Bước tới nội dung

Thảo luận:Niết-bàn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 113.167.187.74 trong đề tài Tên chính thức
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Bắt đầu ghi lại mục từ Niết-bàn. Xin mọi người tham gia và góp ý. --Baodo 12:33, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Anh có thể giải thích tại sao lại cần phải có cái gạch nối "Niết-bàn" chứ ko "Niết bàn" hay "Niết Bàn" ? Vietbio 12:36, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Cách trình bày các mục từ

[sửa mã nguồn]

Tạm trích từ bản thảo

2. Cách phiên âm thuật ngữ Phật học

Thuật ngữ Phật học Việt Nam phần lớn lấy từ Hán tạng, cho nên việc dùng âm Hán Việt là việc không tránh được. Và nếu theo cách đọc âm Hán Việt thì ta phải tuân thủ thật khắt khe cách đọc âm Hán Việt. Trong trường hợp này thì cách phiên thiết (cách đọc âm chữ Hán cổ) của tự điển Khang Hi được áp dụng. Hán Việt Tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng là một ví dụ cho cách phiên thiết theo quy luật của tự điển Khang Hi đề ra.

Từ phiên âm Hán Việt được nối lại bởi dấu -

Ví dụ:

bodhisattva >> Bồ-đề-tát-đoá (zh. 菩提薩埵. Không nên viết Bồ Đề Tát Đoá

Từ này thường được viết tắt là Bồ Tát, và vì bodhisattva là hợp từ được hình thành từ hai phần bodhisattva, nên khi viết tắt ta phải viết là Bồ Tát thay vì Bồ-tát.

abhidharmakośa >>> A-tì-đạt-ma-câu-xá

Luật này nguồn gốc ở đâu ? Xu hướng của thế hệ đi sau là bỏ dấu nối (thí dụ Nguyễn-Văn-Tí (cách viết cũ trước đây hơn 50 năm) thì viết là Nguyễn Văn Tí theo cách mới)
abhidharmakośa >>> A Tì Đàm Cu Xá Luật phiên âm ở đâu? (Tôi thấy chữ này trong nhiều tài liệu của mấy sư họ thích).
Làng Đậu 19:52, 4 tháng 9 2005 (UTC)
chữ 俱 có hai cách đọc, cách thứ nhất là cu, cách hai là câu. Chữ 戒 có hai cách đọc, giớigiái. Bây giờ anh đã biết vì sao người ta dùng câugiới ;-). Câu hỏi trên đã được trả lời ở mục dưới. --Baodo 22:27, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Câu hỏi khác: Ghi Niết-bàn có vấn đề gì cho việc tìm kiếm? Tôi không rành phần này lắm.

Việc phân tích thuật ngữ nào phiên âm hoặc dịch nghĩa khá phức tạp. Từ từ, sau khi một số mục từ tiêu biểu xuất hiện tôi sẽ giải thích. Đọc phần dẫn ngữ nguyên chắc Vietbio đã biết tôi muốn nói gì khi đề cập đến khung giải thích ngay sau lexeme. --Baodo 12:51, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Một lần nữa Baodo đưa ra một ý kiến (có thể đúng) của một người (theo trường phái presciptivism) để chối bỏ sự hiện hữu của các dạng khác. Baodo, rất dễ dàng, có thể dùng Google và từ khóa "Niết-bàn" rồi xem trong số 29.000 hit đó có rất nhiều "Niết Bàn", "Niết bàn" -- nhiều hơn "Niết-bàn"!
Vì nếu các từ Hán-Việt "phải" viết với các gạch nối thì tại sao không viết cà-phê? Nếu chỉ áp dụng cho Hán-Việt thì chúng ta phải đổi "Liên hiệp quốc" thành "Liên-hiệp-quốc", "Phi Luật Tân" thành "Phi-luật-tân", "Mao Trạch Đông" thành "Mao-trạch-đông", "Hiệp chủng quốc" thành "Hiệp-chủng-quốc"... (Ngay cả "Hiệp-chủng-quốc" cũng "sai" vì "Hiệp-chúng-quốc" mới "đúng" hơn.)
Việc làm của chúng ta không phải là việc làm của các nhà khảo cứu chuyên môn. Hơn nữa, các khảo cứu nguyên thủy sẽ bị xóa - dù có thể đúng - vì 1. đây là một bách khoa, không phải là một tạp chí nghiên cứu chuyên nghề; 2. một khảo cứu nguyên thủy cần một thời gian để chứng nghiệm sự "đúng" của nó và trở thành một kiến thức bách khoa.
Như một người khác đã nói cách đây 1, 2 ngày, tôi muốn hỏi: "Khi Baodo viết là A-di-đà, hay A Di Đà, hay Phật A Di Đà, hay Bụt A Di Đà ... thì vị phật Amitābha có bị thay đổi không?"

Mekong Bluesman 16:59, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Đứng về mặt số hits thì "Phật Đà" với "Phật-Đà" không khác nhau nhưng có thể ảnh hưởng một ít đến xếp hạng. Làng Đậu 19:52, 4 tháng 9 2005 (UTC)

TEST:

Tìm kiếm google từ khoá "niết bàn" cho 29.600 kết quả
Tìm kiếm google từ khoá "niết-bàn" cũng cho 29.600 kết quả
Tìm kiếm google từ khoá niết-bàn (không có dấu nháy)cũng cho 29.600 kết quả
Nhưng tìm google từ khoá niết bàn (không có dấu nháy)sẽ cho 29.900 kết quả (chắc chắn có 300 kết quả chỉ có từ niết hoặc bàn)
Bàn: Sang Tây Trúc thỉnh vài cuốn kinh, sau đó về Việt Nam thỉnh tiếp mấy cuốn nữa xem họ viết sao, mình viết vậy chứ bàn cãi làm chi. Nếu muốn thì tự quy ước cũng được mà, yêu cầu là thống nhất trước sau thôi.
Thiện tai, thiện tai

Lưu ý: Tôi để ý mấy cuốn kinh đều được viết chữ rất to, đậm, khoảng cách giữa các chữ khá lớn, khi thì có gạch ngang, khi không, mục đích: tín đồ dễ đọc (đó có phải là một cách rất hay không?) Trần Đình Hiệp 08:31, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Dường như ở đây: http://www.daouyen.com/Title/All%20Index.htm

Định nghĩa Niết-Bàn có vẻ dễ tiếp thu hơn, thử xem: http://www.daouyen.com/Data/Ph_N/N125.htm

Và bổ sung luôn các mục từ này:
Niết-bàn đường
Niết-bàn hội
Niết-bàn kinh
Niết-bàn tịch tĩnh
Niết-bàn tông
Niết-bàn tông yếu

Trần Đình Hiệp 09:28, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Xin thưa, Trần Đình Hiệp đang thảo luận với tác giả Đạo Uyển đây.--Baodo 11:08, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Để cuộc thảo luận có thể xảy ra với mục đích xây dựng, thay vì bảo thủ ý kiến cá nhân, tôi muốn nói rõ là, như cái kiểm chứng của Trần Đình Hiệp đã chỉ cho chúng ta, các dạng "Niết Bàn", "Niết bàn" và "Niết-bàn" đều thông dụng. Tôi thảo luận không để bảo là phải bỏ 2 cái và theo 1 cái. Tôi thảo luận để nói cả 3 tên phải được nhắc đến trong bài. Việc xác định dạng nào là "đúng" không phải là việc của bách khoa từ điển, nhất là Wikipedia. Đó là việc của các nhà chuyên môn trong các tạp chí chuyên nghề. Dĩ nhiên là các dạng sai chính tả, hay chỉ dùng bởi ông X và con của ông ta, thì không nên cho vào.

Đừng nên khe khắt về dạng của từ mà quên mục đích của nó là để đại diện cho một khái niệm. Cái khái niệm là cái mà người đọc muốn hiểu. A rose by any name smells just as sweet.

Mekong Bluesman 13:36, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Đã lưu ý: Tôi để ý mấy cuốn kinh đều được viết chữ rất to, đậm, khoảng cách giữa các chữ khá lớn, khi thì có gạch ngang, khi không, mục đích: tín đồ dễ đọc (đúng)

Tôi đã báo trước nhé; thiện tai, thiện tai

Cùng là một người, nhưng khi (tên) là Đạo Uyển, lúc là Baodo Ý tôi là "Đạo Uyển", "Baodo" hay gì gì cũng được, nhưng khi nghe tên, người khác biết "anh là ai" Chứ còn "niết bàn" hay "niết-bàn" không quan trọng, miễn sao người đọc hiểu được là tốt.

Tuy nhiên có nhiều từ "người ta chỉ đọc đúng" nhưng không hiểu (nhất là kinh Phật), cho nên cách phổ thông nhất vẫn là dành cho người "đọc" (Thực tế: kinh Phật nhiều người đọc, nhiều người tụng được nhưng mấy ai hiểu)

Rất nhiều từ, viết phải thận trọng nếu không gây khó cho người đọc ví dụ 1 nhé: trong NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI, kinh có đoạn:

Viết: 'Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.'(khó đọc lắm)
Có thể đọc nhầm thành: 'Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma hac a lô nic a da.'
Nhưng không thể đọc nhầm nếu viết: 'Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma-ha-ca-lô-ni-ca-da.'
ví dụ 2 nhé:
Viết khó đọc: Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế. di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng
Bởi có thể nhầm: Á na bà lô hê, lôc a đế, ca ra đế. di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng
Nhưng không thể đọc nhầm khi viết: Án-a bà lô hê, lô-ca đế, ca ra đế. di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng
Viết "niết bàn" hay "niết-bàn", mọi người đều "đọc" đúng cả và có thể "hiểu đúng"

Cho nên:nếu cho rằng cách phiên thiết theo quy luật của tự điển Khang Hi đề raTừ phiên âm Hán Việt được nối lại bởi dấu - là không chuẩn Trần Đình Hiệp 15:08, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Cảm ơn những chỉ dẫn nhiệt tình của bạn Trần Đình Hiệp, nhưng xin đọc phần bên đưới kĩ chút sẽ hiểu tôi. Tôi dùng gạch nối để chỉ cách người Trung Quốc thời xưa dùng transcription để dịch từ Phạn văn sang Hán, dịch âm. Những điều khác nêu ra tôi chưa từng quả quyết. --Baodo 16:10, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Có nghĩa là nên viết:

Nam-mô hắc-ra đác-na đa-ra-dạ-da. Nam-mô a-rị-gia bà-lô kiết-đế, thước-bà ra-da, bồ-đề tát-đóa bà-da, ma-ha tát-đỏa bà-da, ma-ha-ca-lô ni-ca-da...

Tôi thấy dấu - sẽ chiếm gần 50% trang giấy

Trần Đình Hiệp 07:42, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Ha ha ha Hay cho TĐH, giỏi cho T-Đ-H dám ương ngạnh cải lời ta. Bây đâu, đem ra pháp trường xử ... 50% ăn nhằm gì thật ra thay vì nó là chỗ trống (space) thì bây giờ nó có chủ có vậy mà cũng than. Như ta đây là nguời gõ bài, ta phải gõ mỗi chữ phiên âm các dâu nối ta không thèm than vãn người chỉ nhìn đọc thôi mà than vãn nổi gì. Bây đâu, cách chức hắn cho ta! Gỡ anh dùng bội tinh xuống bỏ vào đó huân chương vị quốc vong thân!

transliteration, transcription và translation.

[sửa mã nguồn]

Mekong Bluesman hiểu lầm tôi một chỗ. Chúng ta phải định nghĩa về những từ chuyên trong ngữ học là: transliteration, transcriptiontranslation.

