Bước tới nội dung

Thảo luận:Phật giáo Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Xin dẫn chứng tài liệu
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Bài này theo tôi là tuyệt vời nhất là những đánh giá về cá tính chất của phật giáo Việt Nam. Chỉ có một thắc mắc nhỏ mong Zatrach xem xét và hiệu chỉnh: Lý Nam Đế có phải là Lý Phật Tử Không? Nếu tôi không nhầm Lý Phật Tử là con Lý Nam Đế. Tất nhiên điều này không làm ảnh hưởng gì đến ý ảnh hưởng của Đạo Phật tại Việt Nam lúc đó.203.160.1.40 13:55, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh GiangTrả lời

Lý Phật Tử chẳng phải con của (tiền) Lý Nam Đế (Lý Bí), ông này chỉ cùng họ mà thôi. Trong sử sách Lý Phật Tử được coi là (hậu) Lý Nam Đế. Vương Ngân Hà 14:12, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Giáo hội Phật giáo VN

[sửa mã nguồn]

Xin hỏi có ai biết website của giáo hội Phật giáo TW của VN (trong nước)? Vietbio 15:17, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Như tôi biết thì không có, và hiện nay Giáo hội PGVN có sự phân li bên trong. Một bên là Giáo hội PG Thống Nhất, một bên là "chính thức" (cũng mang danh "Quốc doanh"). Có những khúc mắc không tiện nói. Trang Phật Việt là trang đại diện trí thức của bên Phật giáo Thống Nhất, và cũng là trang có những tác phẩm sâu sắc nhất tiếng Việt.

Về bài Phật giáo Việt Nam này: Phần đúc kết lịch sử bên trên quá thô sơ và đoạn nói về Thiền tông

"Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng trí tuệ. Yêu cầu đó chỉ có giai cấp trí thức và thượng lưu mới có được nên Thiền tông không dành cho giai cấp bình dân. Cũng vì thế mà lịch sử Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử rõ ràng hơn cả."

là một quả quyết không đủ chứng cứ, và cũng không nên ghi như vậy gán vào bất cứ một tông phái Phật giáo nào cả, bởi vì cửa nhà Phật, dù là Thiền hay Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm tông, đều luôn rộng mở với tất cả. Nên tham khảo tiểu sử của Lục tổ Huệ NăngLục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh để biết thế nào là trí thức trong Thiền môn, về Thiền Việt Nam thì Khoá hư lục, Huệ Trung Thượng sĩ ngữ lục,... (Huệ hoặc Tuệ Trung không phải là Thiền sư, là Cư sĩ), và tiểu sử các vị Thiền sư trong Thiền Uyển Tập Anh. Cách viết bài này xem rất chủ quan và thiếu sự tham khảo tài liệu cũng như một cái nhìn tổng quát về Phật giáo/học. Tôi sẽ hiệu chỉnh nó trong thời gian tới. --Baodo 16:37, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ bài này cần nhắc đến các giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lịch sử. Nguyễn Hữu Dng 18:18, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phật giáo Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Phật giáo Việt Nam bao gồm hai tiến trình song tồn: Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang đồng thời là Phật giáo nền và Phật giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, sau này chiếm ưu thế vì gắn chặt với người Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Hai tiến trình này không loại trừ lẫn nhau mà có sự tương tác và cuối cùng đã đi đến một sự thống nhất trong phạm vi quốcc gia Việt Nam hiện đại. 1. Buổi đầu du nhập

Di chuyển thảo luận từ bài ra đây

[sửa mã nguồn]

Để công trình của quý vị có giá trị, Chúng tôi yêu cầu viết về PGHH quý vị nên căn cứ vào tài liệu của PGHH phát hành trước 1975. Nếu không quý vi sẽ tạo cho người độc hiểu sai lệch về PGHH.

Quang Trung

[sửa mã nguồn]

Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật

Bài Nguyễn Huệ cho biết Quang Trung sinh năm 1753, làm sao mà gọi đầu thế kỷ 18 được? Nguyễn Hữu Dng 01:43, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin dẫn chứng tài liệu

[sửa mã nguồn]

Bạn nào viết đoạn này "Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người." Xin đưa thêm phần tài liệu dẫn chứng để tăng thêm phần giá trị bài viết. Xin Cảm ơn Thienminh 16:22, ngày 14 tháng 6 năm 2007

Tôi tạm xoá đoạn đó vì lâu rồi những không ai đáp ứng. Lầm sau bạn nhớ đặt "cần chú thích" vào đó nhé. Lưu Ly (thảo luận) 13:38, ngày 21 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đóng góp của IP

[sửa mã nguồn]

Phật giáo cũng linh hoạt trong tất cả mọi sự việc, lý luận rất thâm sâu. Vd: Phật giáo không khuyến khích lấy vợ lấy chồng và sinh con đẻ cái vì sợ vòng luân hồi sinh tử sẽ cứ mãi tiếp diễn. Tuy nhiên khi một người nào đó kết hôn và sinh con thì đó cũng là một cơ hội để có thể tu tập thêm và tạo điều kiện cho 1 sinh linh khác có cơ hội để làm người và để tu...vv...

Tôi nghi ngờ đoạn trên đây, đặc biệt là cái ví dụ. Đề nghị cung cấp dẫn chứng nguồn trước khi đưa vào bài. Tmct 08:32, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét

[sửa mã nguồn]

Mục từ Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam như sau: Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Như thời Nhà Đinh, Lê, Lý Trần v.v... Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền đã được truyền thừa chưa từng gián đoạn, trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Đây là một bài viết đã được chọn lọc, đề tài mang tính đặc thù của Việt Nam nhưng có luôn một đoạn tối nghĩa, mà lại là một đoạn quan trọng. Phật giáo Việt Nam có đặc điểm gì: đó là đã bản địa hóa? Đặc điểm là cái mà chỉ nó có, tức là Phật giáo Việt Nam khác các Phật giáo khác vì đã bản địa hóa. Mục đích bản địa hóa là gì? Để hòa mình vào lòng dân tộc! Nếu không bản địa hóa thì lỏi chỏi với dân tộc? Mà bản địa hóa thế nào? sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam nghĩa là gì? Không biết! Chỉ biết rằng tam tạng kinh điển vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó. Mâu thuẫn, kinh thì giữ nguyên cũ nhưng tu theo kiểu Việt Nam, tức hiện nay đang tu theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó: cần giải thích xem Phật giáo có yếu tố gì mà trùng hợp với lịch sử như vậy. Hiện có 3 triệu người xuất gia, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người như vậy Phật giáo Việt Nam hiện tại cũng hưng thịnh đó chứ, trùng hợp với kinh tế đang tăng trưởng nhanh? Thế thập niên 70 Phật giáo Việt Nam không hưng thịnh nên kinh tế đình đốn? Từ 1945 đến 1975 có đến 6, 7 triệu dân Việt chết đói hoặc chết vì chiến tranh, vì sao, có liên quan gì đến sự tu hành của các Thầy hay không?

Cần nhanh chóng đưa thêm dẫn chứng vào bài, đưa thêm quan điểm khác vào bài để người ta không đánh giá bài vi phạm thái độ trung lập: đây là hai tiêu chí mà một bài được chọn lọc không nên có. Bánh Ướt 08:22, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu bạn cho rằng câu nào, đoạn nào trong bài vi phạm "thái độ trung lập" thì xin nêu ra để thảo luận. Avia (thảo luận) 09:40, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có thể thấy các câu "Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc" hoặc câu "Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó" là nhằm ca ngợi công lao Phật giáo Việt Nam trong sự sinh tồn và hưng thịnh của đất nước, dân tộc. Có thể ngày xưa các vị sư đã từng giúp triều đình, được trọng vọng nhưng nếu bây giờ hoặc ngày xưa mà cũng trọng vọng và mời các vị sư ra tham chính liệu có chắc đất nước tiến bộ? Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo, việc nó có tham gia chính trị và đã từng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực một thời đoạn, thời điểm nào đó trong lịch sử không đủ để rút ra một quy luật tiến hóa lịch sử.
Không thể nói là sự truyền giáo Kitô làm Phật giáo Việt Nam suy thoái nhưng việc trọng vọng các cha xứ thời Pháp không tương quan với sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân mặc dù đó đã từng là một thực tế.
Kitô giáo phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng không thể nói nó có sự tương quan đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc. Cũng như không thể nói Phật giáo các nước này sút giảm làm các đất nước đó hưng thịnh. Nghe nói đã có nhà kinh tế học tìm ra sự tương quan rằng trong lịch sử ở vùng đất nào người da trắng có tỷ suất chết nhiều thì nơi đó kinh tế kém phát triển: điều này là dễ hiểu trong lịch sử vùng đất nào người da trắng đến sinh sống thuận lợi, buôn bán, ít chiến tranh, đem theo khoa học kỹ thuật tân tiến đến như Hongkong, Nam Mỹ, Bắc Mỹ thì kinh tế phát triển, còn như ở Việt Nam họ chết vì bịnh, chết vì chiến tranh thì kinh tế kém phát triển, nhưng sự tương quan đó có rút ra bài học về văn hóa, khí hậu hoặc bịnh tật hay không? Nhập khẩu nhiều người da trắng để họ sinh sống làm ăn thì kinh tế tăng trưởng nhanh?
Tôi tin rằng đất nước hưng thịnh thì tôn giáo (nói chung) phát triển, đất nước suy thoái, giai cấp thống trị hưởng lạc, thối nát, nhân dân đói khổ thì tôn giáo suy vong. Tôi không tin tôn giáo phát triển thì đất nước hưng thịnh, các Thầy bê tha thì đất nước suy vong hoặc các Thầy không có vị trí quan trọng trong các triều đại thì đất nước không hưng thịnh.
Theo tôi việc ngầm liên kết để người đọc hiểu nhầm vai trò của Phật giáo Việt Nam với sự hưng vong của đất nước là không trung lập và không cần thiết.
Ngoài ra bài viết về Phật giáo Việt Nam đã bỏ sót nội dung về Phật giáo Tiểu thừa [1]Vuonglenghi 13:07, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phật giáo chỉ là một tôn giáo, nó hướng con người đến những vấn đề mang tính cá nhân đơn lẻ xét trong một thế giới theo chiều dọc (hành trình của một bản thể, một sinh linh trong vòng luân hồi), thế giới mà tuyệt đại đa số chúng ta chưa thể kiểm tra sự tồn tại hay tính đúng đắn của nó.

