Thảo luận:Quân đội Nhân dân Việt Nam/Lưu 1
Thêm đề tàiHình ảnh
[sửa mã nguồn]Sao không cho cái ảnh ngày thành lập vào nhỉ, nổi tiếng lắm mà hic, chắc tại bản quyền?? Tiephn 19:21, 29 tháng 6 2005 (UTC)
- Những hình nổi tiếng, được đăng nhiều nơi, rất nhiều người biết, thì có thể đưa vô đây được, theo điều khoản "sử dụng hợp lý". Khi up lên kèm mấy chữ {{fairuse}} là được. Avia 02:04, 30 tháng 6 2005 (UTC)
- Đã bổ sung! Thái Nhi 10:01, ngày 30 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Tổ chức quân đội
[sửa mã nguồn]@User:Thái Nhi: Hồi trước có Quân khu Thủ đô, giờ không biết sao? --Avia (thảo luận) 10:04, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Xin lỗi, tôi đã bỏ sót quân khu này. Cám ơn bạn đã nhắc! Thái Nhi 03:55, ngày 28 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Thỉnh thoảng xem truyền hình, chương trình về Quân đội nhân dân, tôi thấy có những lần phát thanh viên gọi một đơn vị quân đội là "đoàn". Từ "đoàn" này là nói tắt của đơn vị cấp gì vậy ạ? Có phải là tiểu đoàn không ạ?--Tò Mò 03:54, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tạ Quang Bửu có phải là tướng
[sửa mã nguồn]Cũng như Phan Anh, Tạ Quang Bửu là vị Bộ trưởng Quốc phòng dân sự. Tôi chưa tìm thấy thông tin nào ông được phong hàm tướng cả. Theo bà Trần Thanh Hằng, Trung tá Chuyên nghiệp, tác giả bộ sưu tập về "tướng lĩnh QĐND VN" thì: Có những người được phong quân hàm, nhưng có những người được giữ cương vị cao trong quân đội, nhưng cũng không phong quân hàm, ví dụ như đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục cung cấp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cố Bộ trưởng Phan Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên năm 1946, đồng chí Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng năm 1947 cũng không là tướng. Thái Nhi 18:55, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi đã bỏ đoạn thêm vào hàm tướng của Tạ Quang Bửu vì chưa có tài liệu xác nhận. Tôi cũng không biết có nên tạo chủ đề Danh sách các tướng lĩnh QĐND không? nên bố cục theo cấp bậc hay theo thời gian thụ phong? MOng các bạn cho ý kiến. Thái Nhi 09:43, ngày 16 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Binh đoàn
[sửa mã nguồn]Binh đoàn là tên gọi chung của cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn. Binh đội là tên gọi của cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn.
Các bạn học môn "Chiến thuật cấp binh đội, binh đoàn" trong các trường quân sự thì biết. — thảo luận quên ký tên này là của 80.92.248.149 (thảo luận • đóng góp).
Binh đoàn hay gọi tắt là Đoàn là gọi tên chung cả Sư đoàn, quân đoàn. Binh đội là chỉ Trung đoàn và Lữ đoàn. Còn Tiểu đoàn trở xuống thì gọi là cấp Phân đội. [21:31, 26 tháng 10 2006 (UTC)]
Châm biếm của Dân gian
[sửa mã nguồn]Trong dân gian, mặc dù bị cấm đoán và theo dõi chặt chẽ bởi chính quyền Cộng sản, người dân vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện khôi hài để châm biếm chính quyền Cộng sản và các thành phần cấu thành chính quyền này, như là các lời châm biếm về Hồ Chí Minh và châm biếm về các cán bộ Cộng sản. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng không thoát khỏi việc trở thành một trong các mục tiêu kể trên. Ví dụ, dân chúng dùng thuật nói lái "Quân đội Nhân dân" thành "Quân dận Nhân đôi", mà vì "Nhân đôi" đồng nghĩa với "Nhân hai", "Quân dận Nhân đôi" thành "Quân dận Nhân hai". Nói lái "Quân dận Nhân hai" một lần nữa, thì "Quân đội Nhân dân" trở thành "Quân hại Nhân dân".{{cần chú thích}}
- Một câu châm biếm sẽ không quá phức tạp như vậy đâu. Đề nghị cho dẫn chứng hoặc chú thích, lời châm biến này lưu hành ở đâu? vào khoảng thời gian nào? Vietbio 23:12, 21 tháng 9 2006 (UTC)
- Lưu hành ở hải ngoại, (Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc, etc. nói chung là ở các nước tự do. Cứ đi hỏi các bạn Việt kiều thì sẽ biết. Còn nếu bạn ở VN thì làm sao bạn nghe tới được? Miễn là trong dân gian, người ta truyền miệng là được rồi, đúng không? Bạn có bao giờ phải dẫn chứng nguồn của Tấm Cám hay Sơn Tinh, Thủy Tinh không? Đã gọi là truyền miệng trong dân gian thì làm sao có nguồn gốc để mà dẫn chứng?
192.150.10.200 23:53, 21 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ nếu mà có thì dĩ nhiên sẽ có người viết ra. Nếu bạn chịu khó một tí để đưa vào nguồn thì hay hơn là cứ nói "tôi nghe đó, còn mấy người thiếu tự do nên không nghe được". Nguyễn Hữu Dụng 00:02, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Hừm, Tấm Cám, Sơn Tinh, Thủy Tinh được ghi trong sử sách. Còn mấy câu này có được ghi lại không? An Apple of Newton thảo luận 01:33, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Mấy câu đấy là để cho vui, chú tôi cũng nói đấy thôi, mà ông ấy la người Hà Nội hẳn hoi.162.83.200.33 03:28, 9 tháng 11 2006 (UTC)
- Muốn xỏ xiên vặn vẹo mà phải phức tạp đến mức đó thế thì mệt quá. Theo tôi nên xoá đi, đơn giản là vì nó không nên đứng chung hàng với những bài viết mang tính thông tin cao như ở trên.
- Mấy câu đấy là để cho vui, chú tôi cũng nói đấy thôi, mà ông ấy la người Hà Nội hẳn hoi.162.83.200.33 03:28, 9 tháng 11 2006 (UTC)
- Hừm, Tấm Cám, Sơn Tinh, Thủy Tinh được ghi trong sử sách. Còn mấy câu này có được ghi lại không? An Apple of Newton thảo luận 01:33, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ nếu mà có thì dĩ nhiên sẽ có người viết ra. Nếu bạn chịu khó một tí để đưa vào nguồn thì hay hơn là cứ nói "tôi nghe đó, còn mấy người thiếu tự do nên không nghe được". Nguyễn Hữu Dụng 00:02, 22 tháng 9 2006 (UTC)
Tên gọi
[sửa mã nguồn]Tôi thấy phần này nên bỏ đi. Đó chỉ là lời đùa cợt châm biếm, không đáng đưa vào. Avia (thảo luận) 02:15, 22 tháng 9 2006 (UTC)
Câu: Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng là khẩu hiệu chính thức, phổ biến trong quân đội và các văn bản, phát trên TV (chương trình Truyền hình quân đội nhân dân), v.v... còn phải cần dẫn chứng không? Avia (thảo luận) 03:03, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Bản thân câu đó thì không cần, nhưng chuyện nó là nguồn gốc cho từ "nhân dân" thì cần. Tmct 15:56, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Cần bỏ đoạn này. An Apple of Newton thảo luận 15:35, 22 tháng 9 2006 (UTC)
Câu trên hình như là một lời khen tặng cho QĐNDVN, để tôi tìm xem lại đã. Casablanca1911 15:37, 22 tháng 9 2006 (UTC)
- Câu trên của Bác Hồ, chính xác hơn là :"Quân đội cách mạng chúng ta, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng."" [1]. Casablanca1911 15:42, 22 tháng 9 2006 (UTC)
Casa có tìm cái nào in trên giấy không, càng xưa càng tốt! Vì tôi nghe nói câu ấy nguyên gốc là "Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân...". Avia (thảo luận) 04:13, 9 tháng 11 2006 (UTC)
- Trên giấy thì chịu thôi. Các thông tin có ở Wikipedia cũng không phải là đúng tuyệt đối, mà "đúng" hay "sai" phần lớn dựa vào sự phổ biến của thông tin. Casablanca1911 04:52, 9 tháng 11 2006 (UTC)
"Trung với Đảng" ở trên giấy đây này: trang nhất của số báo QDND ngày 23/12/1964 [2] (bài phát biểu được đọc hôm trước: 22-12-1964). Tmct (thảo luận) 22:32, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Tiêu bản
[sửa mã nguồn]Tôi muốn tạo tiêu bản {{Quân đội Nhân dân Việt Nam}}, nhưng chưa biết nên có những nội dung gì. Bạn nào có thể cho biết!--Sparrow 07:58, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Phân biệt Quân hàm và Cấp hiệu
[sửa mã nguồn]Tôi thấy trong trang này và những trang về kiến thức quân sự nói chung, chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm Quân hàm và Cấp hiệu.
Quân hàm là cấp bậc trong ngạch quân sự, phong cho quân nhân trong quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) phù hợp với chức vụ, năng lực công tác, phẩm chất, thành tích, niên hạn phục vụ... của quân nhân đó.
Cấp hiệu là dấu hiệu chỉ bậc quân hàm mang ở vai áo quân phục, được phân biệt chủ yếu bằng vạch, sao và màu nền.
Như vậy những miếng đeo ở vai áo quân phục của các quân nhân gọi là Cấp hiệu chứ không thể gọi là Quân hàm như trang này đã viết.
Khi nói hay viết, chúng ta phải nói hay viết cho đúng là "đeo cấp hiệu" chứ không phải là "đeo quân hàm".--Poetry 10:45, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Tôi nghĩ nên thêm vào phần này
[sửa mã nguồn]"Trước năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng bị gọi là "Giặc cộng" hay "Quân Cộng sản Bắc Việt" ở miền Nam Việt Nam." Cũng giống như trong bài Quân lực Việt Nam Cộng hoà có nói đến tên của quân đội này bị gọi là "Quân ngụy" vậy. Nhacdangian 18:01, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)
"Bị giết" hay "bị chết"?
[sửa mã nguồn]"Số người bị giết trong các trại tù của Việt Minh lên tới 7,573 người, tức 70% quân số". "Bị giết" hay "bị chết", từ trước tới nay tôi chỉ thấy sách báo nói về việc tù binh Pháp chết do không hợp thuỷ thổ, hoàn cảnh sống ở vùng Việt Minh kiểm soát lúc đó lại thiếu thốn lương thực thuốc men chứ chưa thấy nói là "bị giết" (xử tử) nhiều như vậy.Truong Son (thảo luận) 04:33, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Đơn giản là bỏ đói{{cần dẫn chứng}} và lột sạch thuốc men{{cần dẫn chứng}} của họ nên tù binh chết nhiều như rạ{{cần dẫn chứng}}Người hùng cô đơn (thảo luận) 09:50, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)