  1. transliteration: là tự dịch 字譯, âm dịch 音譯, nhưng theo một quy tắc được công nhận bởi một nhóm chuyên gia quốc tế, theo một tiêu chuẩn quốc tế để trình bày âm của một ngôn ngữ bằng những kí tự khác, ví dụ như bảng chữ cái la-tinh.
  2. transcription: là cách phiên âm, dùng các kí tự của một ngôn ngữ nào đó để trình bày âm “đúng” của cách đọc của từ gốc, ví dụ như dùng Hán-Việt để phiên âm đọc Phạn ngữ.
  1. translation: là dịch, và dịch ở đây có nghĩa là dịch ý, nắm được ý của từ gốc, tìm từ tương ưng trong một ngôn ngữ nào đó để thay nó.

Ví dụ: Nguyên tiếng Phạn viết bằng chữ Devanāgarī अभिधर्मकोश

Transliteration được quốc tế công nhận là: abhidharmakośa
Transcription theo Hán Việt là A-tì-đạt-ma-câu-xá (Transcription theo Anh ngữ là: abhidharmakosha)
Translation theo Hán Việt, tức là dịch ý: Thắng pháp luận, Thông minh luận, Luận tạng.

Khi kinh văn tiếng Phạn được dịch sang tiếng Hán, các vị cao tăng áp dụng nhiều cách dịch. Họ thường tìm cách dịch nghĩa các thuật ngữ để dân chúng dễ nắm bắt được nghĩa, nhưng có năm hoặc sáu trường hợp họ chỉ phiên âm, hoặc thường dùng từ phiên âm hơn từ dịch nghĩa, tức là transcription. Tôi chỉ nêu hai lí do chính đáng ở đây (Huyền Trang pháp sư đặt tiêu chuẩn này):

  1. Vì tôn kính từ nguyên, vì âm thanh hay (duyệt nhĩ chi âm) của tiếng Phạn.
  2. Vì tiếng Hán không có từ tương ưng 100% về ngữ nghĩa để có thể bao trùm hết tất cả những khía cạnh của từ gốc tiếng Phạn.

Hai ví dụ.

  1. प्रज्ञा—prajñā, thường được dịch âm là Bát-nhã (zh. 般若). Nó cũng được dịch nghĩa là Huệ (zh. 慧, 惠), Trí huệ (智慧).
  2. निर्वाण—nirvāṇa, thường được phiên âm là Niết-bàn hơn là dịch nghĩa Tịch diệt, Vô vi.

Thế nên, tôi mới dùng gạch nối “-“ để chỉ cho người biết đây là từ dịch âm, chính nó không có nghĩa trong ngôn ngữ nó được trình bày mà cần được giải thích để khi người đọc có được khái niệm. Những ví dụ Mekong Bluesman đưa lên không phải là chuẩn để đưa câu hỏi, vì nếu ai đọc Liên Hiệp Quốc, Hiệp Chúng Quốc cũng (hoặc nên) biết là đây là từ mang ý nghĩa bên trong nó. Mỗi chữ trong từ đều có nghĩa và ta trên cơ sở đó có thể suy diễn về nguyên cả từ ấy. Còn chữ Niết-bàn thì không! Chỉ đơn thuần là một từ chỉ âm đọc bao gồm hai âm tiết. Cái nghĩa của nó cần được diễn giảng để gây cho người đọc một khái niệm về nó.

Chuyện tôi cho gạch nối giữa các chữ để chỉ trường hợp phiên âm ban đầu tôi đề xướng vào năm 1999, khi bộ Từ điển Phật học nhỏ của tôi được xuất bản ở VN, NXB Thuận Hoá. Hiện nay nó đã được áp dụng cho bộ lớn nhất ở VN là Từ Điển Phật học Huệ Quang, 8 quyển.

Có lúc tôi nói là "tôi soạn", nhưng xin Mekong Bluesman chớ có xem là tôi tuỳ tiện làm. Tôi là một lexicographer từ 12 năm nay, và đang khởi công soạn bộ Phạn-Việt đầu tiên, với trích dẫn nguồn gốc hẳn hoi. Cũng may là những việc tôi làm trùng rất nhiều với những gì tôi đóng góp cho Wiki. Nhưng việc gạch ngang tôi mà đề nghị có giá trị hơn cho print media, còn khi đưa vào máy tính thì có những phức tạp mà chính tôi đã thấy—như câu hỏi bên trên tôi đã đưa ra. Chính tôi cũng không cho những gạch nối vào những database Từ điển lớn của tôi, nhưng cách viết lớn nhỏ phải được tuân thủ. Ví dụ: A di đà chứ không A Di Đà. Như vậy tôi sẽ dùng A di đà và Niết bàn, nhưng phải viết lớn nhỏ đúng như thế.

Về câu hỏi của Mekong Bluesman “Khi Baodo viết là A-di-đà, hay A Di Đà, hay Phật A Di Đà, hay Bụt A Di Đà ... thì vị phật Amitābha có bị thay đổi không?"—Thì tôi chỉ xin trả lời: Tôi không có thẩm quyền đáp câu này, chỉ biết làm việc một cách cần cù, trân trọng những gì tiền nhân đã trao lại, biết quý những thời gian, công lao họ đã đưa ra để chỉnh từng dấu chấm, phẩy, để trao lại cho thế gian một Đại Tạng kinh Đại chính tân tu tuyệt vời, một đại tạng kinh Pali vô song. Tôi chỉ muốn là mọt con trâu ngu ngốc, nhưng cần cù làm việc chính xác như tôi đã học ở các vị thầy, các vị giáo sư. Chỉ vậy thôi, không hơn, không kém. Câu này là sở nguyện của tôi: Không ôm đống tro tàn mà giữ ngọn lửa thiêng. --Baodo 20:27, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Chưa đốt làm sao biết có ngọn lửa thiêng hay tro tàn? (Koan cải biến) -- Thế tôi cứ tưởng có người đang lục tro tàn kiếm xá lợi phất đấy ! Có hyphen hay không đ/v tôi đều OK hết vì mục tiêu ở đâu thì tôi bám đó thôi Làng Đậu 02:56, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Nhân đây tôi đưa lên bài koan, Công án luôn. Vào thử xem có được không nhé. --Baodo 11:08, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Thiện tai, thiện tai

Trần Đình Hiệp 08:31, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)


Cấu trúc bài 1

[sửa mã nguồn]

Theo tôi, đoạn đầu tiên của bài nên tách ra thành 1 phần độc lập. Gọi là Từ nguyên chẳng hạn. Cấu trúc bài từ điển nên để đoạn đầu tiên (gồm 3 đến 4 câu) để nói đến khái niệm của thuật ngữ, yêu cầu đoạn này phải vừa cô đọng, vừa dễ hiểu đối với mọi đối tượng độc giả. Chỉ đọc đoạn đó là một ng ko hiểu nhiều lắm về Phật học cũng có thể nắm láng máng Niết bàn là cái chi mô? Vietbio 11:04, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Nhất trí. Tôi sửa lại. --Baodo 11:20, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Mục đích vs Cứu cánh

[sửa mã nguồn]

Trong phần Từ nguyên, theo tôi chữ cứu cánh đã bao hàm mục đích và ngược lại. Có lẽ chỉ cần dùng 1 chữ là diễn tả được ý, tránh lỗi lặp. Vietbio 11:34, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Chưa hẳn. Mục đích chỉ đơn thuần là target, goal. Cứu cánh được dùng ở đây như một hình dung từ, với nghĩa ultimate, absolute, highest. Ví dụ: Phật tử ai ít ai phát nguyện tu đạt Niết-bàn (ngay cả trong tăng chúng!). Họ đi chùa, làm việc thiện, không vì mục đích cứu cánh (= Niết-bàn). Kết quả của làm thiện là nghiệp báo thiện thôi. Còn này: trí huệ bát-nhã là không đúng, tôi viết như thế để nhấn mạnh tới trí huệ phải hiểu theo nguyên gốc bát-nhã (ví như hằng ngày, ta nói có trí huệ (tuệ) thì đây không phải trí bát-nhã). Nên để trí huệ bát-nhã mới đúng. Thân mến --Baodo 11:42, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Cái này coi chừng chủ quan à nha!

Cứu cánh = mục đích tối hậu Avia (thảo luận) 01:45, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cấu trúc bài 2

[sửa mã nguồn]

Cấu trúc dùng như bài Duyên Khởi là OK nhưng vẩn thiếu hai thành tố thường thấy nhưng rất quan trọng (tính sư phạm)

  1. Thí dụ (các thí dụ có thể lấy thẳng trong kinh. Tuỳ theo danh từ mà cho. Thí dụ: Thuyết duyên khởi thìn nên lấ thí dụ từ các kinh cổ nhất (Vì thuyết này là nguyên gốc lập Luậng Phật giáo) trong khi "Công án" thi có thể lấ các thí dụ ngắn gọn trong Tào động (hay Lâm tế ?). Dùng thí dụ dể minh hoạ cho nhng người có căn cơ thấp lè tè như tôi hiểu được cụ thể đại cương cái triết lý cao siêu nói về gì? Từ đó tôi mơói tổng quát hoá và trừu tượng hoá nổi đó là gì?
  2. Lịch sử hay Lược sử: Phần này trình bày Khái niệm có từ lúc nào và biến chuyển ý nghiã ra sao trong dòng lịch sử phật học, cũng như nêu một số hiểu lầm nếu có. Phần lịch sử này giúp tôi thấu đáo được cách hiẻu cua7 Phật học ra sao nó từ đâu mà có. thí dụ danh từ "Ngã" hay ngay cả "thuyết nhân duyên" bắt nguồn từ tôn giáo nào Bà La Môn có dấu tích gì hay không? ... Chữ "tiểu thừa" có thể bị hiểu sai như thế nào? Chữ kệ có ai biết là ngồn gốc Hán và lại từ chữ "gà thà"?

Làng Đậu 13:58, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Từ từ, không lẽ anh Làng Đậu muốn giải thích hết những từ thứ yếu trong một bài? Từ Kệ, kệ-đà (sa. gāthā) sẽ có mục riêng. Về minh hoạ: Tôi sẽ trích cách giải thích của Đạt-lại Lạt-ma để rõ hơn. Nên trích HT Nhất Hạnh? HT Nhất Hạnh có bị xem là bias? Lịch sử hoặc lược sử... để tôi xét lại văn cảnh. Cách dịch âm Hán-Việt chữ Niết-bàn cũng còn thiếu, còn Nê-hoàn... tôi sẽ ghi ra hết. --Baodo 14:13, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Chữ gà thà là tôi muốn minh họa thí dụ về việc trình bày 1 bài có tựa là Kệ mà không đem lịch sử vào kể như mất nhiều thông tin chứ không phải tôi muốn đem tùm lum vào.
Chỉ trích ra khi nào bạn thấy ý đó khế hợp chớ không phải nhất thiết là Nhất Hạnh hay Như Lai hay "tay ăn mày thành tổ". Bởi vì nếu trích dẫn các bias thì có cả vạn bias không thể lựa được. Những cái bạn thấy có ít nhiều mùi cho dù là mùi trầm hay mùi trái cây thì làm ơn bỏ ra dừng trích dẫn. -- LĐ

Nói chung bài Niết-bàn đã khá rõ ý. Cách trình bày cũng đã wiki hóa. Bạn bây giờ có thể viết hàng loạt LĐ

Tên chính thức

[sửa mã nguồn]

Xin được hỏi bài này được gọi chính thức là Niết-Bàn hay Niết-bàn? Tôi hỏi vậy vì muốn cách đặt tên chính thức của bài được nhất quán. Nguyễn Thanh Quang 08:34, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Niết-bàn là tên chính thức --Baodo 08:53, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Niết bàn: Tẩm tâm thức giác ngộ, cảnh giới, gọi tắt là Tầm thức ngộ giới, Tầm ngộ giới, Bậc ngộ giới.113.167.187.74 (thảo luận) 01:19, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời