Thảo luận:Nguyễn Văn Tường/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Chưa có tiêu đề
Bài này cần các nguồn để độc giả có thể kiểm chứng. Bài này cũng cần có các quan điểm khác về nhân vật này. Và, quan trọng nhất, nó cần được viết để không mang tính chất của một bài nhận xét ít thích hạp với một bách khoa từ điển. Mekong Bluesman 05:46, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Liên kết có ích
Liên kết có ích: [1]. Phan Ba 09:41, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Haiti?
Haiti ở biển Carib, không phải ở Thái Bình Dương. Có phải bài muốn nói Tahiti? Lúc đó Haiti cũng không còn là thuộc địa Pháp nữa. Nguyễn Hữu Dụng 15:36, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
TÍNH KHOA HỌC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
1. Tôi nhận thấy trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886) chưa thể hiện được sự bao quát tất cả những thông tin nghiên cứu khoa học về nhân vật lịch sử này. Cho đến thời điểm này (04 tháng 6-2006), trên mạng liên thông tin hoc (internet), đã được cập nhật những thông tin nghiên cứu sử học cần thiết về đề tài "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)". Xin tìm ở MSN, Google, Yahoo search.
2. Theo thiển nghĩ, đây là một trang của bộ từ điển bách khoa toàn thư cỡ lớn; do đó, nguyên tắc biên soạn từ điển phải được lưu tâm.
Xin mạn phép đơn cử về nguyên tắc: Không thể sử dụng những sử liệu không được kiểm chứng xuất xứ; không nên sử dụng những thông tin loại tin đồn, suy đoán thiếu cơ sở, thậm chí là xuyên tạc, bịa đặt (đương thời hoặc về sau) để hạ uy tín nhân vật lịch sử, làm sai lạc sự thật của sự kiện lịch sử với mục đích chính trị nào đó. Kiểu viết "Có tư liệu cho rằng ..." là thiếu tinh thần khoa học và thiếu trách nhiệm cầm bút. Kiểu viết đó chỉ được chấp nhận ở các bài thuộc dạng nêu vấn đề mà thôi (nhưng với chừng mức nhất định, thông tin còn tồn nghi khoảng 20 - 30 %).
Cụ thể trong trang viết về Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) ở Wikipedia, có thể vận dụng nguyên tắc đó để phản hồi chất vấn như sau:
+++ 2.a. Cứ liệu sử học nào xác định Nguyễn Văn Tường là con rơi của vua Thiệu Trị? Xin dẫn chứng tư liệu gốc.
+++ 2.b. Cứ liệu sử học nào xác định Nguyễn Văn Tường cùng Học phi Nguyễn Thị Hương đã đầu độc Kiến Phúc, do hai người bị Kiến Phúc "quở" khi họ tư tình? Họ có tư tình thật không? Dẫn chứng tư liệu gốc.
+++ 2.c. Tại sao không nghiên cứu sách lược "kẻ ở người đi" (đàm & đánh), đặc biệt quan trọng là bản án chung thẩm của ngụy triều Đồng Khánh (và De Courcy) về bốn nhân vật chủ chiến đến cùng là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Trương Văn Đễ và Trần Xuân Soạn mà "Đại Nam thực lục chính biên, đệ lục kỉ" (kỉ Đồng Khánh, 1885 - 1888) ghi rõ (ở mục tháng 8 Ất dậu [1885])? Không nên căn cứ vào kế li gián của các lực lượng đối phương để buộc tội Nguyễn Văn Tường phản Tôn Thất Thuyết.
Đề nghị trưng dẫn tư liệu gốc cho những ý kiến nêu ra (có thể ở trang phụ: chú thích; sách tham khảo...). Không nên viện dẫn thông tin đồn đoán hoặc tư liệu loại 2, loại 3 và loại bị loại bỏ (theo mức phân loại trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học lịch sử). Ngay trong "Việt Nam sử lược", Trần Trọng Kim cũng chỉ chú thích thêm "Có chuyện nói rằng..." (bản tái bản của Nxb. Trẻ, 1999, tr. 571 & nhiều bản tái bản khác của Nxb. Tân Việt, trước 1975). Chính vì những ghi chú kiểu mơ hồ đó mà tin đồn xuyên tạc lan truyền!
Trên đây là những ý kiến của tôi. Kính mong được lưu ý.
Lúc 10 giờ 17 phút, ngày 04 tháng 6, 2006 (ngày, giờ Việt Nam)
Trần Xuân An
tranxuanan_vn@yahoo.com
http://www.tranxuanan-writer.blogspot.com
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/web_index.htm
http://www.giaodiem.com (SEARCH)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
TƯ LIỆU GỐC VỀ NHỮNG ĐIỂM CẦN THIẾT PHẢI SỬA CHỮA Ở TRANG BÀI VIẾT
1. Tư liệu 1: “Về sự cố chữ “Phúc” của Nguyễn Văn Tường:
“Nguyễn Văn Tường, người xã An Cư, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Nguyên tên là Nguyễn Phước Tường; vì tên trùng với quốc tính [*] không chịu đổi, nên bị đi đày; hết hạn lại được phục hàm cử nhân.
Làm quan tới chức Cần Chánh điện đại học sĩ, phụ trách đại thần, tấn phong Kì Vĩ quận công. Sau sự biến năm Ất dậu (1885), chết ở bên Tây” [**].
(Cao Xuân Dục và Quốc sử quán triều Nguyễn, “Quốc triều hương khoa lục”, bản dịch, Nxb. TP.HCM., 1993, tr. 297).
________________
Chú thích tư liệu 1 (sự cố chữ "Phúc"):
[*] Quốc tính: họ vua (Nguyễn Phước [= Phúc]). Sự cố chữ “Phúc” vốn xảy ra vào kì thi hương năm Thiệu Trị thứ 2, Nhâm dần (1842) tại trường thi Thừa Thiên. Năm Tự Đức thứ 3, Canh tuất (1850), ông lại dự thi, và đỗ cử nhân.
[**] Đảo TAHITI, thuộc địa của Pháp. Xem thêm: Aldophe Delvaux, bài “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam”, Những người bạn cố đô Huế (BAVH.,1923), bản dịch, sđd., tr. 478 – 485. Chúng tôi đã có ý kiến ở bài nghiên cứu “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7.1885” về bài báo xuyên tạc và đầy thù hận này, đồng thời vẫn tiếp nhận để sử dụng các tư liệu gốc (ở đây là văn bản hành chính) của thực dân Pháp trong bài báo ấy. TXA.
2. Tư liệu 2: Vua Kiến Phúc chết, 10 tháng 6 Giáp thân (31.7.1884):
“Vua không khỏe, tháng tư trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng, và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành. Hoàng thái phi bèn vời bọn Tôn nhân phủ Miên Định, phụ chính phủ thân đại thần Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật, truyền bảo hoàng đế di chúc rằng:
“Hoàng đế đức mỏng, có em là Ưng Lịch có học có hạnh, hoàng đế như có mất đi, truyền bảo tôn nhân phụ chính nên lấy Ưng Lịch vào nối ngôi lớn, để phụng tôn miếu; lại đại lễ tiên hoàng đế chưa xong, và lấy của dùng chưa sẵn, vậy hợp thành tang lễ châm chước làm được 4, 5 phần mà thôi, chớ cầu thể lệ”.
Bấy giờ, Miên Định công và phụ chính thân đại thần truyền lệnh cho biết. Tôn nhân phủ, văn võ đình thần bèn hợp từ tâu lên Từ Dụ thái hoàng thái hậu; hoàng thái hậu rước công tử Ưng Lịch (là con thứ 5 Kiên Thái vương Hồng Hợi, biện phụng vương ấy), vào nhà tang xưng là tự quân, phàm việc tâu xin tuân hành; chọn ngày lành làm lễ tấn tôn (đó là vua Hàm Nghi) …”.
(Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục, chính biên” [ĐNTL.CB.], tập 36, Nxb. Khoa học xã hội [KHXH.], Hà Nội, 1976, tr. 150 – 151).
3. Tư liệu 3:
3.a. Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát Dụ Cần vương, 02.6. Ất dậu (13.6.1885):
“… Tôn Thất Thuyết còn giữ giá vua còn đóng ở Phòng Quảng Trị, đã kèm vua ra Lệnh dụ Thiên hạ cần vương, lại sẽ dụ bảo Nguyễn Văn Tường và yên ủi những người họ mạc ở trong kinh, đều một đạo, do đường dịch lộ chuyển chạy về kinh. (Khi ấy tự Phòng đến kinh ống trạm còn chuyển đệ được). Đó đều là việc từ mồng 7 tháng này trở về trước.
Ngày mồng 2 dụ Văn Tường, lược nói:
“Y [Cô-ra-xy (De Courcy) – TXA. ct.] thấy ta càng khuất, y càng ngày càng lấn, khiến Triều đình không còn mặt mũi nào, vạn bất đắc dĩ mà ta mới phải làm cái kế bỏ thành đi ra ngoài. Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải “thỏa hiệp vô nguyên tắc” – TXA. ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy.
Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh. Ta duy có chọn đất lánh ở, sợ trời vui trời, rường cột cương thường, cả nước cùng thế, không đâu không phải là Triều đình và không phải là tôi con vậy. Trẫm quyết không cùng với họ tranh được thua vậy.
Tình thế ví lại không thôi, trẫm nguyện phái thêm cán viên, lấy đường đi khắp các nơi, nghiêm sắc cho Ninh Bình trở về phía bắc, bao nhiêu quan tỉnh, phủ, huyện đều để ấn lại mà đi, người nào như có trung nghĩa tài lược không kể quan hay dân, đều cho được tiện nghi làm việc [nhân dân, sĩ phu khởi nghĩa – TXA. ct.], cốt không phụ tấm lòng tốt của triều đình dưỡng dục, tác thành, yên được bóng thiêng liêng ở trời của liệt thánh, và đáp phó được nguyện vọng [khởi nghĩa chống Pháp – TXA. ct.] tha thiết của thần dân trong nước. Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì””.
(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 226).
3.b. Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về hoàng tộc, ngày 07.5 Ất dậu (18.7.1885):
“Ngày mồng 7, dụ các người trong họ, đại lược nói:
“Dụ Thọ Xuân vương, phụ chính Hoài Đức công và các bọn hoàng phiên, công chúa nghĩ coi: Nước Nam ta nhiều lần bị kẻ khác bức hiếp nhiều khoản, phàm có tai mắt khí huyết không ai là không uất ức buồn rầu, chẳng riêng người trong họ ta mà thôi. Trẫm vâng di mệnh của tiên quân, và các vương công phụ thần cùng suy tôn lên quyền giữ việc nước. Phàm có trăm điều đều duy kiến nghị, phải ấy thì theo. Trẫm tuổi trẻ, kiến thức chưa rộng, dám đâu chuyên trái việc gì, cho nên hễ khi tiếp được thư của nước Đại Pháp gửi đến khoản gì, nếu quá lăng nhục và yêu sách quá đáng, nhân tình không thể chịu được, mật nghe vương công và các phụ chính khuyên bảo, không đâu là không cưỡng tự đau đớn nín náu, chịu theo êm việc, vì muốn bảo toàn xã tắc, để họ mạc lâu dài hưởng tôn quý giàu sang vậy. Không ngờ sứ Pháp ngang ngược ngày thêm, không còn được chút quốc thể, cúi xuống đất, ngửa lên trời, xiết bao hổ thẹn, vạn bất đắc dĩ mà phải làm ra việc này; quay nhìn nơi lăng miếu và các bậc ý thân, thực không biết bao nhiêu là tưởng nhớ, chả biết trong tôn tộc từng có tin đến sự lo xuôi nghĩ ngược của ta không? Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh [tức là Nguyễn Văn Tường – TXA. ct.] ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé, thế thì ta mới yên lòng””.
(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 226 – 228).
4. Tư liệu 4:
4.a. Tư liệu 4.a: Bản án của thực dân Pháp về Nguyễn Văn Tường, do De Courcy, De Champeaux cáo thị, ngày 27.7 Ất dậu (05.9.1885):
“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.
Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux – TXA. ct.] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [: vốn – TXA. ct.] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – TXA. ct.] cho hai tháng [nhằm để – TXA. ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – TXA. ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh Tả kỳ về phía nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [:NÊN ; PHẢI – TXA. ct.] kết tội lưu.
Hôm ấy chở đem Văn Tường đến cửa biển Thuận An. Buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.
(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti – TXA. ct.]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tầu, buông xác xuống biển) …”.
(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 247).
4.b. Tư liệu 4.b.: Bản án chung thẩm của ngụy triều Đồng Khánh (có chữ kí của De Courcy) về Nguyễn Văn Tường và 3 thành viên khác của nhóm chủ chiến Triều đình Huế, tháng 8 Ất dậu (tháng 9.1885):
“Tôn nhân phủ và đình thần dâng sớ tâu bày tội trạng của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, xin tước hết quan tước và tịch thu gia sản; tham tri Trương Văn Đễ đã quá cố, và chưởng vệ Trần Xuân Soạn, đều là bè đảng làm loạn, cũng tước cả quan chức. Trong bọn ấy, thì Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, xin do quan địa phương xét bắt bằng được và chém ngay, để tỏ rõ hiến pháp trong nước. Vua nghe theo”.
(ĐNTL.CB., tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 35).
Người cung cấp tư liệu gốc: Trần Xuân An lúc 20 giờ 45, ngày 10 tháng 6 HB6 (2006), tại Việt Nam
tranxuanan_vn@yahoo.com
http://www.tranxuanan-writer.blogspot.com
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/web_index.htm
Nguồn
"Lúc đoàn hộ giá vua Hàm Nghi đến Kim Long, bà Từ Dũ ngầm ra lệnh cho Nguyễn Văn Tường quay lại điều đình với Pháp. Nguyễn Văn Tường đã nhờ giám mục Kim Long là Caspar đưa về gặp De Corcy và hợp tác với Pháp, phản lại Tôn Thất Thuyết. De Corcy giao trách nhiệm cho tường phải đưa vua Hàm Nghi về Huế và ổn định tình hình trong vòng hai tháng".
(Nguồn: "Vị hoàng đế trưởng thành từ thời niên thiếu". Nguyễn Quang Trung Tiến. Khoa Sử. Trường Đại học Khoa học Huế. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(7).1995). Casablanca1911 14:26, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
XIN ĐỪNG NHẦM BÀI VIẾT NÀO CŨNG LÀ TƯ LIỆU GỐC
Để nói điều này, trước hết, tôi xin lỗi quý thành viên của Wikipedia; và cũng theo phép lịch sự [dấu nặng] (chứ không phải phép lịch sử [dấu hỏi]), tôi không thể không xin lỗi trước với giảng viên đại học Nguyễn Quang Trung Tiến. Điều tôi muốn nói là: Bình luận của Nguyễn Quang Trung Tiến cũng như của tôi hay của bất kì học giả nào, liệu có giá trị xác tín bằng tư liệu gốc hay không, nhất là tư liệu gốc đã được thẩm định, khảo chứng khoa học ?
Xin vui lòng đọc lại các ý tưởng, quan trọng nhất là nhắc lại nguyên tắc phân loại tư liệu, ở bài tham gia thảo luận thứ nhất của tôi, trên trang này. Nói cụ thể hơn, bình luận, nhận định của các nhà nghiên cứu sử hậu thế (chúng ta sống cách thời đoạn lịch sử diễn ra đã 121 năm, 1885 - 2006) chỉ thuộc loại 3, loại 4 mà thôi.
Tất nhiên để phân loại tư liệu, cần phải thực hiện nhiều thao tác phụ khác nữa, nhưng cơ bản vẫn là vận dụng nguyên tắc chung có tính phương pháp luận sử học (phép lịch sử [dấu hỏi]), như đã ghi trên.
Tôi tin rằng thành viên Wikipedia, người vừa có thiện chí góp ý, và giảng viên Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Sử, Đại học Khoa học, Huế) sẽ không buồn lòng khi tôi nói thật, nói thẳng như vậy.
58.186.44.73 14:46, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC) Trần Xuân An
- Theo nguyên tắc phân loại tư liệu thì tất nhiên tư liệu gốc sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng để xác minh là đúng là bạn (hay người nào đó) đã trích ra từ tư liệu gốc thì cách tốt nhất là bạn truyền lên hình ảnh chụp hay scan lại cuốn tư liệu gốc đó, trong hình ảnh này có những dòng viết về nội dung thảo luận phía trên. Còn dẫn chứng đã đưa ra từ các tài liệu trên cho đến giờ vẫn không hề mâu thuẫn nhau. Có thể Nguyễn Văn Tường lúc đầu có ý định phản lại, theo Pháp nhưng vẫn bị Pháp "đối xử" không thương tiếc. Trong tài liệu khác của NQTT cũng có nhắc tới việc Nguyễn Văn Tường và tôn Thất Thuyết bị Pháp tìm bắt. Casablanca1911 15:01, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
1. Xin khẳng định lại:
1.a. Tôi đã ghi rõ xuất xứ tư liệu đúng yêu cầu nghiên cứu khoa học (tên tác giả; tên sách; số tập; người dịch, hiệu đính [Tổ phiên dịch Viện sử học Việt Nam tại Hà Nội]; nhà xuất bản; năm xuất bản; & số thứ tự trang sách).
1.b. Tư liệu được đánh máy vi tính tuyệt đối đúng (Tôi đã công bố trên Tạp chí Giao Điểm từ tháng 5-2005 và trên website cá nhân của tôi trong dăm ba tháng gần đây).
1.c. Tư liệu đã được khảo chứng (đối chiếu với tư liệu gốc đối phương [thực dân Pháp / Kho Lưu trữ của Bộ Ngoại giao & thuộc địa Pháp....]; đối chiếu với tư liệu Châu bản triều Nguyễn mà Viện Sử học có điều kiện ưu tiên 1 để tham khảo). Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam & Viện Sử học Việt Nam cũng đã có một hội nghị về tư liệu tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2002.
Rất tiếc tôi không có máy scan (Xin lỗi, lí do này hơi buồn cười, nhưng trong thực tế, mỗi lần scan, tôi phải đi đến tiệm dịch vụ vi tính).
2. Bổ sung tư liệu:
Những bản dụ của Từ Dũ "lên án" (!) Tôn Thất Thuyết là do tác giả "Hạnh Thục ca" Lễ tần Nguyễn Nhược thị Bích viết. Nhưng lâu nay người ta cứ nghĩ là do Nguyễn Văn Tường viết. Đó là một nỗi oan khốc rất đau đớn của Nguyễn Văn Tường.
Tư liệu bổ sung như sau:
Dụ của Từ Dũ, tháng 6 Ất dậu (tháng 7.1885):
“… Trong khi vội vã, phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường, tức thì đem lão cung và xe vua ra thành tạm lánh. Ta nhân dặn thầm đại thần ấy rằng: “Lui cùng với quan Pháp ở trong bàn tính; may được nghe lời và sớm tan quân” …” [*].
(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 230).
________________
Chú thích tư liệu bổ sung:
[*] Trích tiểu sử Nguyễn Nhược thị Bích: “… Năm 36, Dực Tôn Anh hoàng đế lên chầu trời, vâng ý chỉ 2 cung, sắc dụ đều cho tay thị ấy làm. Năm Hàm Nghi thứ nhất, tháng 5, kinh thành có việc, đi theo 2 cung đi Quảng Trị có bài hát quốc âm Xe vua vào đất Thục [Đường Minh Hoàng tránh loạn đi vào Thục – VSH. chú thích]. Ngày 2 xe cùng về, các sắc phụng chiếu thư, cầm bút viết xong ngay, việc gì cũng xứng chỉ. Năm Thành Thái thứ 4, kính vâng từ chỉ, nghĩ công khó nhọc, tấn phong tam giai Lễ tần. Năm Duy Tân thứ 3, tháng 11, thị chết, thọ 80 tuổi” (Quốc sử quán triều Nguyễn, "Đại Nam liệt truyện", tập 3, bản dịch Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, 1993, tr. 78). TXA.
Trân trọng, 58.186.44.73 15:34, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC) TXA (UTC)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
Đính chính, chua thêm & chú thích bổ sung:
1. "Bộ Hải quân và thuộc địa thuộc chính phủ Pháp" là tên đầy đủ của một bộ của chính phủ thực dân Pháp thời bấy giờ. "Bộ Ngoại giao thuộc chính phủ Pháp" là một bộ khác.
2. Một số từ viết tắt thường thấy khi các nhà nghiên cứu trích dẫn tư liệu gốc của Pháp: CAOM. Paris (Centre: Archives d’Outre-mer, dépôt de Paris [: Trung tâm Lưu trữ [Bộ] Hải ngoại, kho đặt tại Paris]); CAOM. Aix (Centre: Archives d’Outre-mer, dépôt d’Aix-en-Provence [: Trung tâm Lưu trữ [Bộ] Hải ngoại, kho đặt tại Aix-en-Provence]); CAAE. hoặc CAMAE.(Centre: Archives du Ministère des Affaires étrangères [: Trung tâm Lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp])….
3. Xin lưu ý: Có 3 loại tư liệu gốc chủ yếu liên quan đến đề tài. Thời hạn giải mật cũng đã quá lâu. Thông thường, khoảng 10 đến 20 năm (muộn lắm là 30 năm), kể từ khi sự kiện lịch sử diễn ra, tư liệu gốc phải được công bố (giải mật) toàn bộ. Từ 1885 đến nay đã 121 năm trôi qua (*). Do đó, vấn đề còn lại, khai thác sử dụng tư liệu gốc, và đưa ra nhận định sử học với mục đích thuần túy khoa học là tiếp cận sự thật lịch sử trên cơ sở tư liệu gốc ấy. Tuy vậy, vấn đề không phải đơn giản.
Các tư liệu gốc chủ yếu đó như sau:
+++ 3.a. Tư liệu gốc của Quốc sử quán triều Nguyễn (các bộ sử như "Đại Nam thực lục chính biên", "Quốc triều chính biên toát yếu" [có bản tiếng Việt của chính Quốc sử quán triều Nguyễn], "Đại Nam liệt truyện"; đặc biệt là Kho Lưu trữ "Châu bản triều Nguyễn")
+++ 3.b. Tư liệu gốc của phía thực dân Pháp (xem tiểu mục 2 phía trên: CAOM. hoặc AOM., CAOM. Aix hoặc AOM. Aix, CAAE. hoặc CAMAE.; có thể kể thêm tư liệu của các cố đạo thực dân, trong đó, khá phổ biến là bộ Tạp chí "Những người bạn cố đô Huế" hay "Đô thành hiếu cổ" [Bulletin des Amis du vieux Hué, viết tắt là BAVH.]...).
+++ 3.c. Tư liệu gốc của Nhà Thanh Trung Hoa (các châu bản...) và Nhật Bản...
Điều quan trọng là thấy được những chi tiết, nhất là nhãn quan nhận thức nhân vật, sự kiện có sai biệt, thậm chí trái ngược nhau giữa 3 loại tư liệu gốc đó (do lập trường, quan điểm: thực dân, tay sai >< chống thực dân, có ý thức dân tộc) (**); đồng thời xác định tư liệu gốc của phía nào là đáng tin cậy nhất (độ khả tín cao nhất). Nói cụ thể, nếu có nghiên cứu các tư liệu kể trên, ta sẽ thấy bộ sử (và châu bản) của Quốc sử quán triều Nguyễn có nhiều điểm khác biệt với AOM., BAVH.... và cũng có nhiều điểm khác với châu bản Nhà Thanh và tư liệu Nhật Bản.... Nói giản dị và có vẻ "dễ dãi" nhưng xét cho cùng, lại hợp lí nhất, là thế này: Độ khả tín của tư liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn cao hơn. Chẳng lẽ ta tin vào kẻ thù (thực dân Pháp, "Hội truyền giáo hải ngoại tại Paris"...) và kẻ toan tính xâm lược nước ta (nhà Thanh thực sự đã đưa ra ý muốn chia đôi Bắc Kỳ với Pháp và trong thực tế lịch sử đã kí các thỏa ước với Pháp;...)!
Kính mong sự góp ý và lưu ý. Trân trọng và cảm ơn.
Trần Xuân An
05 giờ 50 & 09 giờ 32, ngày 11 tháng 6 năm 2006 tại Việt Nam
________________________
Bị chú:
(*) Khai thác sử dụng tư liệu gốc phía Pháp và Nhật, có hai luận án tiến sĩ trình và bảo vệ tại Pháp đã được xuất bản thành sách và đều được dịch ra tiếng Việt (Quê Hương, 1973 & Ban KHXH.TU.TP.HCM.,1993), của hai nhà nghiên cứu Cao Huy Thuần & Yoshiharu Tsuboi. Tiến sĩ Cao Huy Thuần chỉ độc nhất căn cứ vào tư liệu gốc của Pháp (1968, năm trình luận án, Việt Nam còn chiến tranh). Tiến sĩ người Nhật Y. Tsuboi có đủ điều kiện để tham khảo tư liệu Nhật Bản, nhưng trong sách của ông, người đọc nhận thấy Nhật Bản cũng không có tư liệu nào có ý nghĩa cụ thể; tư liệu của Yoshiharu Tsuboi chủ yếu căn cứ vào tư liệu gốc phía Pháp và của Việt Nam (triều Nguyễn).
Về tư liệu Trung Hoa, có bộ "Trung - Pháp chiến tranh tư liệu" (xuất bản ở Miền Bắc, trước 1975; không thấy tái bản). Nhưng "Châu bản nhà Thanh" vẫn chưa được khai thác sử dụng; chỉ đọc thấy qua các công trình nghiên cứu đã được dịch và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành tại Việt Nam.
(**) Xin đưa ra một dẫn chứng để ý tưởng trên có ấn tượng cụ thể hơn. Trong bài dẫn nhập cho cuốn sách của mình, tiến sĩ Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi ghi nhận: Sách lịch sử của Pháp lại hết mức ca ngợi, tôn vinh Francis Garnier và Henry Rivière, xem 2 kẻ thực dân này là "anh hùng ái quốc" (nguyên văn) của chính nước Pháp. (Yoshiharu Tsuboi, "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", Nguyễn Đình Đầu và nhóm cộng tác viên dịch, Ban KHXH.TU.TP.HCM. xuất bản, 1993, tr. 35 - 36). Ngược lại, F. Garnier và H. Rivière là kẻ thù xâm lược đáng bị căm ghét đối với lịch sử Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Với tầm văn minh hiện nay của nhân loại nói chung và của nước Pháp nói riêng, giới nghiên cứu sử học Pháp và nhân dân Pháp lẽ ra không thể còn tồn tại quan điểm thực dân trong sử học như thế nữa.
Chỉ với chủ nghĩa dân tộc chân chính và công lí nhân loại chính đáng mới có thể đưa ra các tiêu chí phổ quát trong việc bình giá nhân vật và sự kiện lịch sử.
[Bị chú (**) được bổ sung vào lúc 18 giờ 06, ngày 11-6-2006 (ngày giờ Việt Nam)].
Xin mời bạn Trần Xuân An
Hình như có một điều tưởng là hiển nhiên nhưng lại cần phải nói lại cho rõ: Wikipedia là từ điển mở, ai cũng có thể tham gia viết và sửa bài.
Chúng tôi xin mời bạn Trần Xuân An trực tiếp sửa và bổ sung nội dung bài Nguyễn Văn Tường. Trong khi bạn chưa quen với định dạng của các bài wiki thì các thành viên khác sẵn sàng giúp.
Nếu được người có "tư liệu đầy mình" như bạn giúp cho các bài khác nữa thì lại càng hoan nghênh lắm lắm.:)
Tmct 00:30, ngày 11 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Trang về NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
ĐỂ THẢO LUẬN TOÀN DIỆN & CÓ CƠ SỞ HƠN VỀ TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
Trước khi nhận lời tham gia trực tiếp vào việc sửa chữa, bổ sung bài viết chính của Wikipedia về Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), tôi trân trọng kính mời quý độc giả khắp nơi và các thành viên Wikipedia vui lòng đọc qua những cuốn sách tôi đã biên soạn và viết về nhân vật lịch sử này. Mong quý vị đọc và tiếp tục thảo luận trước khi tôi và quý vị cùng sửa chữa, bổ sung bài viết chính nói trên.
1. Links cuốn sách “Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”:
http://tranxuanantsbnnvt.blogspot.com/
http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/
hoặc:
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/tieu_sbnpcdtnvtuong.htm
2. Links bộ sách “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
Xem tiếp:
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/
& các trang tiếp theo: … 2a … 2b … 2c …
hoặc:
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong.htm
Bộ sách “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)” đã được Hội đồng Tư vấn, phản biện & Giám định thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định; đã được xuất bản thành sách in giấy, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004.
Cảm ơn thành viên Phan Ba, trên trang thảo luận này của Wikipedia, đã dẫn link cuốn sách “Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Thơ – Vài nét về con người, tâm hồn & tư tưởng” do tôi biên soạn (+ tập hợp nhiều bài viết, bản dịch của các nhà nghiên cứu khác), đã được đăng tải trọn vẹn trên Tạp chí điện tử Giao Điểm (http://www.giaodiem.com).
Trân trọng và cảm ơn
Trần Xuân An
Lúc 7 giờ 23 ngày 11 tháng 06 năm HB6 (2006) tại Việt Nam.
Trình bày bài
Bài hiện tại dài quá trông có vẻ hơi rối, đề nghị bạn Trần Xuân An (?) cấu trúc hoá thành các đề mục, rút gọn bớt các trích dẫn (cho vào cước chú, hay phần tài liệu tham khảo chẳng hạn). Nguyễn Thanh Quang 10:40, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Mới phác thảo
Bài mới được mạn phép phác thảo (trên cơ sở bài hiển thị trước của "cộng đồng Wikipedia"), mặc dù về cơ bản là như vậy. Tôi sẽ thêm các tiểu đề mục để bài được rõ các chủ điểm, như sự góp ý của quý thành viên Nguyễn Thanh Quang. Tôi thấy bài cũng không dài lắm, nếu so với các bài khác tôi đã đọc trên WIKIPEDIA. Tuy nhiên, nếu WIKIPEDIA yêu cầu, tôi sẽ "tỉa" bớt. Kính cảm ơn thành viên Nguyễn Thanh Quang và các thành viên khác. Trân trọng. 58.186.34.185 11:24, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trần Xuân An (18 giờ 24, 11 tháng 06 HB6 [ 2006]).
- Xin cám ơn trả lời của bạn Trần Xuân An. Thực ra về độ dài thì bài này có thể không là gì so với các bài khác trên Wikipedia, vấn đề ở chỗ trình bày sao cho rõ ràng giúp độc giả dễ đọc (có cấu trúc), và tỉ lệ giữa phần trích dẫn với nội dung chính phải cân đối, phần tham khảo phải được tóm tắt lại. Đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, bạn cứ viết rồi hoàn thiện dần dần. Bài viết không nhất thiết phải hoàn hảo ngay lập tức, đó là tinh thần làm việc cưa Wikipedia. Mọi người khác sẽ đóng góp thêm. Nguyễn Thanh Quang 11:43, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Bạn có thể tham khảo thêm các đầu mục và phần ghi chú như trong bài Tôn Thất Thuyết. Casablanca1911 13:27, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
VỀ KÍ SỐ HOẶC TÊN CỦA THÀNH VIÊN
Tôi phát hiện ra một điều cần phải thông báo rộng rãi và kính đề nghị các vị quản lí Wikipedia lưu ý:
Không hiểu sao bài do tôi sửa chữa, bổ sung, mà ở trang lịch sử hình thành bài viết lại bị kí một kí số khác với kí số của tôi (lúc chưa đăng nhập) và cũng không phải là tên họ không dấu thanh của tôi (sau khi đã đăng nhập).
Tôi chỉ chịu trách nhiệm về những điểm, những phần (có thể đến 90%) ở bài bản thân tôi có tham gia sửa chữa, bổ sung mà thôi (có bản lưu để so sánh).
Bài NGUYỄN VĂN TƯỜNG, 90% do tôi bổ sung, đồng thời có vài điểm tôi sửa chữa lại từ phiên bản trước đó
Bài KIẾN PHÚC, tôi chỉ sửa chữa, bổ sung phần giữa (50%).
Ngoài 2 bài trên, tôi chưa đụng chạm đến một bài nào hết, cho dù một dấu phẩy.
Kính mong lưu ý đừng để lẫn lộn, kí nhầm tên vào các phiên bản.
Trân trọng kính đề nghị.
210.245.31.18 04:03, ngày 14 tháng 6 năm 2006 (UTC) Trần Xuân An
- Vì Wikipedia là bách khoa dạng mở, ai cũng có thể sửa đổi nội dung bài viết. Các sửa đổi đều được ghi nhận trong lịch sử. Nguyễn Hữu Dụng 04:11, ngày 14 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Các "kí số" mà bạn nói có lẽ là các số IP - số này có thể thay đổi tuỳ theo mạng bạn sử dụng, cũng như khi bạn thay đổi máy tính sử dụng. Bạn nên Wikipedia:Đăng nhập vào tài khoản của mình thì tên bạn sẽ luôn luôn gắn với sửa đổi của bạn. --Á Lý Sa (thảo luận) 04:18, ngày 14 tháng 6 năm 2006 (UTC)
___________________________________________________________________________________________
XUẤT XỨ CÂU TRÍCH DỊCH THUỘC LOẠI NHIỀU NGƯỜI BIẾT / nhiều dị bản & CÁC CHI TIẾT KHÁC
Ông (bà) 222.252.248.76 đã chỉnh sửa một số chi tiết ở bài viết chính. Nay thấy cần chỉnh lí lại như sau:
1. Dòng chữ tiểu mục "Cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ (05-07-1885)" nên để như cũ (bản tháng 6-2006). Cách dùng từ ngữ "vụ biến kinh thành Huế" hay "thất thủ kinh đô", chưa diễn tả đúng sự thật lịch sử, có nguyên nhân sâu xa là do ta bị thâm nhiễm sách báo viết lệch một mặt dưới thời thực dân Pháp thống trị (nếu viết đầy đủ là "Cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ", phòng kiểm duyệt Pháp sẽ gạch bỏ ngay!).
2. Trương Văn Đễ (chữ ĐỄ với dấu thanh là dấu ngã, có nghĩa là thuận thảo, tương kính anh em trong từ HIẾU ĐỄ), theo ĐNTL.CB.
3. Câu nói của R. de Courcy, vốn được trích dịch từ cuốn "L'Empire d'Annam" của Ch. Gosselin và nhiều sách có cùng đề tài: "Việc cuối cùng là ở Huế" thành "Cần phải giải quyết việc này ở Huế".
Đề nghị xem lại:
- Phan Trần Chúc, "Vua Hàm Nghi", NXB. Chính Ký, Hà Nội, 1951; NXB. Thuận Hóa tái bản, 1995, tr. 58: "Đoạn chót việc này là ở Huế"...
- Trần Văn Giàu, "Chống xâm lăng", NXB. Xây Dựng, Hà Nội, 1959; NXB. TP.HCM. tái bản, 2001, tr. 549: "Phải giải quyết cả vấn đề này ở tại Huế"...
4. Về sách lược "đánh & đàm", "kẻ ở người đi", "hai mặt", tư liệu dẫn chứng ở ngay đoạn dưới, liền kề chi tiết này, ở bài viết chính.
Để tránh sự nhiễu loạn thông tin khoa học, đề nghị ông (bà) 222.252.248.76 nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng và quan trọng nhất là phải có tư liệu khả tín cao làm cơ sở, khi muốn tham gia chỉnh sửa.
Cảm ơn ông (bà) 222.252.248.76 không lấy việc chỉnh lí lại như trên làm phiền lòng.
NPOV
Tôi ngó qua thấy bài này có nhiều từ "không trung lập", chẳng hạn "y", "bọn", "dã tâm"... nếu không nằm trong trích dẫn thì các từ này sẽ bị sửa dần. Tmct 11:18, ngày 5 tháng 1 năm 2007 (UTC)