Phật giáo hướng con người tìm đến sự bình yêu thanh thản trong tâm hồn, gạt bỏ những tham vọng, những ham muốn, chấp nhận thực tại. Điều đó gần nghĩa với việc hạn chế sự vươn lên của mỗi cá nhân, suy rộng ra là kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Cá nhân tôi cho rằng, sự phát triển của Phật giáo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự của xã hội. Việc các giai đoạn phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam trùng với các giai đoạn thịnh vượng của dân tộc, là một hệ quả chứ không phải là nguyên nhân. Rất đơn giản như việc một xã hội có nhiều tội phạm thì cần nhiều cảnh sát, chứ không phải, vì có nhiều cảnh sát nên có nhiều tội phạm.

Tất nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhưng, hãy thử nhìn lại xem, trong xã hội chúng ta, những người như thế nào tìm đến với Phật giáo, và mỗi chúng ta, khi nào chúng ta muốn dựa dẫm vào các tư tưởng của đạo Phật. Làm được việc đó, chúng ta sẽ biết vai trò thực sự của Phật giáo là gì? Có phải chỉ là một chiếc giường êm ái để ta ngả lưng sau một ngày dài...

Cuối cùng, theo tôi thì Phật giáo ảnh hưởng tích cực đến trạng thái cảm xúc của mỗi cá nhân nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Việc gắn Phật giáo với chính trị hay kinh tế thực sự gây ra phản cảm, cho dù mục đích của việc gắn kết đó là gì. --Scubidu (thảo luận) 19:50, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi vô cùng khó chịu trước những nhận xét của bạn Scubidu. Tôi nghĩ lời nhận xét đó vi phạm tính trung lập của Wikipedia và xúc phạm đén 85% đân số VN theo Phật Giáo. Còn về nhận xét của bạn thì tôi nghĩ không được chính xác.
Thứ nhất bạn nói PG "gạt bỏ những tham vọng, những ham muốn, chấp nhận thực tại" thì tôi hỏi bạn có tôn giáo nào khuyên người ta phải tham vọng , ham muốn hay không chấp nhận , xa rời thực tại hay không?
Thứ hai bạn nói PG "hạn chế sự vươn lên của mỗi cá nhân" làm cản trở phát triển Kinh tế và Xã hội thì tôi nghĩ bạn đã hiểu sai giá trị thực của PG rồi. PG khuyên con người ta từ bỏ những ác vọng (Tham vọng xấu xa gây ảnh hưỡng xấu đến người khác như xác sinh, tà dâm, trộm cắp...) chứ không cấm người ta tự khẳng định mình hay theo đuổi những tham vọng tốt đẹp. Bạn nói PG khuyên con người "chấp nhận thực tại" thì tôi nghĩ điều này là điểm tích cực của PG vì nó ngăn cản con người mơ tưởng đến những thiên đường xa xôi, vô vọng xa roiừ thục tế hướng con người đến cuộc sống hiện thực để con ngừơi sống tốt, hạnh phúc trong chính cuộc đời họ chứ không theo đuổi ước vọng hạnh phúc nơi thiên đường xa xôi như các "tôn giáo khởi nguồn từ Abraham" chính vì thế PG không những không ngăn cản con người phát triển kinh tế nhằm tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mà còn khuyến khích con người phát triển kinh tế. Trên thực tế ta có thể thấy Nhật Bản một quốc gia có 95% dân số theo PG (nguồn từ Wikipedia tiếng Anh) vậy kinh tế của họ có bị PG kìm hãm hay không? hoàn toàn không mà ngược lại chính PG đã hướng con ngừoi NB đến thực tại để họ có thể vượt qua những đau đớn của chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế.
Thứ ba bạn nói "Phật giáo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự của xã hội" theo tôi đây là sai lầm lớn nhất của bạn. PG là một trong hai tôn giáo lớn duy nhất không chính thức công nhận bất cứ một vị thần thánh nào (tôn giáo còn lại là Khổng giáo) chính vì vây PG là một trong số ít ỏi các tôn giáo không đối nghịch với khoa học.Einstein đã từng nói "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". PG khuyên con người sống lương thiện, từ bi không tà dâm, xác sinh, trộm cắp vì thế PG phải có tác động tích cực đến sự phát triển hài hòa của XH chứ không phải tiêu cực. PG là một tôn giáo hòa bình trong Lịch Sử chưa bao giờ gây nên một cuộc "thánh chiến" nên là một tôn giáo ảnh hưởng tốt đến hòa bình TG vì thế phải công nhận rằng PG ảnh hưởng tích cực đến nền chính trị TG chứ không phải tiêu cực.

--Harry Pham (thảo luận) 05:40, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời