Thảo luận:Nho giáo Việt Nam
Thêm đề tàiNho giáo tại Việt Nam được xem là một trong những tín ngưỡng quan trọng của Việt Nam, đóng góp trong việc xây dựng lịch sử, kiến trúc và các triều đại phong kiến như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn,... Hiện nay có khoảng 6% dân số theo quan niệm Nho Giáo, trong số đó có khoảng 1,3% theo tín đồ Nho Giáo. Rangkhapkhenh1988 (thảo luận) 05:08, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Nho giáo không phải là tôn giáo hay tín ngưỡng
[sửa mã nguồn]Vì chép từ ông Nguyễn Ước nên Rangkhapkhenh1988 mới ngộ nhận (đương nhiên là ngộ nhận theo ông Ước) rằng Nho giáo là tôn giáo. Đúng ra nó không phải là tôn giáo, chỉ mang màu sắc tôn giáo thôi nhưng lại cao hơn tín ngưỡng vì nó có học thuyết riêng. Đó là một hệ tư tưởng đồng thời là một hệ thống phương pháp luận về vũ trụ học, thế giói quan, nhân sinh quan, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học, sử học với mô hình nhà nước phong kiến (tập quyền hoặc phân quyền). Nhìn Nho giáo ở góc độ tôn giáo thì nó tựca như tôn giáo. Nhưng nhìn từ góc độ lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế nữa thì nó không đơn thuần là tôin giáo như Thiên chúa giáo (các dòng), Phật giáo (các phái), Hồi giáo (các dòng) hoặc các tôn giáo nhỏ khác. Bạn cần xe lại bài các bài Nho giáo, Khổng tử, Mạnh tử, Trang tử, Tăng tử... hoặc các thông tin về họ trước khi đề cập đến Nho giáo ở Việt Nam.--Двина-C75MT 04:08, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)--
Vấn đề của Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ chữ HỌC. Học không đến nơi đến chốn thì lao đầu xuống hố thôi. Nghe người ta nói chủ nghĩa xã hội cũng bắt chước chủ nghĩa xã hội, nghe người ta nói dân chủ cũng bắt chước dân chủ mà chẳng bao giờ chịu bỏ công tìm hiểu thật sự nó là cái gì. Hỏi sao không làm bậy. Một dân tộc chỉ biết bắt chước như khỉ sao khá nổi. Ở VN dù có cải cách kiểu gì trên bất cứ lãnh vực nào thì cũng chỉ là hết bắt chước người này chuyển sang bắt chước người khác. Khi nào không còn bắt chước nữa mới thành rồng thành phượng nổi. Hamloi23 (thảo luận) 02:09, ngày 13 tháng 7 năm 2019 (UTC)
Không nên đổ lỗi cho Nho giáo về sự giáo điều, từ chương. Cũng là Nho giáo nhưng Nhật Bản và Trung Quốc rất khác. Trung Quốc có rất nhiều trường phái Nho giáo, tranh luận nhau kịch liệt. Nhật Bản cũng thực học chứ không phải học để làm quan. Chỉ có người Việt là giáo điều. Mình giáo điều thì nhận là giáo điều. Đừng đổ lỗi cho Nho giáo. Rotire (thảo luận) 16:16, ngày 2 tháng 8 năm 2019 (UTC)
Mở khóa bài
[sửa mã nguồn]Đây không phải bài chính trị nhạy cảm tranh chấp thường xuyên nhưng lại bị khóa khiến trong thời gian dài bài không phát triển được. Số người có khả năng phát triển bài này rất ít lại không phải là người viết Wiki chuyên nghiệp. Các thành viên tích cực lại không có hiểu biết về chủ đề. Đề nghị mở khóa bài.Roitai (thảo luận) 08:18, ngày 21 tháng 12 năm 2020 (UTC)
- Mời bạn nêu nội dung cần thêm và vị trí cần thêm ở chỗ nào trong bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 08:32, ngày 21 tháng 12 năm 2020 (UTC)