Bước tới nội dung

Thảo luận:Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Trần Vũ Thịnh trong đề tài Đề nghị

Thăng cấp đại tướng cho Nguyễn Khánh.

[sửa mã nguồn]

Nguyễn Khánh là trung tướng lúc lên nắm quyền; vậy ông tự phong lên đại tướng? --Avia 07:52, 15 tháng 7 2005 (UTC)

Ngày 24/11/1964, Nguyễn Khánh (cùng với Dương Văn Minh) được thăng lên đại tướng lúc Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng (từ ngày 24/10/1964).--Á Lý Sa 08:51, 15 tháng 7 2005 (UTC)
Cảm ơn anh Á Lý Sa. --Avia 04:08, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Danh sách các ông tướng

[sửa mã nguồn]

Danh sách này dài quá. Tôi nghĩ chỉ nên để tên vài ông tiêu biểu, còn các ông còn lại cho vào các bài như Đại tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Chuẩn tướng... Mekong Bluesman 06:17, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

QLVNCH sau chiến tranh

[sửa mã nguồn]

Xin hỏi tại sao User:Thái Nhi lại xóa phần về các cựu quân nhân QLVNCH sau chiến tranh? Tôi nghĩ phần này đáng được nhắc đến vì nó ảnh hưởng rất nhiều người đã từng tham gia trong quân lực này. Nguyễn Hữu Dng 05:42, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có thể anh đúng! Tôi nghĩ đơn giản vì khi thay đổi chế độ thì việc đó là bình thường (thời đệ nhất CH cũng có nhiều trại cải huấn với chức năng tương tự). Hơn nữa, chi tiết này theo tôi nghĩ nên để nào bài CTVN hoặc NV thì đúng hơn, vì với QLVNCH chỉ cần chấm dứt khi nó bị giải thể là được. Thái Nhi 03:39, ngày 19 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có nên chuyển bài này thành Thể loại?

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy các bài về VNCH và QL VNCH nên chuyển thành thể loại để dễ sắp xếp (tương tự như bài Việt Nam). Không hiểu các anh có ý kiến thế nào? Thái Nhi 02:51, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin được bổ túc thêm chi tiết

[sửa mã nguồn]

Chào các bạn--xin phép được bổ xung thêm phần gọi là "Tiến trình phát triển Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" (xem bên dưới) Không biết các anh nghĩ sao ? Xin cám ơn Huỳnh Tường Minh 10:36, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (EDT)

Chào bạn, vì đây là bách khoa mở, nội dung của nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào đóng góp của cộng đồng. Bạn có thể, và có quyền, cho vào những nội dung mà bạn thấy phù hợp. Bạn cũng nên lưu ý về Quyền tác giả, Thái độ trung lập (đối với những vấn đề nhạy cảm) và định dạng nội dung cho phù hợp với wikipedia. Thân mến, --Á Lý Sa| 15:21, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo tôi, phần bạn Minh định bổ sung dưới đây nên viết thành bài mới Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng Hoà và để lại liên kết ở bài này chứ đừng đưa vào bài Quân lực VNCH làm bài trở nên loãng và dài quá khổ. Nhưng tôi thắc mắc là QL VNCH có lịch sử bắt đầu từ thời Quân đội Pháp? Vietbio 16:26, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Arisa và Vietbio. Vì thấy đây là chủ đề đã có người viết, nên không dám tự tiện sửa tùm lum. Để viết thành bài mới với chủ đề như anh Vietbio đề nghị, thì Minh cần có trong tay 1 tài liệu đối chiếu rất quí giá, do Đại tá Phạm văn Sơn (tác giả Việt Sử Tân Biên), Trưởng Khối Quân Sử thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, biên soạn năm 1970 mang tên "Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955". Hiện Minh chưa có được sách, chỉ đọc trích dẫn nên không dám viết bài với chủ đề như vậy. Sách đã tuyệt bản, Đại tá Sơn thì mất trong trại cải tạo K2 Tân Lập năm 1980, nên hơi kẹt. Riêng thắc mắc của anh Vietbio về QL VNCH có lịch sử bắt đầu từ thời Quân đội Pháp, thì tất cả các tài liệu Minh có, Việt và Mỹ đều xác định tương tự. Lý do là các đơn vị tân lập của VNCH đều gom vét từ các tiểu đoàn quân thuộc đia Pháp, trong đó binh sĩ không thay đổi, chỉ đổi sĩ quan Pháp thành Việt để lập nên đơn vị VN. Hầu như không có đơn vị nào có quá trình phát triển từ một nhóm vũ trang nhỏ thành một đại đơn vị như QĐNDVN. Huỳnh Tường Minh 14:32, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (EDT)

Phần dưới, chính nó, là một bài rất thích hợp và rất tốt cho Wikipedia, theo ý tôi. Khi Huỳnh Tường Minh viết lại (thay vì sao chép từ quyển sách) thì không sợ bị vi phạm bản quyền nữa. Để tên quyển sách vào phần Nguồn tham khảo giúp cho độc giả có thể kiểm chứng và đọc thêm cũng như là một nice gesture cho tác giả của quyển sách. Một tuần sau sự bùng nổ về số thành viên, và do đó số phá hoại cũng như số bài với chất lượng kém, bài Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng Hòa - viết dựa theo các thông tin đầy đủ bên dưới - sẽ là một điều tốt. Mekong Bluesman 19:05, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi cũng vừa đọc lại thêm bên dưới và đã hiểu (theo thảo luận của Wikilover trong bài Nguyễn Văn Thiệu) là tại sao có tài liệu nói Nguyễn Văn Thiệu học trường sĩ quan tại Huế và có tài liệu nói Nguyễn Văn Thiệu học trường sĩ quan tại Đà Lạt. Mekong Bluesman 19:10, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời



Tôi dọn dẹp

[sửa mã nguồn]

Tôi dọn phần dưới đây vô bài mới tên là Tiến trình phát triển Quân lực Việt Nam Cộng Hòa--Huỳnh Tường Minh 00:02, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi cũnG dọn các cập bậc quân hàm vào bài Cấp bậc Quân hàm Lục quân và Không quân VNCH--Huỳnh Tường Minh 00:13, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiến trình phát triển Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Giai đoạn tiền thân 1948-1954

[sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.

  • Năm 1948, quân đội Pháp thành lập Trường Sĩ Quan Quốc Gia Việt Nam tại Huế.
  • Năm 1949, quân đội Pháp thành dời Trường Sĩ Quan Quốc Gia Việt Nam lên Đàl Lạt, và hợp lại với trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt của Pháp, lấy tên là Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, đào tạo sĩ quan Việt Nam cho quân đội Pháp (sau năm 1960, trường này cải tổ chương trình huấn luyện lên đến 4 năm, và đổi tên là Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt).
  • Năm 1950, quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một quân đội cho quốc gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp với quân số 60.000 người. Cùng năm 1950, Pháp thành lập Trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức và Nam định.
  • Năm 1952, Quốc Trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh chính thức thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1952, đặt trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam tại số 1 đường Galiéni (sau năm 1955 là đường Trần Hưng Đạo), Sàigòn.
  • Năm 1953 thành lập Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre (sau là Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) đào tạo binh sĩ các ngành.
  • Năm 1954, quân số QLVNCH gồm khoảng 200,000 người, thuộc các binh chủng Bộ binh,Nhảy Dù, Thiết Giáp, Pháo Binh, Truyền Tin, Công Binh, Quân Vận, Không Quân, Hải Quân, với tổ chức như sau:
  • Binh Chủng Cấp Số Ghi Chú
  • Bộ binh 67 tiểu đoàn
  • Công Binh 6 đại đội
  • Không Quân 2 Phi Đoàn Quan Sát Trợ Chiến, 39 phi cơ quan sát, vận tải cơ, Morane Saulnier phi cơ Pháp, Cessna L19, C45 và C47 do Hoa Kỳ cung cấp.
  • Nhảy Dù 5 tiểu đoàn Cuối năm 1954, các tiểu đoàn này được tổ chức thành Liên Đoàn Nhảy Dù.
  • Pháo Binh 5 tiểu đoàn 150mm
  • Quân Vận 6 đại đội
  • Thiết Giáp 1 trung đoàn thám thính, 5 chi đội chiến xa biệt lập, 1 trung tâm huấn luyện
  • Truyền Tin 6 đại đội
  • Hải Quân 3 Hải Đoàn Xung Phong, 3 Liên Đoàn Tuần Giang, 1 lực lượng biệt kích không rõ quân số trang bị hai loại trung vận đĩnh (LCM—Landing Craft Medium) và tiểu vận đĩnh (LCVP—Landing Craft Vehicle And Personnel) do Hoa Kỳ cung cấp năm 1950. Lực lượng biệt kích nầy sau hiệp Đinh Geneva, dời vào Nam đổi tên là Hải Quân Bộ Binh, và là tiền thân của Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sau này).


Giai đoạn Đệ Nhất Cộng Hòa 1955-1963

[sửa mã nguồn]
  • Năm 1955, sau khi Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa, và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam từ nay cải tên là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Cùng năm 1955, Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy Pháp
  • Năm 1955, binh chủng Không Quân. tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên thành Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 1. Cùng Năm 1955, Pháo Binh (PB) thành lập thêm các tiểu đoàn 6, 12, 32, 34 PB
  • Năm 1955, quân chủng Hải Quân được trang bị 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, tổ chức thành 5 Hải Đoàn và 1 Hải Lực.
  • Năm 1956,, Bộ Tổng Tham Mưu dời vào trại Trần Hưng Đạo, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất. và bắt đầu cải tiến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Các tiểu đoàn bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư Đoàn Dã Chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư Đoàn Khinh Chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Mồi Sư Đoàn khoảng hơn 5.000 người. Pháo Binh thêm tiểu đoàn 23, 25, 34. Tiểu Đoàn 34 PB là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 mm. Cùng năm 1956, mỗi Sư Đoàn Bộ Binh được trang bị thêm 2 tiểu đoàn pháo binh với 18 khẩu 105mm.
  • Năm 1956, binh chủng Không Quân tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 2 và số 3.
  • Năm 1956 Hải Quân bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân Hoa Kỳ gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh, đến 1963 mới chấm dứt
  • Năm 1957 thành lập binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại Trường Biệt Ðộng Ðội ở Ðồng Ðế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên Ðội Quan Sát Số 1 (LÐQSS1)
  • Năm 1958, quân số Không Quân tăng lên thành 7 phi đoàn, gồm: 1 phi đoàn khu trục, 2 phi đoàn liên lạc, 2 phi đoàn vận tải, 1 phi đoàn trực thăng, và 1 phi đoàn đặc vụ.
  • Năm 1959, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, II, IV, IV, được thành lập với trách nhiệm an ninh lãnh thổ như sau: Quân Đoàn I: các tỉnh miền Trung (Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng nam, Quảng Ngãi v.v.), Quân Đoàn II: các tỉnh cao nguyên và nam Trung Phần (Komtum, Gia Lai, Bìnhl Định v.v.) Quân Đoàn III: các tỉnh miền Đông Nam Phần và Sàigòn: (Tây ninh, Bình Long, Định Tường, v.v.) Quân Đoàn IV: các tỉnh miền Tây Nam Phần (Hậu Giang, Phong Dinh, An Giang v.v)
  • Cùng năm 1959, các sư đoàn khinh binh và dã chiến binh được tổ chức lại thành 7 Sư Đoàn Bộ Binh(BB), gồm Sư Đoàn 1 BB, Sư Đoàn 2 BB, Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 7, Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 22, Sư Đoàn 23. Quân số mỗi sư đoàn là 10.500 người. Sau đó, Sư đoàn 9, Sư Đoàn 18, và Sư Đoàn 25 được thành lập.
  • Năm 1959, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tách ra khỏi Hải Quân và trở thành lực lượng tổng trừ bị.
  • Năm 1960 Binh chủng Biệt Động Quân. (BĐQ) được thành lập với 50 đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của MTGPMNVN.
  • Năm 1961, Binh Chủng LLĐB cho LÐQSS1 đổi danh thành Liên Ðoàn 77 Lưc Lượng Đặc Biệt. Cùng năm 1961, Không Quân được trang bị nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăngchiến đấu H34.
  • Năm 1962, Liên Đoàn Nhảy Dù gồm các Tiểu Đoàn Nhảy Dù thuộc địa của Pháp được phát triển thành Lữ Đoàn Nhảy Dù gồm 7 Tiểu Đoàn Nhảy Dù 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Liên Đoàn 31 LLĐB được thành lập

Năm 1962, các Đơn vị Không Quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không Đoàn tại mỗi Quân Đoàn, với các Không Đoàn như sau

  • Đơn vị Căn Cứ
  • Không Đoàn 41 Đà Nẳng
  • Không Đoàn 62 Plei Ku
  • Không Đoàn 23 Biên Hòa
  • Không Đoàn 33 Tân Sơn Nhất
  • Không Đoàn 74 Và Cần Thơ

Giai đoạn Đệ nhị Cộng Hòa 1963-1975

[sửa mã nguồn]
  • Năm 1963, Binh chủng Thiết Giáp (TG) được trang bị thiết vận xa M113 và M114, 4 Trung Đoàn Kỵ Binh TG với thám thính xa M8, chiến xa M24, và 1 Liên Đoàn Thủy Xa.
  • Năm 1963 Binh chủng Biệt Động Quân tăng quân số lên đến 86 đại đội, và thành lập thêm các bộ chỉ huy tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng Chiến Thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.
  • Năm 1964 Binh chủng Hải Quân tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân Hoa Kỳ gồm 9 chiến hạm laọi lớn và hằng trăm ghe fiberglass gắn máy Yabuta thay ghe buồm của lực lượng Hải Thuyền. Đến 1967 đợt trang bị nầy mới kết thúc
  • Năm 1964, Binh chủng Thiết Giáp được tân trang chiến xa M41 thay thế chiến xa M24, và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8. Cùng năm 1964 Liên Đoàn 77 Lưc Lượng Đặc Biệt đổi danh thành Liên Đoàn 301 LLĐB
  • Năm 1965 BTTM giải tán Liên Đoàn 301 và 31 LLĐB, để sắp xếp lại và chính thức gọi là binh chủng LLÐB, gồm một Bộ Tư Lệnh LLĐB, một đại đội Tổng Hành Dinh, một trung tâm huấn luyện, và 4 bộ chỉ huy (C) ở 4 quân khu. Mỗi C có một số B và mỗi B có một số toán A quân số vào khoảng 12 người. Tổng cộng quân số LLÐB vào khoảng 5.000 trong thời điểm này
  • Năm 1965 Lữ Đoàn Nhảy Dù phát triển thành Sư Đoàn Nhảy Dù Dù gồm 3 Lữ Đoàn (1, 2,3) và 9 Tiểu Đoàn (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11). Mỗi Lữ Đoàn được trang bị thêm 1 tiểu đoàn pháo binh với đại bác nhẹ 105mm (TĐ1, 2 và 3 PB Nhảy Dù). Mỗi Tiểu Đoàn Nhảy Dù được trang bị thêm 1 đại đội vũ khí nặng gồm cối 60mm, súng không giật SKG 90mm, và trung liên M60. Các cá nhân được trang bị súng tự động AR-15, (tiền than súng M-16). Thời điểm này các đơn vị Dù bắt đầu chuyển quân theo chiến thuật trực thăng vận của Hoa Kỳ, ít còn nhảy nù bọc gió loại cổ điển vào vùng chiến thuật.
  • Năm 1967 Không Quân được 1 phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị Không Quân được cải tổ, xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện.


  • Năm 1968, sau Tổng Công Kích Mậu Thân, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình tối tân hoá quân dụng. Đầu tiên là lực lượng tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân được tân trang quân trang quân dụng, súng M-16.
  • Năm 1973 Sau Hiệp Định Paris Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", rút quân ra khỏi việt Nam và bàn giao toàn bộ quân dụng lại cho QLVNCH, chủ yếu nằm tiếp tục phát triển Hải Quân, Không Quân, Pháo Binh và Thiết Giáp. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp đạn dược vũ khí, nhưng bắt đầu tài khóa 1974-1975, nguồn viện trợ cạn dần và đến đầu năm 1975 thì đi dến tình trạng thiếu hụt trầm trọng
  • Năm 1975, toàn bộ QLVNCH gồm có 1 triệu quân, gần 2 triệu súng cầm tay, 1.200 chiến xa và thiết vận xa, kể cả chiến xa M48 loại mới nhất của Hoa kỳ, hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105mm xe kéo đến 175mm cơ động, 40.000 xe vận tải, 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, và hơn 2.000 phi cơ và trực thăng.
  • Đầu năm 1975, ngoài Bộ Tổng Tham Mưu với các cơ quan, binh chủng, và binh sở trong hệ thống quản trị (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), QLVNCH còn có các đơn vị yễm trợ tác chiến gồm 4 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm
  • Lục Quân: 11 Sư Đoàn Bộ Binh, 1 Sư Đoàn Nhảy Dù. 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. 1 Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù, 21 Liên Đoàn Biệt Động Quân, 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp, Lực Lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ Thuật, các đơn vị Pháo Binh biệt lập,và lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân hơn 500.00 quân
  • Không Quân. Quân số 60.000, gồm: 1 Bộ Tư Lệnh Quân Chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ. , 5 Sư Đoàn Không Quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ , trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47, 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17), 1 Sư Đoàn vận tải (9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130) , 1 Không Đoàn Tân Trang Chế Tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119, AC130 Spectre Gunship Ngoài ra còn có các Phi Đoàn Trắc Giác (tình báo kỹ thuật), Phi Đoàn Quan Sát RC119L, và Biệt Đoàn Đặc Vụ 314.
  • Hải Quân. Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải Quân Công Xưởng), gồm 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành Quân Lưu Động Sông, với 14 Giang Đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh.(2) Hành Quân Lưu Động biển với 1 Hạm Đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm. (3)các Lực Lượng Đặc Nhiệm 211 Thủy Bộ với 6 Giang Đoàn, 212 Tuần Thám với 12 Giang Đoàn, 214 Trung Ương với 6 Giang Đoàn, và Liên Đoàn Người Nhái.

Giai đoạn sụp đổ 3/1975-4/1975

[sửa mã nguồn]
  • Tháng 3 1975, sau khi Phước Long và Ban Mê Thuộc thất thủ, tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu ra lệnh tái phối trí, rút bỏ quân Khu I và II, dồn toàn quân về Quân Khu III và IV chống giữ. Cuộc rút quân tái phối trí hoàn toàn thất bại, ông Thiệu từ chức, các Tướng tá tháo chạy, và trong vòng 55 ngày, toàn bộ QLVNCH tan rã, không vì giao tranh mà vì suy sụp tinh thần và không còn lãnh đạo.
  • Trận giao tranh cuối cùng của QLVNCH ngoài vòng đai Sàigòn xảy ra tại Xuân Lộc, do Sư Đoàn 18 BB, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn văn Đỉnh
  • Trận giao tranh cuối cùng của QLVNCH trong thành phố Sàigòn xảy ra tại bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, do Liên Đoàn 18 Biệt Kích Dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng BCH 3 Chiến Thuật, Thiếu tá Phạm Châu Tài.
  • Lưc Lượng tan hàng sau cùng của QLVNCH là Liên Đoàn 18 Biệt Kích Dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Liên Đoàn 18 Biệt Kích Dù, Đại tá Phan văn Huấn


Tham Khảo

[sửa mã nguồn]
  • “Lịch sử Chiến-tranh Việt-Nam, từ trận đầu Ấp Bắc (1963) đến Sàigòn (1975)” Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương, nxb Làng Văn 2000
  • “The RVANF “ Lt. General Dong Van Khuyen, U.S. Army Center of Military History, Washington, D.C. - Indochina Monograph Series, 1984
  • “RVANF Logistics” Lt. General Dong Van Khuyen , U.S. Army Center of Military History, Washington, D.C. - Indochina Monograph Series, 1984
  • “Territorial Forces”(1984) Lt. General Ngo Quang Truong,, U.S. Army Center of Military History, Washington, D.C., Indochina Monograph Series, 1984
  • “RVANF and US Operational Cooperational Coordination”(1984) Lt. General Ngo Quang Truong,, U.S. Army Center of Military History, Indochina Monograph Series, Washington, D.C. 1984
  • “LAM SON 719” Maj. Gen. Nguyen Duy Hinh, U.S. Army Center of Military History, Indochina Monograph Series, Washington, D.C. Reprint 1984


Xin có ý kiến nhỏ _______________________________________________________________

Trước hết xin gửi lời trân trọng đến anh Minh về bài biết rất nghiêm túc Thứ hai: theo thiển ý, ở giai đoạn 1945_1954: có nên sửa đổi "giai đoạn hình thành" thành "giai đoạn tiền thân " hay không? Bởi lẻ: _ Giai đoạn này Việt Nam chưa phải là chế độ cộng hòa. _ Hơn nữa nhìn về mặt tổng thể thì lực lượng quân đội quốc gia ở triều đình Bảo Đại đã tương đối chính qui rồi. _ Chế độ cộng hòa đệ nhất chỉ đổi tên và phát triển Thứ 3: Để thấy rõ ràng hơn bố cục của phát triển lực lượng quân đội thì nên tách ra thành hai giai nữa: lực lượng quân đội ở chế độ cộng hòa đệ nhất, và lực lượng quân đội ở chế độ cộng hòa đệ nhị.

Còn một vấn đề nữa cũng nên đề cập và bàn luận đó là: ngoài cuộc chiến Việt Nam ra, lực lượng Việt Nam cộng hòa còn phải đối phó với tụi chó Tàu ở các hòn đảo Trường sa và Hoàng sa. Qua đó cũng muốn nói thêm trong bài viết về nước Việt Nam nên đưa tên các hòn đảo này vào cực đông nam

Thân ái Wikilover 17:21, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời


Cám Ơn anh Wikilover, đã thay đổi như anh đề nghị, riêng việc Hoàng Sa Trường Sa mình không có đủ tài liệu đối chiếu (chỉ có tài liệu VNCH & US), vẫn tìm kiếm thêm tài liệu phía Trung Quốc hay CHXHCNVN, nhưng chưa có. Thành_viên:Huỳnh Tường Minh 14:10, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (EDT)

Quân Hàm

[sửa mã nguồn]

Quân đội Việt Nam Cộng Hoà không dùng từ quân hàm để chỉ cấp bậc các quân nhân. Vậy chúng ta có nên thay chử quân hàm bằng cấp bậc ? --Ttdb 09:33, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với đề nghị của anh Ttdb. Sẽ thay thế bằng từ "cấp bậc" --Huỳnh Tường Minh 18:51, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Quân hàm" là Hán-Việt và "cấp bậc" là "thuần Việt" hơn, đúng hay sai? Mekong Bluesman 19:34, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Quân hàm" (军衔) là Hán-Việt, "cấp bậc" lấy từ chữ "cấp" (H-V: 級) và "bậc" (Việt - cùng nghĩa), giống "mùi vị". Nguyễn Hữu Dng 19:47, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Cấp" và "bậc" thì cùng nghĩa, còn "mùi" và "vị" khác nhau mà. 1 cái là smell, cái kia là taste. Avia (thảo luận) 04:11, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vô lý

[sửa mã nguồn]

Quân số 1 tr 1 sư 10.500 ng, 13 sư khoảng bi nhiêu? 1 liên đoàn là 2000,. 21 là bi nhiêu? 1 lữ đoàn là 3000, 4 lữ đoàn??? Lôi Hổ và Biệt hải là đặc nhiệm, quân số chỉ vài ngàn Địa phương quân 1.823 đại đội, tương ứng với số quân 301.000 Cộng lại đủ 1 triệu ko? Theo cuốn sách về Bộ chỉ huy miền thì QLVNCH na9m 1975 là 572000 chính xác hơnYonai 06:45, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Con số 1 triệu 3 có dẫn chứng, một khi có dẫn chứng từ nguồn có uy tín thì thông tin hoàn toàn có thể đưa vào bài. Còn con số 572000 thì nguồn ở đâu? Khi nào Yonai tìm thấy nguồn thì hãy đưa con số đó vào bài.
Còn nếu Yonai tiếp tục hủy con số 1 triệu 3 từ nguồn Văn Tiến Dũng thì đó sẽ là hành động phá hoại. Tmct 07:22, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu c01 10 tài liệu nói mặt trời mọc ở phía Tây thì có uy tín không? Số liệu không khớp với thực tế. Nếu hơn 1 tr quân thì sao ở Phước Long có 5000, Buôn Ma Thuộc có 4000, nguyên cả vùng Huế-Đà Nẵng và Quiảng Trị, Quảng Ngãi cũng chỉ có 100.000, Xuân Lộc và ven SG có 30.000, còn lại gần cả tr quân ở đâu thế? Dưới biển à? Tài liệu của VTD tất nhiên in ở VN là nguồn không chính xác do ông cần phải nổ thêm để tô đậm chiến thắng Yonai 07:50, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không tin VTD thì Yonai đọc tạm nguồn của Mỹ nhé [1] (By 1975, the South Vietnamese Army stood alone against the well-organized and highly-determined North Vietnamese. Despite having a military force of more than one million men with modern equipment, the ARVN was plagued with corruption and desertion.); Đoạn sau chắc giải thích được câu hỏi tại sao của Yonai. Nếu yêu cầu trích dẫn từ sách tử tể thì từ từ tôi sẽ tìm. Tmct 09:40, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn Walter J. Boyne và con số 200.000

