Bước tới nội dung

Thảo luận:Platon

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Trongphu trong đề tài Platon -> Plato

Untitled

[sửa mã nguồn]
Bài này sao chép tại đây [1]. Xin bạn hãy cho biết tác giả Phạm Văn Tuấn đã đồng ý đưa lên Wiki chưa? Vietbio 23:03, ngày 22 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngoại lệ cho nhu cầu học tập và rèn luyện: Riêng, cá nhân, sinh viên, học sinh, và thầy cô đang làm công tác trực tiếp giảng dạy có thể chép lại hay phổ biến các bài đăng trong trang này để dùng cho mục đích học tập và rèn luyện nhưng không được phép dùng các tài liệu hay trích dẫn từ trang WEB này dưới các hình thức có tính cách kinh doanh hoặc trục lợi riêng tư bất chính. Trong mọi trường hợp sinh viên, học sinh hay thầy cô đăng hoặc in lại bài vở cho mục đích học tập và giảng dạy trong phạm vi trường lớp xin ghi rõ tên tác giả, tên dịch giả (nếu có) và địa chỉ xuất xứ: "http://vietsciences.free.fr" trong mỗi bài đăng hay in lại.

Đây là nội qui của trang web đó Tôi nghĩ là có thể sử dụng được để cho vào đó Vậy nếu như tôi dịch lại các tài liệu từ tiếng Nga sang có được không? Cũng của wikipedia hoặc là từ sách khác mà tôi đọc

Trích nội quy của vietsciences.free.frvề việc trích đăng hoặc in lại:
Các bài đăng trên trang vietsciences.free.fr đều do các tác giả giữ bản quyền. Do đó, nhất thiết cần phải có ý kiến cuả tác giả và Vietsciences trước khi một bài viết được trích đăng ở nơi khác. Mọi chi tiết liên quan xin liên lạc về vietsciences.free.fr@gmail.com
Trong trường hợp được phép đăng hay in lại: mỗi bài đăng lại phải có ghi rõ tên tác giả, tên dịch giả (nếu có) cũng như dòng điạ chỉ đầy đủ xuất xứ cuả trang WEB: "http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.net "

Do vậy, bạn phải xin phép tác giả trước khi sao chép. Ngoài ra, Wikipedia không phải là nơi để viết các bài mà lại phải có tên tác giả cũng như địa chỉ trang Web đăng nó trước đây. Do vậy, việc sao chép nguyên xi từ trang Web này không phù hợp với công việc của Wiki. Theo tôi nghĩ, bạn có thể tham khảo nội dung các bài viết ở đó để tự viết theo ý mình thì sẽ tránh được các phiền toái có thể xảy ra với trang Web này. Nếu bạn tự dịch từ các sách ngoại ngữ mà bạn có trong tay hay từ Wikipedia khác + thêm cách viết của riêng mình thì có lẽ sẽ không có vấn đề gì lớn. Vương Ngân Hà 13:16, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Platon -> Plato

[sửa mã nguồn]

Tại sao lại viết thành Platon? Khi search google Việt Nam thì Plato có tới 90 triệu kết quả nhưng Platon thì chỉ có 16 triệu. Điểm khác biệt quá lớn! Tên Plato là tên thông dụng hơn, điều đó là quá hiển nhiên!Trongphu (thảo luận) 09:12, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

  1.  Ý kiến Ở Wikipedia tại một số bài viết về Hy Lạp, La Mã,...ta thường dùng tên phiên âm theo tên gốc chứ không viết theo bên Tây (Xem Thảo luận:Alexandros Đại đế#Tên bài). Một vài ví dụ khác như Cristoforo Colombo chứ không Christopher Columbus (dùng tên gốc trong tiếng Bồ) hay Hoàng đế Friedrich I chứ không Frederick I (Anh) hay Frédéric (Pháp). Vậy nên cân nhắc!--Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 09:57, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Tây vẫn xài là fr:Platon đó em hehe. majjhimā paṭipadā Diskussion 10:11, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Ở phương Tây thì có ngôn ngữ nào chọi lại ngôn ngữ tiếng Anh? ở bên Wikipedia tiếng Anh xài Plato!. Quy định của Wikipedia rất rõ ràng! "Cái nào được sử dụng rộng rãi và nhiều người biết hơn thì thành tên chính thức của bài" còn những tên phụ khác thành đổi hướng!Trongphu (thảo luận) 19:42, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
  2.  Ý kiến 1/Kết quả search với keyword plato toàn trang tiếng Anh, 2/Nếu đã lấy google làm chuẩn để đánh giá tính bách khoa thì nên search từ khóa kèm theo từ "triết" để loại trừ đáng kể những trang tiếng Anh và những trang nào đó không liên quan đến nhân vật này. majjhimā paṭipadā Diskussion 10:02, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Bạn nói toàn trang tiếng Anh là hơi quá đấy! Mình cũng thấy trang tiếng Việt nữa chứ đâu phải tiếng Anh không đâu. Ờ mà nếu đánh vô "nhà triết học plato" thì có được 129k kết quả còn nếu đánh vô "nhà triết học platon" thì có 75k kết quả thôi! Kết quả đã quá rõ ràng, đánh đường nào Plato cũng có ưu thế hơn! Mình hồi nào đến giờ chỉ nghe đến Plato chứ Platon thì giờ mới thấy!Trongphu (thảo luận) 19:42, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
  3.  Ý kiến Nên dùng phiên âm theo ngôn ngữ gốc bạn ạ. Hơn nữa đã có 1 trang đổi hướng từ Plato sang Platon thì mình nghĩ không có vấn đề gì đâu! --Hoàng Linh (thảo luận) 10:17, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Đúng bạn Linh à! Ở đây không phải là có vấn đề hay không! Nhưng mà "tên chính thức" của bài nên là tên được nhiều người biết đến nhiều nhất! Chứ ai chả biết có "trang đổi hướng" mà lo gì! Trongphu (thảo luận) 19:42, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
  4.  Ý kiến Theo tôi ta không nên dùng tên gốc tiếng Hy Lạp (trong trường hợp tên khác biệt với các tiếng Anh) vì: 1, Chữ cái Hy Lạp không phải theo hệ Latinh, cái tên "gốc" mà chúng ta chuyển tự chưa từng và có lẽ không bao giờ được sử dụng trong thực tế. 2, Nền văn minh Hy Lạp cổ đại là nền văn minh nổi bật và những mục từ về nó khá thông dụng. 3, Theo tôi nhận thấy, chưa bao giờ các nguồn uy tín (ngoài Wikipedia) trong tiếng Việt dùng âm gốc bằng tiếng Hy Lạp cả, có lẽ vì ở VN quá ít (không ai?) biết tiếng Hy Lạp. Các phiên âm Hy Lạp trong tiếng Việt hình như theo tiếng Pháp. Tôi đề nghị các bài về Hy Lạp cổ đại thì ta đặt theo tiếng Pháp. CNBH (thảo luận) 11:26, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Tại sao lại không theo tiếng Anh mà theo tiếng Pháp? Tiếng Anh nếu tính ra thì ở Việt Nam ta nhiều người biết tiếng Anh hơn tiếng Pháp nhiều! Tiếng Anh áp đảo tiếng Pháp xa! Tiếng Anh có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới (đã được nhiều người công nhận, bằng chứng là ở VN ở trên trường ai cũng bị bắt học tiếng Anh!).Trongphu (thảo luận) 19:42, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
  5.  Ý kiến Nếu muốn dùng chữ gốc Hy Lạp thì nó là Plátōn mới đúng chứ sao lại "Platon"? Mà cách đọc theo kiểu "Platon" không có dấu theo kiểu tiếng Việt cũng là sai bét! Tiếng Anh đã dùng Plato và do đó là tiếng thông dụng nhất trên thế giới hiện giờ![cần dẫn nguồn] Mình nghĩ nhiều người biết đến nhà triết học này với cái tên Plato hơn là Platon![cần dẫn nguồn] Do đó đổi tên thành Plato là hợp lí!Trongphu (thảo luận) 19:48, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Hợp lý đối với bạn (ở nước đang sử dụng tiếng Anh) chứ không phải là hợp lý ở mọi khu vực. Bạn có thử mở interwiki bài này lên xem bao nhiêu ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái latin để phiên âm tên ông này thành Platon không? Nếu bạn không có thời gian tôi xin copy ra đây cho bạn tiện theo dõi: af:Plato, als:Platon, ang:Plato, an:Platón, ast:Platón, az:Platon, id:Plato, ms:Plato, zh-min-nan:Platon, map-bms:Plato, jv:Plato, bs:Platon, br:Platon, ca:Plató, cs:Platón, cy:Platon, da:Platon, de:Platon, et:Platon, eml:Platån, en:Plato, es:Platón, eo:Platono, ext:Platón, eu:Platon, hif:Plato, fo:Platon, fr:Platon, fy:Plato, ga:Platón, gd:Plato, gl:Platón, hr:Platon, io:Platon, ilo:Plato, ia:Platon, ie:Plato, is:Platon, it:Platone, sw:Plato, ku:Platon, la:Plato, lv:Platons, lt:Platonas, hu:Platón, mwl:Platon, nl:Plato, no:Platon, nn:Platon, oc:Platon, pms:Platon, nds:Platon, pl:Platon, pt:Platão, kaa:Platon, ro:Platon, qu:Platon, sc:Platone, sco:Plato, sq:Platoni, scn:Platuni, simple:Plato, sk:Platón, sl:Platon, sh:Platon, fi:Platon, sv:Platon, ztl:Plato (pilosopo), tpi:Platon, tr:Platon, vep:Platon, fiu-vro:Platon, wa:Platon, war:Platón, yo:Plato. Và vì bạn thích thống kê bằng con số hơn là lý lẽ bằng ngôn từ cho nên tôi search giúp bạn 2 kết quả sau: từ khóa 'platon triết' cho 102.000 kết quả, từ khóa 'plato triết' cho 56.500 kết quả. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:43, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Bạn có công nhận là tiếng Anh là thông dụng nhất trên thế giới không? Đều đó mình nghĩ là chuyện hiển nhiên thì phải? Ở VN tiếng Anh ai cũng bị bắt học hết, không có sự chọn lựa! Còn nhiều bằng chứng khác nếu cần thì mình có thể đem ra! Ờ mà mình đánh từ khóa "nhà triết học plato" thì có tới 130k lận còn "nhà triết học platon" thì có 75k à? Từ vụ việc này mình có thể suy ra từ khóa khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau! Mà do đó khó có thể tranh luận là từ khóa nào đúng hơn từ khóa nào! Quả thật, công nhận có nhiều ngôn ngữ xài "Platon" hơn "Plato" nhưng điều đó đâu có nghĩa lý gì? Tiếng Việt mình chả liên quan gì đến ba cái ngôn ngữ đó! Nên theo cái theo thông dụng nhất thì xài! Bây giờ cứ tính trên thế giới nè, bao gồm tất cả các ngôn ngữ trên thế giới hết! Từ khóa "Plato" cho ra nhiều kết quả hơn "Platon" rất nhiều! Vậy chứng tỏ "Plato" là thông dụng nhất trên thế giới! Có lẽ nhiều ngôn ngữ sử dụng "Platon" hơn nhưng xin lưu ý rằng là nhiều ngôn ngữ hơn chưa chắc gì có nghĩa là nhiều "người sử dụng những ngôn ngữ đó hơn"! Trongphu (thảo luận) 01:36, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Plátōn không phải là chữ gốc mà là phiên âm. Đọc phiên âm thế nào thì viết gần như thế mới chuẩn, không nên phụ thuộc vào cách viết của tiếng Anh hay ngôn ngữ nào khác. Ngày trước chúng ta phải dùng ngôn ngữ trung gian như kiểu dùng từ Hán Việt để gọi tên các nước ấy. Ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể viết trực tiếp theo phiên âm bỏ dấu là được. Tuy nhiên tiêu chí "phổ dụng" bạn Phú đưa ra cũng là điều nên cân nhắc. Nếu xác định là sai thì ko nên để sai dây chuyền. Còn cách viết này có sai hay ko thì mình không khẳng định, cứ theo "thuyết tương đối" thôi; vì bản thân tiếng Việt cũng đã rất phong phú rồi --Hoàng Linh (thảo luận) 19:00, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Nói mà viết theo kiểu Platon không thì e rằng không chuẩn bạn à! tiếng Việt mình chả phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào cả! Ba cái vấn đề này thì trong tiếng Việt không hề có cách nào phiên âm chuẩn được hết vì đơn giản những cái tên đó rất khác biệt so với tiếng Việt! Do đó mình đề nghị! Cái nào được nhiều người trên thế giới sử dụng hơn thì cái đó thành tên chính của bài còn những tên khác thành đổi hướng! ---> Đó là quy định rất rõ ràng của Wikipedia!Trongphu (thảo luận) 01:42, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Vậy phải xem người TQ dùng platon hay plato rồi. ~ Violet (talk) ~ 17:03, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
    tiếng TQ có nhiều "native speaker" nhất, tạm dịch là " người nói bản gốc"!(có nghĩa là những người sinh ra là nói tiếng đó!) Nhưng tiếng Anh có nhiều người học hơn nhiều! Chuyện đó có cần phải cãi không? Mình nghĩ đó là thông tin dĩ nhiên! Nếu tính người nói bản gốc không thôi thì tiếng TQ đứng nhất! Nhưng nói về sự phổ thông và nhiều người sử dụng rộng rãi nhất bao gồm ngôn ngữ mẹ để và ngoại ngữ thì "tiếng Anh" ắt hẳn là "đứng nhất"! Mình có nhiều nguồn có thể chứng minh là tiếng Anh là thông dụng nhất lắm! Nếu cần thì mình đem ra đây!Trongphu (thảo luận) 22:47, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời