ralph Nader) ra tranh cử quốc hội, nếu ông ta đạt đa số phiếu trong hạt bầu cử thì vẫn có ghế (vì anh cũng nói là phiếu bỏ cho ứng viên chứ không bỏ cho đảng), đâu có sao. Ông ta không đạt đa số chẳng qua vì không kiếm đủ hậu thuẫn.
- --Avia (thảo luận) 07:24, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hợp chúng quốc
[sửa mã nguồn]Không rõ tại sao lại dùng từ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mà không dùng từ Hợp chủng quốc như trước nay vẫn dùng? Ở bài"Hiến pháp Hoa Kỳ" thì lại dùng cả hai cách gọi Hợp Chúng và Hợp chủng trong cùng một đoạn văn.222.253.75.120 02:12, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Xin tham khảo đoạn Hoa Kỳ#Tên gọi Nguyễn Hữu Dụng 02:22, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tôi thấy Lãnh sự quán Hoa Kỳ ra thông báo vẫn dùng từ "Hợp chủng quốc".
- Văn kiện chính thức tiếng Việt dùng "chúng quốc": Hiệp định, Thông tin về Hoa Kỳ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. Những văn bản tại lãnh sự quán Hoa Kỳ được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có thể không chính xác. Tôi đã từng thấy tài liệu lãnh sự quán gọi ông George Washington là "tổng thống" khi ổng còn là "chủ tịch" của đại hội lập hiến. Nguyễn Hữu Dụng 07:16, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Bởi vì từ "chúng" bị dùng sai thành "chủng" đã phổ biến rồi, mấy người dịch ở lãnh sự quán chắc gì đã nắm chắc, có khi dịch đúng lại bị sếp sửa lưng ấy chứ:-D Avia (thảo luận) 08:05, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Duy trì quân lực
[sửa mã nguồn]Quốc hội Hoa Kỳ có quyền duy trì quân lực không rõ nghĩa là gì? Quyết định quân số, Ngân sách dành cho quốc phòng hay là "đóng quân" ở nước ngoài? 222.253.75.120 06:26, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đây là một vấn đề tranh cãi giữa hai ngành lập pháp và hành pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ ghi: The Congress shall have Power...To raise and support Armies...To provide and maintain a Navy (Quốc hội có quyền...Tổ chức và hỗ trợ quân...cung cấp và duy trì một thủy quân) Nguyễn Hữu Dụng 07:05, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Lượt xem trang hàng ngày của Quốc hội Hoa Kỳ | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|