Thảo luận:Nguyễn Hữu Có
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]- Xin liệt kê tài liệu nào cho biết ông Nguyễn Hữu Có là "Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nguyên Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa"
- Cũng xin thắc mắc: sau năm 1975, sĩ quan QLVNCH từ thiếu úy trở bị buộc đi lao động cải tạo, thành phần tướng lãnh đi lâu nhất. Điển hình là tướng Lê Minh Đảo, chỉ là vị Tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đi lao động cải tạo 17 năm (1975-1992). Có lẽ nào "Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nguyên Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa" không ở tù lại được đắc cử vào Mặt Trận Tổ Quốc ?
---Xin cám ơn, Huỳnh Tường Minh 15:48, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tài liệu về ông Có giữ chức vụ Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (1965-1967) có khá nhiều. Ví dụ, bạn có thể tham khảo trong website về quân sử QL VNCH, hoặc generalhieu (http://www.generalhieu.com/nhco-u.htm).
- Về việc ông Có đi cải tạo, vì bị liệt vào thành phần "cực kỳ nguy hiểm", nhưng không giữ chức trong nhiều năm (8 năm) nên "chỉ" bị cải tạo trong 12 năm (1975-1987). Trường hợp tướng Đảo vì trực tiếp chỉ huy phòng tuyến Xuân Lộc đến mãi năm 1975 nên "nặng" hơn (17 năm)
- Tuy nhiên, tướng Đảo cuối cùng vẫn được xuất cảnh và định cư tại Mỹ. Còn ông Có thì vẫn đắc cử TW MTTQ (tôi lấy từ danh sách Ủy viên TW MTTQ mới nhất, trong đó ghi rất rõ các chức vụ mà ông Có nắm giữ trước 1975 http://www.mattran.org.vn/GioithieuMT/Danh%20sach-DH6.htm).
Các thông tin tôi tải lên lấy từ nhiều nguồn và đã được phối kiểm chính xác! Thái Nhi 02:35, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Xin thay mặt Huỳnh Tường Minh, nếu Huỳnh Tường Minh cho phép, cám ơn Thái Nhi cho các câu trả lời của bạn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:58, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Cám Ơn bạn Trần Thế Trung gián tiếp nhắc nhở vấn đề lịch sự trong wiki, tôi hơi chậm chạp vì bận soạn bài Cải Cách Ruông Đất VN dở dang, thêm vụ NQT nên chưa kịp vào đây đáp lời chứ không có ý im lặng luôn. Tôi cũng đã cám ơn chung chung trước trong câu hỏi của tôi. Một lần nữa, cám ơn tinh thần và các cố gắng gìn giữ hòa khí của tất cả anh em.--- Huỳnh Tường Minh 18:33, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Xin thay mặt Huỳnh Tường Minh, nếu Huỳnh Tường Minh cho phép, cám ơn Thái Nhi cho các câu trả lời của bạn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:58, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)
W trong tiếng Việt?
[sửa mã nguồn]Một hình ảnh trong bài này được giải thích với "Ông Nguyễn Hữu Có, Ủy viên TW MTTQ VN". Có ai giải thích cho tôi TW là gì không? Mekong Bluesman 04:20, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Chắc là typo của TƯ (Trung ương). Nguyễn Hữu Dụng 04:38, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Không phải typo. TW được dùng rộng rãi trên báo chí, kể cả báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân... có thể nói là cách viết tắt chính thức của Trung ương. Avia (thảo luận) 06:54, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ (và tôi có thể sai) là theo cách gõ Telex người ta dùng "uw" cho "ư" và từ đó trở thành "w". Cộng thêm với "f" (một thời được dùng thay cho "ph") thì chúng ta phải nói là bảng chữ cái tiếng Việt có 30 chữ. Mekong Bluesman 07:22, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Anh Bluesman gần dúng : Chữ "TW" là một thói quen còn lại từ thời trước vì ngày đó hầu hết các máy đánh chữ (của Pháp và Mỹ) không có chữ Ư. Sau đó, nó được giữ nguyên thành luật bất thành văn: các văn bản nào có chữ "Trung Uơng" mà viết tắt thì thành "TW" và các nghị định của chính phủ về sau mặc nhiên dùng nó hoàn toàn chính thức nhưng khi hiểu thì có thể hiểu là "Trung Ương". Các viết này là một cách hiểu ngầm, mọi người đều hiểu. Tuy nhiên, tui hoàn toàn không biết với tình hình hiện nay: Tại sao người ta không trả về vị trí đúng là "TƯ" --có thể đã trở thành ngôn ngữ thì khỏi điều chỉnh mát công (Ối ông Xanh ơi)!
- LĐ
- Có lẽ vì viết là TƯ trông nó hơi bùn cừi á. Avia (thảo luận) 02:49, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Đây là các lý do tôi cố gắng dùng cách viết tắt càng ít càng tốt, trong bất cứ tiếng nào. Mekong Bluesman 05:16, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Nguyễn Hữu Có và Nguyễn Cao Kỳ
[sửa mã nguồn]Khi VC chiếm SG, Có 2 ông tướng ở lại SG vào giờ phút cuối cùng là Nguyễn Hữu Có và Nguyễn Hữu Hạnh. Có lẽ hai ông tướng này có chung một tâm trạng như nhau. Ngày xưa nghe tên Nguyễn Hữu Có chung với Nguyễn Cao Kỳ, rồi sau đó thấy mất tiêu, tôi chẳng hiểu nổi tại sao? Có lần tôi đã đọc được tài liệu nói rằng Nguyễn Hữu Có làm việc cho VC, rồi chuyện xẩy ra cũng khá ly kỳ để cuối cùng tên tuổi ông ta biến mất trong nội các chiến tranh của Ô Kỳ. Tôi không nhớ tài liệu nào. Nói ra để chúng ta tìm hiểu thôi. Cho nên việc ông ta được làm ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc thì tôi không còn ngạc nhiên gì nữa. Tôi chỉ ngạc nhiên tại sao ông ta tự nhiên biến mất trong nội các của ô Kỳ thôi. ĐCK72.130.64.56 02:24, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Thêm: Nguyễn Hữu Có và Nguyễn Hữu Hạnh là 2 ông tướng nội gián của VNDCCH, Ông Hạnh dùi Ông Minh ra quyết định đầu hàng đồng thời làm tà lọt lăng xăng chạy lên chạy xuống trực tiếp và giáng tiếp ra lệnh cho các lực lượng tàn binh VNCH còn lại buông súng không kháng cự tại thời điểm 30/04. Ông Có tiết lộ kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 Nam Lào. Hai ông được coi và cũng tự coi là có công trong sự sụp đổ của nhà nước VNCH. Hiện nay 02 ông này được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo kê, nuôi đưỡng.
Việc coi ông Có là gián điệp là điều hết sức bịa đặt. Ông có từ nhỏ đã phục vụ trong quân đội Pháp, sau được tuyển chọn trong số 10 sỹ quan để được đào tạo tại Mỹ. Tướng Có càng lúc càng được ủng hộ, nhất là của lực lượng quân nhân khiến các nhân vật khác lo ngại và loại ông ra khỏi vòng chính trị. Chi tiết được ông kể lại trong một bài viết tự thuật của mình như sau: Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam.
Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó:
- Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn - Tapei.
- Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị.
- Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan.
Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã "cách chức tôi ", hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận.
Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi.
Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949).
Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh.
Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới.
Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về.
Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình."
Việc bị cải tạo suốt 12 năm trời và những cơ cực cả cuộc đời ông phải gánh là minh chứng rõ nhất trong việc này. Cũng trong bài viết tự thuật của ông, tướng Có đã viết: "Đầu năm 1979 do tình hình chiến sự bộc phát ở biên giới Tây Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra nên các trại cải tạo ở gần biên giới phía Bắc được di tản đưa về nhập với các trại phía Nam xa biên giới. Tập thể tướng lãnh chúng tôi đang ở trại Hà Tây (cách Hà Nội 25Km về phía Tây) cũng được phát tán qua các trại khác. Tôi và các tướng Lê Minh Đạo, Lý Tòng Bá và Phạm Ngọc Sang được chuyển về trại Nam Hà (Phía Tây Phủ Lý 30Km). Đến giữa tháng 04 năm 1979, thình lình tôi được lệnh tha cùng một lúc với bảy anh em khác ở trại. Anh em bàn tán xôn xao cho rằng tôi được lệnh tha là do nhu cầu chính trị, để tuyên truyền cho chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ. Rồi sau đó tôi được đưa về trại Hà Tây. Nơi đây cũng có có anh em khác từ các trại cải tạo ở Thanh Hoá đưa về. Tất cả chúng tôi là 13 người, được hưởng chế độ ăn uống bồi dưỡng và được đi tham quan Hà Nội, có vẻ như sắp được cho về với gia đình. Thủ tục nầy được áp dụng từ trước đến nay như một thông lệ. Sau hơn một tuần lễ sống trong tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, chúng tôi được lệnh tập trung lên phòng họp của trại để nghe cấp trên nói chuyện. Chúng tôi mừng hụt vì không phải được thả về mà để nghe động viên giải tinh thần buộc đi vào Thanh Hoá nghiên cứu thành lập một nông trường cho Bộ Nội Vụ (Cục cải tạo). Trước vẻ mặt tiu nghỉu của chúng tôi, trại hứa hẹn chỉ đi vài tháng thôi "rồi cho các anh về". Về sau tôi nghe các anh em kể lại: khi chúng tôi vào Thanh Hoá, và nói rằng tôi được cử làm giám đốc nông trường ở Thanh Hoá, (tôi còn là tù nhân thì làm sao làm giám đốc được!). Tin nầy làm cho anh em phẫn nộ và có ác cảm với tôi. Đây là lần thứ hai tôi bị tai tiếng. Lần trước tai tiếng đã từng xảy ra khi miền Nam bị mất, ở đâu người ta cũng đồn tôi là Thượng tá Việt Cộng. Xin Chúa chứng giám và biện minh cho con. A-Men!
Tôi vào Thanh Lâm (Thanh Hoá) gần hai năm. Đến giữa năm 1981, tôi được trở về trại Hà Tây để bị giam chung với các tướng lãnh. Ai cũng chê tôi gầy và đen quá."
Đọc chi tiết tại: http://hoithanh.com/Home/tin-lanh/nhung-cuoc-doi-duoc-thay-doi/2954-cuoc-doi-cua-mot-vi-tuong.html
Biên tập viên thường hay biên tập viên có quyền wikify?
[sửa mã nguồn]@ Bác Thái Nhi. Xin hỏi bác khi bác biên tập lại toàn diện bài của TV HDT, bác hành động với tư cách (1) một thành viên thường hay (2) một biên tập viên có quyền wikify?Tnguyen4321 (thảo luận) 23:11, ngày 12 tháng 6 năm 2015 (UTC)