[sửa mã nguồn]
toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) gồm có 750.000 người, trong đó 150.000 là lực lượng chiến đấu nòng cốt để chống lại 200.000 quân miền Bắc.

Đề nghị Panzerschreck cung cấp rõ hơn tài liệu nguồn, trang nào? nguyên văn như thế nào? có đúng là năm 1975 không hay là năm 1968? Tôi nghi ngờ con số "200.000 quân miền Bắc". Yonai đã viết lực lượng tấn công của QDNDVN có "19 sư đoàn" và "áp đảo QLVNCH". Tmct 09:51, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mình dò lai rai trên google ấy, để vài bữa nữa kiếm lại Hình như trên bài sK 30-4 có ghi số sư đoàn màPanzerschreck 11:04, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã tìm lại, dẫn chứng của bạn rất ổn. Tmct 10:12, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bỏ

[sửa mã nguồn]

Lượng vũ khí khí tài gồm gần 2 triệu súng cầm tay, 1.200 chiến xa và thiết vận xa, kể cả chiến xa M48 loại mới nhất của Hoa Kỳ, hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 mm xe kéo đến 175 mm cơ động, 40.000 xe vận tải, 1.600 chiến hạm chiến đỉnh và hơn 2.000 phi cơ và trực thăng.(cái này vô thừa nhận, nên bỏ, bên dươcco1 ghi khá đầy đủ về QLVNCH rồi)Mì gói 11:27, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn từ blog

[sửa mã nguồn]
Sau năm 1975, 250.000 quân nhân và nhân viên chính phủ VNCH bị bắt giữ và lưu đày trong các trại giam của chính quyền mới, nhiều người trong số đó đã chết vì đói và bệnh tật.http://mattstodayinhistory.blogspot.com/2007/04/fall-of-saigon-april-30-1975.html

Nên thay bằng nguồn có uy tín (tôi nghĩ là có nhiều). Nguồn trên là một blog, không dùng được. Tmct 10:16, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã lâu không có người thay, tôi xóa nguồn trên. Đề nghị ai quan tâm tìm nguồn cho con số 250.000, và cụ thể hơn chữ "nhiều" (người chết vì đói và bệnh tật), nhiều là bao nhiêu? 1%, 2%, 50%? nếu không làm rõ được, nên xóa đi để tránh mù mờ ngữ nghĩa.
Các chi tiết còn lại, cá nhân tôi không yêu cầu chú thích. Tmct 19:20, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã tìm được nguồn tử tế, nhưng chỉ có con số 200.000. Ai thấy nguồn nào nói đến con số 250000 thì bổ sung vậy. Tmct 22:54, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

2 nguồn mà Mì gói mang vào

[sửa mã nguồn]
1. Quyển Chiến Dịch Hồ Chí Minh-Trang Sử Vàng Qua Các Trận Đánh của 2 tiến sĩ Phạm Huy DươngPhạm Bá Toàn đồng chủ biên do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2005 lại nói quân VNCH có 70 vạn quân chủ lực và 150 vạn phòng vệ dân sự, tính ra là tới 2.200.000 người

Tôi đã mò ra nguồn của đoạn trên [2]. Tuy nhiên, Mì gói đã trích sai ngữ cảnh. Nguyên bản không nói về năm 1975 mà nói về giai đoạn sau hiệp định Paris. Link đó, ai quan tâm có thể tự đọc để thấy (xem tên mục, đoạn trước và đoạn sau).

2. Quyển Chiến dịch Hồ Chí Minh của Hồ Sơn Đài-Trần Nam Tiến do NXB Tổng hợp TpHCM phát hành cho biết trong chiến dịch cuối cùng Quân giải phóng đã tiêu diệt được 1.606.000 quân VNCH

Tôi nghi ngờ đoạn trên được trích một cách trung thực (lí do nghi ngờ: câu 1 đã bị vặn sai ngữ cảnh). Đề nghị chép nguyên văn câu liên quan vào đây.

Tmct (thảo luận) 21:15, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời


Tên của bài

[sửa mã nguồn]

Sao lại viết hoa chữ "hòa" trong tên của bài nhỉ? Tôi lại còn vừa thấy Thaisk đổi một thể loại từ chữ hòa sang chữ Hòa. Có sự nhầm lẫn nào chăng?Tran Quoc123 (thảo luận) 15:08, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ "Việt Nam Cộng Hòa" là tên của một thể chế/chế độ, cũng giống như "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" ==> Không thể viết "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" được, vậy thì tại sao lại viết là "Việt Nam Cộng hòa". Trong tất cả các giấy tờ của cả hai chính quyền đều không viết chữ "Cộng Hòa" theo dạng "Cộng hòa" bao giờ. --Trần chí Hồng-Tiên (thảo luận) 21:26, ngày 1 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Gởi ban quản tri vi.wiki: Đây cũng là một điều khiến mình áy náy và khó hiểu rất nhiều: chữ Cộng Hòa là từ chữ "Republic", cũng giống như Cộng Sản là "Communist" là những danh từ mà phải dùng chữ hoa (capitalize) cho mẩu tự đầu tiên; vậy thì tại sao khi viết tiếng Việt, chúng ta lại không dùng chữ hoa cho cả hai từ? Bởi vì Cộng Hòa hay Công Sản là một chữ kép/đôi, nếu tách rời ra thì trở thành vô nghĩa! Khi chúng ta viết Cộng sản hay Cộng hòa thì thành ra là chúng ta đã tách rời một chủ kép và sẽ khiến cho câu văn trở nên sai lệch và mất ý nghĩa của nó. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, trong tất cả các giấy tờ (official documents) của cả hai chính quyền đều viết là Cộng Sản/Cộng Hòa mà không viết là Cộng sản/Cộng hòa. Xin các bạn cho ý kiến và cách giải quyết thống nhất. Cám ơn. --Trần chí Hồng-Tiên (thảo luận) 21:26, ngày 1 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xem thảo luận tại Thảo luận:Việt Nam Cộng hòa#Tên gọi. BTW, trong 2 chính quyền chỉ có 1 chính quyền viết Cộng Hòa/Cộng Sản thôi. và Wikipedia không có ban quản trị chịu trách niệm về nội dung. Tmct (thảo luận) 08:50, ngày 2 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Commons

[sửa mã nguồn]

Hình trên commons là Army of the Republic of Vietnam hay Military of South Vietnam? Newone (thảo luận) 11:07, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Yêu cầu Trung lập

[sửa mã nguồn]

Có những thảo luận hơi tí là có người treo biển không đảm bảo tính cộng đồng, tính trung lập. Bài này sao chưa thấy ai treo? Tài liệu nào nới Văn Tiến DũngĐại tướng của miền Bắc? --Menthuong (thảo luận) 13:38, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị

[sửa mã nguồn]

Trước đây trên mạng có đăng loạt bài trong Mekong Republic VNCH, nội dung nói về cựu sĩ quan các cấp, các đơn vị tan hàng của QLVNCH, hình ảnh bản đồ hành chính (địa danh) các tỉnh của VNCH. Bản thân tôi thấy bài này rất hữu ích cho sự tìm hiểu của rất nhiều người. Nhưng từ lâu bài này đã bị gỡ.

Nay đề nghị Ban quản lý cho đăng lại đề tài nói trên. Tôi rất thích tìm hiểu về hình ảnh bản đồ các địa danh (tỉnh VNCH) để bổ sung cho kiến thức của bản thân. Mong được sự chấp thuận và sự đồng tình của quý ban.

Trần Vũ Thịnh (thảo luận) 00:07, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời