Bước tới nội dung

Thảo luận:Nguyễn Thị Duệ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Ngoclasat1991 trong đề tài Bài viết sai sự thật.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ bổ sung lại bài Thuydaonguyen (thảo luận) 22:00, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam

(Bài chỉ để tham khảo )

Nguyễn thị Duệ

[sửa mã nguồn]

Là tên gọi theo tài liệu của Văn miếu Mao Điền - Hải Dương.Ngoài ra,bà còn có tên Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền ) Chưa rõ năm sinh và mất.

Theo sách Chí Linh phong cảnh chép : NTD, quê xã Kiệt Đặc,huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long,nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng. NTD theo gia đình cũng chạy lên đấy sinh sống.

Là một người hiếu học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, NTD phải giả trai để đèn sách & đi thi. Ở khoa thi tiến sĩ năm Giáp Ngọ (1594, có vài ý kiến khác..) bà mang tên giả là Nguyễn Du và đỗ đầu khi tuổi vừa 20.Đến khi triều đình mở yến tiệc đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi này dáng mảnh mai, mặt mày thanh tú …. Nhà vua liền xét hỏi. Khi đã rõ chuyện, NTD không những không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi … Vậy là vào cuối thế kỷ XVI (1594) Nguyễn Thị Duệ đã trở thành vị nữ tiến sĩ đầu tiên của VN.Sau đó, vua còn mời bà vào cung để dạy các phi tần, rồi tuyển làm phi : Tình Phi (Sao Sa) và người ta quen gọi là “Bà Chúa Sao”.

Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Bà vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Bà cầm gươm nói :"Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử". nghe bà nói cứng rắn họ bèn giải bà về kinh.Vì tiếng tăm của NTD, vua Lê - chúa Trịnh đã phong cho bà chức Cung Trung giáo tập để bà trông coi việc dạy học trong vương phủ. …

Một điểm son khác là bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài. Phần lớn ở các kỳ thi đình, thi hội ; bài vở thảy đều qua tay bà chấm chọn. Mỗi tháng đôi kì, bà cùng các bậc túc nho đến giảng dạy, ôn tập cho các sĩ tử.Ngoài ra, bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng tốt, canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học.Người ta còn truyền tụng, thưở hàn vi, anh trai NTD bị người trong làng hãm hại. Mặc dù vậy khi vinh hiển, bà không hề nghĩ dến tư thù. Nhân dân rất cảm phục tài năng và đức độ, nên xưng tụng bà là “Nghiêu , Thuấn trong phái nữ, thần tiên ở trên đời “, là “…một tấm gương sáng chiếu suốt ba vua “(Lễ sư thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương - theo Công Dư tiệp ký của Vũ phương Đề )

Một lần dự cuộc vui trong hoàng cung, bà VTD quen với hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông). Từ đấy, hai bà trở thành đôi bạn tri kỷ. Hàng tháng bà cùng hoàng hậu đi lễ chùa để gặp các nhà tu hành cũng là những người học nhiều, biết rộng; gặp gỡ các sĩ phu Bắc Hà - những nhà chân nho thực tài như Thám hoa Giang Văn Minh, Thám hoa Phượng Thế Hiền... nên biết được tình hình trong nước và những bất bình trong dân, giúp vua - chúa kịp thời điều chỉnh chính sách cho dân bớt khổ. NTD cũng khôn khéo khuyên họ bớt xa xỉ, nhất là phải trừng trị nghiêm bọn tham quan, cường hào …nhằm thu phục lòng tin yêu của dân

sau này bà được thăng chức “Chiêu Nghi” hiệu là “Nghi ái Quan”.NTD để lại cho đời nhiều văn thơ, nhưng đến nay chỉ còn một số trong gia ký:

Nữ nhi dù đặng có lề

Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên. Hơn 80 tuổi, bà qua đời. Sinh thời, NTD viết nhiều tác phẩm văn học ; nhưng trải qua bao binh lửa nên thất lạc hết.Sau khi mất, bà được triều đình ban sắc phong, cho đúc tượng, dựng bảo tháp, khắc bia. Hiện nay“ Tinh phi cổ tháp” đã đổ nát ; chỉ còn “Lập cử tự bia” ở chùa Phổ Chiếu, Chí Linh, khá nguyên vẹn ( cuối triều Lê, Tinh phi cổ tháp được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ, trong đó có những câu: Lạ thay nhất kính chiếu ba vương.Kiệt đặc tinh phi vốn cố hương. Đẹp tuyệt trần gian thêm sắc sảo...)

Đình làng Kiệt Đoài có một pho tượng đẹp gọi là Vua Bà. (tức Nguyễn Thị Duệ) và một sắc phong thờ phụng: “chánh vương phủ, thị nội cung tần, lế sư Nguyễn Thị Ngọc tôn thần. Người có công giúp nước, che chở cho dân...”

Năm 2004, có 8 vị đại khoa của Hải Dương là hiền tài của đất nước được đúc tượng đồng và khám thờ, trong đó có nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Bà được thờ cùng Khổng Tử tại hậu cung Văn miếu Mao Điền (Hải Dương). …Gần đây, những gì còn sót lại đã được Bộ Văn hóa xếp hạng, nhằm tôn vinh một tấm gương sáng về nhiều mặt của một người phụ nữ VN biết vượt qua định kiến, số phận …Và làm rất nhiều việc tốt cho đời !

Chú thích

[sửa mã nguồn]

a.Theo Nguyễn thị Chân Quỳnh trong sách “Lối xưa xe ngựa”: Vị nữ Trạng nguyên có một không hai của nước ta vốn tên là Nguyễn thị Du.Còn, Vũ Phương Đề, người đầu tiên viết về bà, từ thế kỷ thứ XVIII, chỉ cho biết bà họ Nguyễn ; Đại Nam Nhất Thống Chí và Trần Lê Sáng chép bà tên Nguyễn thị Duệ ; Bùi Hạnh Cẩn đưa ra tên Nguyễn thị Niên ; Đông Châu ngoài tên Nguyễn thị Du còn ghi thêm tên Nguyễn Ngọc Toàn.

Theo PTS Đỗ Thị Hảo thì “Dù có những tên khác nhau như Duệ , Du …nhưng tên chính vẫn là Nguyễn Thị Ngọc Toàn , vì tấm bia “Cử tự bia” là tư liệu có niên đại xưa nhất (1653) so với các tư liệu nói về bà.Và bà thi đỗ năm Bính Thìn 1616…

b.Bà là người tuyệt sắc, lại rất thông minh, 10 tuổi đã biết làm văn bài. Người cha tiếc tài con gái, cho cải nam trang đi học đang khi chế độ thi cử thời phong kiến rất khắc khe ; quả là chuyện chưa từng có.Năm 17 tuổi, chúa Mạc mở khoa thi, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, còn chính thầy học của bà chỉ đỗ thứ hai. Có lẽ vì thiếu tài liệu, không thấy Phan Huy Chú ghi chép những khoa thi cuối của nhà Mạc ở Cao Bằng, nên không rõ đích xác bà đỗ năm nào…

Một nhân vật đặc biệt & hiếm có như vậy mà sử sách chép tên & năm thi đỗ rất khác nhau ; mà đâu phải chỉ có trường hợp này, khiến đôi lúc tôi phải tự hỏi vì đâu, vì nhiều giặc giã khiến sách vỡ bị thất lạc, bị hư hại ; vì triều đình bưng bít hay vì người chép sử chưa làm tròn chức trách của mình ? BTDN.


Bài biên soạn có tham khảo bài viết của Trần Hồng (Tạp chí Trí tuệ, 3-2006 ),cùng nhiều tài liệu khác có nêu tên trong bài

Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn Rongxanhag 20:27, ngày 21 tháng 5 năm 2007 (UTC) Rongxanhag 21:55, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết sai sự thật.

[sửa mã nguồn]

Năm 1594 làm gì có khoa thi nào mà bài viết này vẫn tồn tại nhỉ? – Ngoclasat1991 (thảo luận) 21:03, ngày 5 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời