Bước tới nội dung

Thảo luận:Pháp thuộc/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Bachdo trong đề tài Rà nhanh
Lưu 1 Lưu 2

Rà nhanh

Phiền Lệ Xuân bỏ chút ít thời gian ra rà nhanh xem bài này mạo nguồn, nội dung POV chỗ nào thì cứ xóa thẳng tay. Tôi xin  Ủng hộ. –  Băng Tỏa  15:36, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Phiền bạn Xamxiduc, Xotchuacay, hoặc bất kỳ tài khoản mới nào của bạn, chứng minh cái câu "Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là Nho giáo qua các sách vở Hán văn, bởi Nho giáo cổ vũ lòng yêu nước chống ngoại xâm và khuyến khích giới trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị", chứ cuốn France in Indochina (tôi đoán vậy, vì trong bài ghi được mỗi cái tên tác giả chứ làm gì ghi tên sách), trang 36 của Nicola Cooper tôi tìm không thấy? Và cái đoạn:

Hơn nữa người Pháp rất khó chịu trước giới sĩ phu Nho học không ngừng đả kích chế độ thực dân, kích động sự bất mãn của dân chúng thậm chí lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ: loại bỏ Nho học và cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn chương và lịch sử Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được dùng trong trường học còn tiếng Việt và tiếng Hán chỉ là ngoại ngữ. Một chứng cứ khác là sách giáo khoa thời Pháp thuộc không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc. Các kỳ thi khoa bảng Việt Nam cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi bằng tiếng Việt và tiếng Pháp phỏng theo các kì thi của Pháp. Hệ thống giáo dục Nho học cũ trở nên không hợp thời. Nhà Nguyễn ban đầu cải cách kỳ thi Hương bằng cách đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi sau đó bãi bỏ luôn các kỳ thi thuộc hệ thống Khoa bảng Việt Nam vào năm 1919. Học giả Trần Trọng Kim nhận định "Xét ra cho kỹ, sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì người mình nông nổi, không suy nghĩ cho chín, chưa gì đã đem phá hoại cả đi, thành thử cái xấu, cái dở của mình thì vị tất đã bỏ đi được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội của ta được vững bền hàng mấy nghìn năm nay. Phàm người ta muốn bỏ cái cũ đã hẩm nát, tất là phải có cái mới tốt hơn, đẹp hơn để thay vào. Nay ta chưa có cái mới mà đã vội vàng bỏ cái cũ đi, thành ra đổ nát cả, mà không có cái gì thay vào được. Ấy là cái tình trạng nước ta ngày nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra giữa biển, đánh mất địa bàn chỉ nam, không biết phương hướng nào mà đi cho phải đường, cứ lênh đênh mãi, không khéo lại bị sóng gió va vào đá vỡ tan mất cả[1]".

Đoạn trên đây mà bạn dẫn nguồn cụ Trần Trọng Kim, tôi xin xác nhận, nhưng nguồn này chỉ dành cho cái đoạn quote của cụ, chứ đoạn bôi đen là bạn tự chém chứ làm gì có trong nguồn? Thông tin bạn đưa ra có thể đúng, nhưng không nguồn thì làm sao có thể kiểm chứng được? Để chứng minh được thông tin mà bạn đưa ra, thì bạn nên học cách biên tập và cách dẫn chứng nguồn đầy đủ. Giới trẻ tuy có thể chưa trải "nhiều sự đời" như thế hệ cha anh đi trước, nhưng rõ ràng họ có nhiều điểm mạnh mà thế hệ đi trước có thể học tập, nhất là ở khâu biên tập bài viết. Tiền bối có thể tham khảo những bài viết chất lượng như Nhà Minh, Ukiyo-e để hiểu hơn về cách dẫn nguồn phù hợp. Trên đây là đôi lời của bậc hậu sinh, mong tiền bối hãy để tâm. Hankiz tl 01:26, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Lệ Xuân: Nhà Minh chủ yếu là dịch lại, tự biên tập có ít thôi, trong đó thì nguồn tiếng Việt có mỗi hai quyển sách, không đáng kể. Không biết bạn có nhận ra không nhưng phần "Quân đội" được biên soạn theo ý chí của một pro-Ming, nên có đề cập chỗ nặng nhẹ, nâng chỗ này lên, ém bớt chỗ kia đi (tất nhiên là không tới mức cắt hẳn), ha ha ha. À thì vẫn đảm bảo có nguồn mạnh, không trích dẫn sai và đảm bảo nó vẫn trung lập. Matuyda (thảo luận) 08:20, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Matuyda "Đại Minh uy vũ 大明威武, Hoàng đế uy vũ 皇帝威武" (Bonus cái cover) – Hankiz tl 12:45, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn Lệ Xuân thông thái thật đấy. Bạn phát triển bài này đi. Bachdo (thảo luận) 11:57, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thông cảm nhé, mặc dù là người rất thông thái, nhưng đáng tiếc là quỹ thời gian của tôi có hạn, không thể thực hiện yêu cầu của quý thành viên rồi. Bạn có vẻ tâm huyết với chủ đề, dù bị cấm vẫn không từ bỏ khiến tôi thực sự phải cảm phục 'ý chí kiên định' của bạn. Có gì thì cứ thu nhận lời góp ý mà triển khai nhé. – Hankiz tl 20:31, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ở trên thấy bạn phân tích lỗi của người khác tưởng bạn sẽ phát triển hoàn chỉnh bài này ai dè cũng chỉ nói xuông. Dù sao trình độ và nhân cách của bạn vẫn cao hơn những người đã khóa bài này. Đã không đủ sức viết bài lại còn ngăn không cho người khác viết. Bachdo (thảo luận) 02:54, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Nho giáo, Lời phát đoan, Trần Trọng Kim, Trung Bắc tân văn, 1930