Bước tới nội dung

Thảo luận:Nguyễn Khánh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Nhận xét
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Hà Trình (13 tháng 5, 2006). “Bộ mặt thật của "Quốc trưởng" Nguyễn Khánh - người bị tên trùm khủng bố Nguyễn Hữu Chánh lợi dụng”. Báo Công an Nhân dân. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Dấu chấm cảm

[sửa mã nguồn]

đả đảo"(!). Dấu chấm cảm đặt ở đây không rõ có nghĩa gì. linhbach 11:11, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi để dấu chấm cảm (!) là để lưu ý: tướng Nguyễn Khánh hô "đả đảo Nguyễn Khánh!" :-). Theo ý các bạn thì nên để thế nào? Thái Nhi 03:33, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo ý kiến của tôi thì không cần để dấu chấm cảm ở đó. Người đọc sẽ nhận ra được sự buồn cười của câu nói này. Nếu đây là một bài báo thì nên, còn đây là một bách khoa toàn thư nên xin được không để linhbach 03:38, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng ý! Thái Nhi 04:01, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhận xét

[sửa mã nguồn]

Tôi có bỏ chữ "xấu" trong "nhận xét xấu". Bởi vì chỉ cần đọc nhận xét là người đọc tự mình nhận biết nhận xét đó là tốt hay xấu. Đó là quyền nhận định của độc giả. linhbach 11:14, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy trên WIKI (tiếng Anh) có bài về tướng Nguyễn Khánh. TÔi muốn sử dụng luôn hình đó, nhưng không rõ có trục trặc gì không?Thái Nhi 02:16, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hình không có vấn đề từ Wiki khác có thể tải lên đây thoải mái. Nguyễn Hữu Dng 02:53, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có 2 Nguyễn Khánh

[sửa mã nguồn]

Còn một nhân vật nữa là ông Nguyễn Khánh, Phó thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt.Thái Nhi 04:27, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đồng ý, cần có trang định hướng--Docteur Rieux 05:44, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trong hai ông có ai nổi bật hơn không? Nguyễn Hữu Dng 06:39, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tướng NK của chính quyền VNCH nổi bật hơn. Cần định hướng vì có thể còn nhiều người cùng tên --An Apple of Newton 06:50, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu vậy ta nên để trang định hướng ở Nguyễn Khánh (định hướng). Nguyễn Hữu Dng 07:13, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ nên giữ bài Nguyễn Khánh để nói về người nổi bật hơn thay vì dùng trang đó để làm trang định hướng. Nguyễn Hữu Dng 22:58, ngày 20 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vì hầu hết các liên kết đến Nguyễn Khánh đều chỉ đến nhân vật này, tôi di chuyển lại trang này làm bài chính. NHD (thảo luận) 01:16, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhận xét

[sửa mã nguồn]

Phần nhận xét của Linh mục Hoàng Quỳnh tôi không thấy tài liệu nào ghi lại, mà chỉ có trong quyển tiểu thuyết Ông Cố vấn của Hữu Mai. Vì vậy tôi bỏ phần này ra vì nó mang tính hư cấu nhiều. Bring Vietnam to the world 03:29, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

IP 92.228.57.168 liên tục sửa đổi bằng cách thêm vào nhận định. Bài viết này được khởi đầu từ tháng 11, 2005 trong khi bài đăng trên báo CAND đến năm 2006 mới đăng. Còn về mức độ nổi tiếng của các câu nói hay biệt danh "tướng râu dê", chỉ cần kiểm tra cơ bản trên Google là biết ngay.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 14:20, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi không thêm vào nhận định nào, chỉ đòi dẫn chứng và nếu không có nguồn chính thức, thì ghi rõ là nguồn trung gian tường thuật lại, vậy thôi. Nếu nói như bạn, cái gì cũng dùng google thì miễn bàn, vậy tất cả bài viết ở đây đâu cần nguồn nữa ? Và cần gì wikipedia nữa ? . Bài viết, viết từ lúc nào không quan trọng, nhưng nguồn dẫn hiện giờ là từ báo CAND, tức là nguồn trung gian, không có nêu nguồn chính thức từ các hồi ký các tướng trên, và có thể bị lạm dụng (Cứ xem tựa đề của bài báo CAND đó, dùng những chữ như "phản động", "trùm khùng bố", thì có thể tin là nguồn trung gian này đã lạm dụng, mà không nêu nguồn chính thức và cụ thể từ hồi ký nào)... Do đó cần ghi rõ là nguổn gián tiếp và trung gian ! Trong nhiều trường hợp, việc dùng nguồn trung gian (Với nghi vấn bị lạm dụng cho 1 mục đích nào đó) có thể bị xóa bỏ. Ngoài ra còn 1 điều nữa, hãy xem trên cùng trang này, bài viết từ báo CAND đó đã lấy nguồn từ đây (bài viết được dùng làm nguồn) , vậy không thể dùng 1 bài viết đã dùng nguồn từ đây, để chứng minh ngược lại ;) . Sau nữa việc dùng chỉ 1 nguồn (hoặc nhiều nguồn từ 1 không gian chung nào đó, nhất là trong phạm vi không gian đó lại tố cáo ông này khủng bố) có thể coi là không trung lập. Cần thêm nguồn từ không gian khác ! 14:28, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)

Ý kiến của một người vô danh dùng IP 82.242.39.197

[sửa mã nguồn]
Con đường binh nghiệp

(Bản ANH NGỮ nhiều chính xác hơn bản Việt-Ngữ)

  • Ng. KHÁNH là con của một Điền chủ và chủ-nhân một phòng trà (dancing) ở Đà Lạt (thời Pháp). KHÁNH là con nuôi của nữ nghệ sĩ cải-lương lão thành Bà 7 PHÙNG HÁ.
  • 1946: Ng. KHÁNH vào lính Pháp, theo học lớp Sỉ-Quan ở Trường Coetquidan (Saumur Pháp).
  • 1947: Ng. KHÁNH học Trường Võ Bị ĐẬP ĐÁ (Nam Định). (Không phải ở Trường Võ Bị Đà Lạt, thành lập vào năm 1951.)
  • ".. Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau": không có tên này. Mà tên là Biệt Khu 44, gồm các Tỉnh Châu-Đốc, Long Xuyên, Đồng Tháp.
Đỉnh cao quyền lực
  • Dương văn Minh, sau khi đảo chính DIỆM thành công, tự phong chức Đại-Tướng 3 sao. Tất cả các Sỉ Quan tham dự theo đảo chính cũng tự thăng cấp cho mình. Có kẻ thăng lên 2,3 cấp trong 12 tháng, như Trung Tá Ng. Cao Kỳ và Thiếu Tá Đổ Mậu. Trở thành Chuẩn Tướng Kỳ 1 sao, và Chuẩn Tướng MẬU. Lần đầu tiên cấp bậc Chuẩn Tướng 1 sao ra đời tại Việt-Nam. Chưa bao giờ có ai làm Chuẩn Tướng.
  • Ng. KHÁNH đảo chính D.V.MINH, và đặt ra tên mới:
    1. Ũy Ban Lãnh Đạo Quốc-Gia (tức là chức Quốc Trưởng) do Ng. KHÁNH đảm nhiệm.
    2. Ũy Ban Hành Pháp Trung-Ương (còn gọi là chức Thủ Tướng) giao cho Ng. Cao Kỳ.
  • Từ chức Trung Tá, thăng cấp lên Tướng, rồi Thủ-Tướng mà không ra trận lần nào, khiến KỲ tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Ng. Khánh. Trong cuộc họp báo truyền hình 1964, chống đảo chính, Ng. Cao Kỷ tuyên bố câu nói bất hủ: "Ngày nào cái dấu Ng. Cao kỳ này còn, là Đại Tướng Ng. Khánh còn."
  • KHÁNH-KỲ trốn thoát và nhờ Đại Sứ TAYLOR Mỹ bênh vực và được... thắng đảo chính.
  • Phe đảo chính chống đối sự độc tài của KHÁNH KỲ, chống việc hiến-pháp không do dân biểu viết ra, mà do văn-bản dịch ra từ ngoại-quốc đem về tới Vũng-Tàu: gọi là Hiến Chương Vũng-Tàu
Những câu nói nổi tiếng
  • Cuộc họp báo Truyền-hình 1964, Ng. Cao Kỳ tuyên-bố "nịnh": Ngày nào cái đầu Ng. Cao Kỳ này còn, là Đại Tướng Nguyễn KHÁNH còn."
  • Kỳ là Nhân viên CIA thời đó, nên rất quyền-hành và tuyên bố 1965 : "Cần phải có cuộc BẮC TIẾN".
  • 1 Ngày Sau đó là cuộc dội bom Đồng-Hới do Không Quân VNCH tại Đà Nẵng, thực-hiện, với các phi-cơ 1 cánh quạt T28 Skyraiders.

thảo luận quên ký tên này là của 82.242.39.197 (thảo luận • đóng góp).

Phản hồiÝ kiến của một người vô danh dùng IP 82.242.39.197

[sửa mã nguồn]

Phần này đề nghị người viết cho nguồn tham khảo. *Dương văn Minh, sau khi đảo chánh DIỆM thành công, tự phong chức Đại-Tướng 3 sao.

Quân lực Việt Nam cộng hòa chưa bao giờ có Đại tướng 3 sao. Dương Văn Minh cũng không tự phong Đại tướng. Cấp bậc Đại tướng của ông là cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu phong. Tuy nhiên ông không nhận cấp bậc này, vì thế sau khi được phong, ông không bao giờ mặc quân phục với cấp bậc Đại tướng. các bạn bè thân cận của ông cũng chỉ gọi ông là Trung tướng.

Trung Tá Ng. Cao Kỳ và Thiếu Tá Đổ Mậu. Trở thành Chuẩn Tướng Kỳ 1 sao, và Chuẩn Tướng MẬU. Lần đầu tiên cấp bậc Chuẩn Tướng 1 sao ra đời tại Việt-Nam. Chưa bao giờ có ai làm Chuẩn Tướng.

Trước đảo chính thì Đỗ Mậu đã là Đại tá. Ngay khi đảo chính, ông được phong Thiếu tướng 2 sao. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu cũng được phong trong đợt này. Cấp Chuẩn tướng 1 sao được tướng Nguyễn Khánh mãi đến năm 1964 mới đặt ra. Và do đó Nguyễn Cao Kỳ phải qua cấp Chuẩn tướng 1 sao rồi mới lên Thiếu tướng 2 sao.

Bring Vietnam to the world (thảo luận) 03:30, ngày 17 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời