Bước tới nội dung

Thảo luận:Quần đảo Thổ Chu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi GiaoThongVN trong đề tài Đề nghị sửa tên bài
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đề nghị sửa tên bài

[sửa mã nguồn]

Thổ Chu thành Thổ Châu (tháng 8 năm 2016)

[sửa mã nguồn]

Tên Thổ Châu có nguồn gốc từ thời chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu. Sau này, "Gia Định thành thông chi" của Trịnh Hoài Đức cũng viết là Thổ Châu. Từ đó đến trước năm 1975, người miền Nam luôn gọi là Thổ Châu. Sau năm 1975, một số cán bộ miền Bắc vào Nam đã gọi nơi đây là Thổ Chu và dần trở nên phổ biến như hiện nay.

Khách quan mà xét, thì Thổ Châu là tên gọi lịch sử, có niên đại hàng trăm năm, đồng thời hiện nay địa danh hành chính được tỉnh Kiên Giang sử dụng vẫn là Thổ Châu. Trong khi đó, Thổ Chu là một cách gọi không rõ nguồn gốc, do một số cán bộ tự ý thay đổi và củng chỉ ra đời khoảng vài chục năm nay. Vậy sử dụng tên gọi Thổ Châu chính xác và hợp lý hơn.

Đề nghị sửa tên bài này thành Thổ Châu thảo luận quên ký tên này là của 14.164.52.137 (thảo luận • đóng góp).

Đảo tên đúng là Thổ Chu, do phải kiêng tên chúa Nguyễn Phúc Chu nên bị gọi chệch đi thành Thổ Châu. Tương tự có các tên Phan Chu Trinh bị gọi chệch thành Phan Châu Trinh. Tuanminh01 (thảo luận) 09:26, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời Tuanminh01 (thảo luận) cho xin chữ Hán gốc của Thổ Chu để đối chiếu cái nào là tên đúng.

Đây là trường hợp: sách sử (phong kiến) và nhân dân địa phương gọi một đằng, (cán bộ và) wiki gọi 1 nẻo. Tôi lại nhớ việc anh sửa họ Lữ thành họ Lã với lý do (theo anh) nhiều người có họ Lã ở VN tự đọc chữ Hán đó là Lã. Lần này tôi lại thấy anh lấy lý do trái ngược!!!

Đảo Thổ Châu là do các cư dân Đàng Trong khai phá và xáp nhập vào lãnh thổ VN. Đó là thời của các chúa Nguyễn nên nhân dân Đàng Trong đương nhiên phải tránh tên chúa Phúc Chu. Dân địa phương ban đầu có gọi Thổ Chu hay không thì tôi không biết, chỉ biết họ đã (phải) gọi (hoặc đọc) Thổ Châu từ ban đầu.

Nếu đổi tên theo cách dẹp bỏ kỵ húy tên chúa Nguyễn (bài trừ tàn dư phong kiến?), tôi đề nghị đổi Châu Đốc, Châu Phú thành Chu Đốc, Chu Phú vì đây là 2 trường hợp chữ Hán là Chu mà đọc thành Châu. Mrfly911 (thảo luận) 15:15, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tên chữ Hán là 土珠, bạn thích đọc 珠 thành Châu hay Chu thì tùy :-) Một số từ kiêng lâu quá nên thành quen, như lưu hoàng giờ không ai đọc nữa, toàn đọc là lưu huỳnh thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 15:20, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chữ 珠 này âm Hán Việt (phiên thiết) là Châu (Trân Châu, Ngọc Châu), mời vào hanviet.org tra. Như vậy âm gốc theo chữ của nó là Châu, không phải Chu. Nếu kỵ húy chúa Nguyễn Phúc Chu (淍) thì phải đọc Châu như chữ Hán gốc. Dân địa phương đã đúng khi đọc 土珠 là Thổ Châu. Như vậy từ đầu đã không có kiêng húy Thổ Chu thành Thổ Châu.

Về lưu hoàng đọc thành lưu huỳnh thì đây là trường hợp kỵ húy mà trở thành "tập quán" như vũ - võ nên tôi không đem ra so sánh. Mrfly911 (thảo luận) 03:38, ngày 3 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trong Gia Định thành thông chí đảo Thổ Chu được gọi là 土珠 Thổ Châu. Trong Quốc triều chính biên toát yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào đầu thế kỷ XX đảo Thổ Chu được gọi là 土硃 Thổ Chu. Kiendee (thảo luận) 14:14, ngày 11 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xin đóng góp thêm

[sửa mã nguồn]

Rất mong ban quản trị xem lại vấn đề này. Câu “tên đúng là Chu” xin hỏi dựa vào tài liệu nào? Bạn nên biết, tên “Thổ Châu” do chúa Nguyễn Ánh đặt trong những ngày bôn tẩu đến đây. Chẳng lẽ ông lại đặt lên một hòn đảo trùng tên với tổ tiên mình là Chu (Nguyễn Phúc Chu)? Điều đó rất vô lý.

Thật sự, tên gọi ĐẦU TIÊN là Thổ Châu, còn tên Thổ Chu chỉ xuất hiện sau này, sau năm 1975 do những cán bộ miền Bắc vào Nam tiếp quản đã tự tiện thay đổi. Trước 1975 ta không thấy gọi Thổ Chu.

Phan Chu Trinh là một trường hợp khác, chúng ta lấy để so sánh là khập khiễng. Bởi Phan Chu Trinh tên gốc là Chu, bị gọi trại thành Châu. Còn đảo Thổ Châu thì ngay từ ngày đầu tiên đặt tên, ông cha ta đã đặt tên là Thổ Châu, chứ không phải bị gọi trại từ Chu như Phan Chu Trinh. Trường hợp Châu Đốc ở An Giang cũng vậy, vốn là Chu, nhưng khi đặt tên đầu tiên người ta đã dùng Châu thì nó nghiễm nhiên trở thành tên chính thức.

Quần đảo Thổ Châu mà bạn viết “tên đúng là Chu” là không có căn cứ và không phù hợp với lịch sử. Xét theo 2 tiêu chí: 1 là “Châu” là tên gọi đầu tiên và tồn tại lâu dài nhất, 2 là “Châu” là tên gọi chính thức được sử dụng hiện nay => từ 2 tiêu chí này, tên đảo và quần đảo phải là Thổ Châu.

Tôi đồng ý rằng ngày nay chúng ta không kỵ húy, tuy nhiên Thổ Châu là tên gọi đầu tiên và tồn tại không thay đổi suốt khoảng 200 năm, trong khi đó Thổ Chu chỉ mới xuất hiện vài mươi năm. Tại sao chúng ta bỏ tên gọi gốc và có tuổi đời hàng trăm năm, để chọn một tên gọi biến thể chỉ mới vài mươi năm? Rất vô lý! Thổ Châu là sản phẩm văn hóa cộng đồng mang tính lịch sử cao, không có lý do gì chúng ta có thể thay đổi nó. thảo luận quên ký tên này là của 113.188.62.242 (thảo luận • đóng góp). (13.8.2016)

Lại nói thêm một số vấn đề

[sửa mã nguồn]

Ban quản trị đã không có tư liệu để chứng minh rằng Chu là tên gốc, nhưng vẫn cố tình chọn Chu thay vì Châu, đồng thời giải thích theo kiểu “phán quyết” - chỉ cần nói một câu ngắn gọn và xem điều mình nói là chân lý. Tôi hoàn toàn không đồng ý cách làm việc của các bạn và tôi cho rằng đây là thái độ thiếu nghiêm túc.

Bạn phải chứng minh được Chu và Châu tên gọi nào có trước và tên gọi nào có sau, tên gọi nào đầu tiên và tên gọi nào do biến đổi. Nếu có thể, bạn nên tìm các tư liệu xác đáng kết hợp với đi khảo sát thực tế ở địa phương. Đừng phán quyết vô lý bằng ý kiến chủ quan của mình, tinh thần đó không phù hợp để làm việc trên Wikipedia.

Vua Gia Long không bao giờ đặt tên tổ tiên mình cho đảo, từ đó dẫn đến miền Nam gọi là Thổ Châu chứ không phải chu, trước 1975 cũng có đơn vị hành chánh Thổ Châu, sau 1975 nhiều người đã tự ý sửa thành Thổ Chu theo quan điểm riêng của vùng miền (như đã trình bày). Nhưng rồi cái gì của lịch sử phải trả về cho lịch sử “châu về hiệp phố” tên gọi Thổ Châu quay lại và được chọn làm tên gọi chính thức vì nó là tên gọi lịch sử: tên gọi gốc đầu tiên + có niên đại lâu nhất.

Tên Thổ Chu ở đâu mà ra?

Và tôi xin mở rộng thêm điều này: bạn có thể tra cứu một số sách địa chí thời Nguyễn viết rằng “Thổ Chu”. Nhưng bạn nên hiểu rằng, Chu và Châu trong Hán tự là cùng một chữ. Người miền Nam viết Chu nhưng vẫn đọc Châu (và thực tế Châu cũng là tên gọi đầu tiên và duy nhất thời điểm đó). Đến khi dịch lịch các sách địa chí sang Quốc ngữ, nhiều học giả dù rất giỏi Hán Nôm nhưng không am hiểu về địa phương, thấy chữ Chu thì cứ dịch là Chu, họ không biết rằng người miền Nam không bao giờ đọc là Chu cả.

Đồng thời, khi đặt tên lần đầu tiên, người ta đã đặt là Thổ Châu và ai cũng gọi là Thổ Châu từ ngày đó, nhưng do Chu và Châu cùng một chữ Hán như đã nói, nên nhà viết sử chép chỉ bằng một chữ Hán đó (nhưng vẫn đọc là Châu) và ngày nay chúng ta không hiểu, cứ thấy viết là Chu thì nghĩ rằng đó là Chu, điều này sai lầm.

Châu Đốc cũng vậy. Châu Đốc là tên gọi đầu tiên và ai cũng gọi là Châu Đốc. Nhưng khi viết sang Hán tự thì thành Chu Đốc, mặc dù vậy khi đọc chữ Hán đó người ta vẫn đọc là Châu.

Tôi đề nghị ban quản trị nghiêm túc hơn trong vấn đề này: hoặc là chọn Châu làm tên chính thức, hoặc là tra cứu tư liệu cho kỹ hơn. thảo luận quên ký tên này là của 113.188.62.242 (thảo luận • đóng góp). (13.8.2016)

Tôi xin các vị, ngàn lần xin các vị, hãy tôn trọng những người làm nghiên cứu

[sửa mã nguồn]

Tôi vốn có quyền đề nghị, nhưng tôi chẳng dám đề nghị, vì các vị có tôn trọng ý kiến của ai đâu mà đề nghị?

Mặc dù chúng ta là "bách khoa toàn thư mở" như các vị không làm được đúng như tên gọi.

Nếu Wikipedia làm một cuộc khảo sát ý kiến bạn đọc ở VN, tôi sẽ mạnh dạn đề nghị đổi ban quản trị, vì những người này làm việc thiếu nghiêm túc, khách quan và khoa học. Thấy sai mà không nhận, vẫn khăng khăng bảo vệ cái sai của mình.

Vì lý do đó, tôi nào dám "đề nghị". Tôi chỉ "xin", "ngàn lần xin" các vị, hãy tôn trọng văn hóa, hãy tôn trọng chúng tôi. Nếu điều gì các vị không biết hoặc biết không kỹ, hãy dẹp bỏ cái tôi cá nhân của mình để lắng nghe người khác.

Thổ Châu là "tên gọi gốc" tức là nó xuất hiện đầu tiên (chứ không phải bị tránh từ Chu mà ra) người ta gọi là Thổ Châu 200 năm rồi. Trong khi Thổ Chu chỉ mới xuất hiện từ sau 1975 thôi. Tôi là người địa phương, tôi cũng là người làm công tác nghiên cứu, dựa vào những dự liệu mà tôi có được, tôi dám mạnh dạn khẳng định Thổ Châu là đúng.

Quý vị à, là người Việt Nam, là quản trị của một trang bách khoa toàn thư, hãy làm sao cho xứng đáng với lương tâm và trách nhiệm. Những điều tôi nói đây dẫu có phật lòng, nhưng không phải là chửi bới, tôi nói rất nghiêm túc trên tinh thần đóng góp và xây dựng, bởi chúng tôi cũng là người Việt Nam, là thành viên của Wikipedia, chúng tôi chỉ muốn làm cho mọi thứ tốt hơn. Xin quý vị hãy tôn trọng chúng tôi! thảo luận quên ký tên này là của 113.188.62.242 (thảo luận • đóng góp). (19.8.2016)

  Đã đổi tên. Tuanminh01 (thảo luận) 13:23, ngày 19 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hoan hô IP đã có ý kiến mạnh mẽ và đầy tinh thần đóng góp. Tôi cảm thấy xấu hổ vì có cùng suy nghĩ như IP nhưng lại không thể có được bản lĩnh như vậy. Tôi cũng cố gắng đưa ra dẫn chứng cho hợp lý nhưng vẫn không dám vượt qua tranh luận với những người có chức phận quản lý trên wiki. Tôi đang suy nghĩ và tìm dẫn chứng về việc Lữ Gia, Lữ Bố, họ Lữ bị đổi thành Lã thiếu tính thuyết phục trên wiki. Tuy nhiên, tôi sẽ không van nài hay xin xỏ ở wiki vì chúng ta đều cùng muốn đưa ra nội dung chính xác cho bài viết. Mrfly911 (thảo luận) 14:21, ngày 19 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tên gọi Thổ Chu không phải là do cán bộ miền Bắc vào Nam sau năm 1975 đặt ra, nó ít nhất là đã có từ đầu thế kỷ XX vì trong Quốc triều chính biên toát yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn đã gọi đảo Thổ Chu là 土硃 Thổ Chu rồi: “帝移蹕于土硃嶼” (http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/336/page/1) Kiendee (thảo luận) 14:14, ngày 11 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thổ Châu thành Thổ Chu (tháng 12 năm 2020)

[sửa mã nguồn]

Nhờ bqv @Tuanminh01: đổi lại tên bài thành Thổ Chu, đồng thời để 2 chữ "quần đảo" lên đầu thành Quần đảo Thổ Chu (để thống nhất cách đặt tên với các bài viết quần đảo khác như Quần đảo An Thới, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa...)

Tôi đồng tình rằng "Châu" là tên gốc theo lập luận của IP, nhưng tôi cho rằng IP đã hơi thiên về cảm xúc khi thảo luận. Cứ nhìn một cách đơn giản thôi thì đây cũng chỉ là một trường hợp biến thể địa danh, tôi không cần biết là "cán bộ tự ý thay đổi và củng chỉ ra đời khoảng vài chục năm nay" như thế nào. Dù cho là có tự ý biến đổi thì tên Thổ Chu cũng đã trở thành tên được sử dụng trong các văn bản pháp luật với quốc tế hiện nay, điển hình là 2 hiệp định biên giới được kí bởi lãnh đạo Việt Nam và nguyên thủ các nước Campuchia, Thái Lan sau đây:

Trường hợp này nó cũng tương tự như vô số trường hợp biến thể địa danh khác (mà phần nhiều cũng là do con người tự ý thêm dấu bỏ dấu, nhưng cuối cùng tên biến thể mới là tên được sử dụng làm tên hiện nay, như: Thanh Đa ở TP HCM chẳng hạn). Ở thời nào thì theo thời đó, hiện nay thì cần căn cứ theo văn bản pháp luật chứ không nên dẫn chứng nhưng văn bản thời phong kiến ra để lập luận. Trường hợp này chẳng qua là cả hai cách viết đều được sử dụng song song cùng lúc nên mới gây tranh cãi như vậy. Nói chính xác thì hiện nay Thổ Chu dùng cho tên đảo và quần đảo, còn Thổ Châu là dùng cho tên xã (ta cần phân định rõ ràng như vậy). Hiện nay cũng tên chính Thổ Châu đã được dùng để viết về xã, nên ta có thể trả lại tên Thổ Chu cho đảo và quần đảo được rồi.

Tương tự nhờ bqv Tuanminh01 đổi luôn Thổ Châu (đảo) thành Đảo Thổ Chu GiaoThongVN (thảo luận) 18:08, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

  • Tôi đồng ý với quan điểm dùng từ phổ biến trong văn bản chính thức hiện đại là Chu. Tên gọi Sài Gòn mấy trăm năm cũng phải nhường chỗ cho tên gọi mới mấy chục năm là TP HCM đó thôi. ~ Violet (talk) ~ 18:13, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Không nên dùng lập luận "do văn bản pháp luật dùng từ ngữ như thế nên Wikipedia cần sửa lại như thế". Thuật ngữ trong các văn bản pháp luật có thể mang tính đặc thù và không giống với từ ngữ trong đời sống thực (có bài viết về "động sản" hay "bất động sản" gì đó đã bị xóa vài lần). Nếu cần bạn có thể thêm vào bài một dòng: "tên gọi được sử dụng trong các văn bản pháp luật chính thức là Thổ Chu". Còn để chứng minh Thổ Chu là tên gọi phổ biến hơn thì dẫn chứng văn bản pháp luật là chưa đủ. Ngoài ra tôi nghĩ nếu cần thiết thì thêm một đề mục nói về lịch sử tên gọi cũng được. Ở thời nào thì theo thời đó không có nghĩa là phải xóa bỏ những thứ của thời trước đó. Không có quá khứ thì không có hiện tại và cũng sẽ chẳng có tương lai. (Mà tôi chỉ comment chung chung thế thôi, chứ tôi không biết gì về lịch sử tên gọi đảo này cả, xin lỗi vì đã nhiều lời nhé). B nhắn gửi 18:18, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đảo này không tranh chấp, lấy tên bài chính theo đơn vị quản lý đặt là hợp lý rồi, cũng như bao đơn vị hành chính khác thôi. Tôi nghĩ không cần chú thích thêm câu "được sử dụng trong các văn bản pháp luật" nó thừa ra. ~ Violet (talk) ~ 18:28, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
À về tên bài thì tôi không quan trọng. Tôi đang nói đến nội dung trong bài cơ. Vì bạn đã nhắc tới thành phố Hồ Chí Minh, mời bạn qua xem trong bài đó có bao nhiều lần người ta dùng từ Sài Gòn. B nhắn gửi 18:39, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Buiquangtu không chỉ văn bản pháp luật, mà hiện nay trên tất cả bản đồ hành chính, cũng như bản đồ trên quốc tế đều dùng "Thổ Chu" để chỉ tên đảo. Như vậy đã đủ phổ biến chưa? Ở đây tôi đang thảo luận về tên bài cơ mà, còn nội dung tôi đâu có phản đối ghi phần lịch sử tên gọi vào GiaoThongVN (thảo luận) 18:41, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

À như đã nói ở trên, cái này tôi không rõ, tùy ai có hiểu biết về vấn đề quyết định. Tôi chỉ góp ý những gì tôi có thể góp ý thôi. Cám ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi nhé. Chúc bạn thượng lộ bình an. Còn về lo ngại của tôi thì có thể là do sửa đổi này của bạn. B nhắn gửi 18:46, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Buiquangtu Tôi xóa câu đó là vì nó hơi thừa, ở trên có nhắc đến là tên "Thổ Châu" do Nguyễn Ánh đặt (như vậy là đủ để biết nó tồn tại qua trăm năm rồi), còn ở trên cũng đã nói đến tên "Thổ Chu" là đặt sau năm 1975 (là đủ biết nó mới xuất hiện vài chục năm nay GiaoThongVN (thảo luận) 18:51, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

GiaoThongVN Vậy ra bạn không phản đối gì với nội dung đó. Tôi thì thấy thông tin đó khá là thú vị, và không có khả năng suy luận như bạn. Nếu bạn không phản đối, chúng ta có thể phục hồi đoạn đó vào bài viết không? B nhắn gửi 18:54, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Buiquangtu Tùy thôi, chỉ là tôi thấy lặp lại những gì đã viết như vậy không hay GiaoThongVN (thảo luận) 18:56, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Buiquangtu Bạn sửa như vậy ok rồi? Viết từ chung chung trước, rồi kể cụ thể sau là hợp lý GiaoThongVN (thảo luận) 19:04, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
GiaoThongVN Vậy tốt rồi. Tuy nhiên vì bài này đã từng có tranh chấp nên nếu có nguồn dẫn chứng thì sẽ tốt hơn. Tôi chỉ sắp xếp lại ý tứ cho hợp lý thôi, không có khả năng thêm nguồn dẫn chứng. B nhắn gửi 19:10, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cái tôi muốn nói đến ở đây là biến thể địa danh, tức là tên hiện nay so với tên gốc nó bị thêm thắt hoặc bỏ đi dấu câu, hay 1-2 chữ cái bị viết khác đi. Chứ còn bạn dẫn ra ví dụ "Sài Gòn" -> "Thành phố Hồ Chí Minh" nó trớt quớt rồi, vì cái này là đổi hẳn tên, chứ "TP.HCM" đâu có gọi là biến thể của tên "Sài Gòn" được? GiaoThongVN (thảo luận) 18:48, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, chuyện Sài Gòn với TP.HCM là chuyện tôi đang nói với Violet. Còn về chuyện đặt tên bài thì tôi không có phản đối. Chỉ là tôi thấy cái lịch sử đổi từ Thổ Châu sang Thổ Chu rồi lại Thổ Châu (nếu có thật) cũng là một thông tin khá thú vị, và tôi sẽ rất là ngạc nhiên nếu có ai đó muốn xóa những thông tin lịch sử (nếu có thật) như vậy thôi. :). B nhắn gửi 18:51, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Do IP đề nghị đổi tên ở trên nói "Thổ Châu là tên gọi lịch sử, có niên đại hàng trăm năm" còn Thổ Chu "chỉ ra đời khoảng vài chục năm nay" nên tôi mới liên tưởng tới SG-HCM vậy mà. ~ Violet (talk) ~ 18:54, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thì lúc tôi nói với bạn là đang xoay quanh ý đó. Bạn GiaothongVN tự dưng lại đá sang ý biến thể gì đó, nên tôi mới lấy làm kì cục. B nhắn gửi 18:57, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Buiquangtu cái này tôi xin lỗi nhé. Tôi không đọc kĩ nên không biết bạn đang nói chuyện với Violet GiaoThongVN (thảo luận) 19:00, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Violetbonmua cho tôi thêm chút là không hẳn "Thổ Châu" đã bị mất đi và nhường chỗ cho "Thổ Chu". Như tôi đã nói, chính xác hơn là "Thổ Chu" dùng cho tên quần đảo và đảo, còn "Thổ Châu" hiện nay vẫn là tên của đvhc cấp xã. Xã thì sẽ gọi là Thổ Châu chứ ít ai gọi là "xã Thổ Chu" GiaoThongVN (thảo luận) 19:15, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Buiquangtu Sau khi tên bài được đổi lại, tôi sẽ dẫn chứng ngay 2 văn bản đã nêu ở trên vào đầu bài làm nguồn. Có vẻ như 2 văn bản đó chưa được đề cập đến trong những lần thảo luận trước nên mới tranh chấp như vậy GiaoThongVN (thảo luận) 19:15, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ việc đưa trở lại tên quần đảo này và hòn đảo chính của quần đảo là Thổ Chu. Đây là tên chính thức hiện tại. Tuanminh01 đã có vẻ thiếu kiên định với lý luận lấy tên cũ của một IP, có vẻ có thành kiến với những "cán bộ miền Bắc".

Thứ nhất, tên chính thức là tên được đặt cho bài. Đó cũng là tên phổ biến hơn trong các văn bản hiện tại chứ tên bài ở wikipedia không phải nhất thiết là "tên gốc". Tôi lấy ví dụ quốc gia: Bắc Macedonia chứ không phải Macedonia, Eswatini chứ không phải Swaziland, mặc dù những cái tên cũ đó có lịch sử lâu đời hơn nhiều cái tên mới. Ngay cả Việt Nam mới tồn tại hơn 200 năm (từ thời Gia Long), sao không đặt tên bài về đất nước ta là Đại Việt đã có lịch sử cả ngàn năm?

Thứ hai, IP chỉ đưa ra lý luận như vậy, nhưng không có nguồn dẫn cho lý luận của mình. Cái lý lẽ "Đến sau năm 1975, một số cán bộ miền Bắc gọi nơi đây là Thổ Chu" không có nguồn gốc và đã bị Kiendee phản bác khi đưa ra dẫn chứng "nó ít nhất là đã có từ đầu thế kỷ XX vì trong Quốc triều chính biên toát yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn".

Tóm lại, với lý do mạnh tên bài là tên chính thức, tôi đề nghị đổi lại tên bài là Thổ Chu. Nếu ngày mai nhà nước Việt Nam có đổi tên nó lần nữa thành "Thổ Tru" thì phải đổi là "Thổ Tru" chứ không thể giữ là Thổ Châu hay Thổ Chu nữa. Caruri (thảo luận) 19:39, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Caruri tôi xem lại thì đúng là nguồn gốc về tên gọi Thổ Châu, Thổ Chu chỉ mới là của IP lập luận. IP tự nhận mình là một nhà nghiên cứu, nhưng tôi chưa thấy bất cứ bài nghiên cứu nào về vấn đề tên gọi này được công nhận cả. Về cách viết thì "chu" với "châu" gần như là một, nó chỉ khác là do cách phát âm tiếng Nôm. Trong suốt thời Nguyễn tên gọi của nơi này là "Thổ Châu" thì tôi không nghi ngờ gì rồi. Còn "Thổ Chu" xuất hiện từ nào, điều này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cái câu chuyện người Bắc vào sau 1975 nghe có vẻ rất thuyết phục, nhưng đó cũng chỉ là từ những lời IP nói, chứ chưa thực sự có bằng chứng. GiaoThongVN (thảo luận) 20:10, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời