Thảo luận:Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Untitiled
[sửa mã nguồn]Đây là một tộc ngôn ngữ (ngữ tộc), không phải chi ngôn ngữ (ngữ chi). 118.70.209.225 (thảo luận) 11:30, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Tên Việt
[sửa mã nguồn]Ngữ tộc này đã có một tên vô cùng thông dụng trong tiếng Việt, đó là "Mã Lai-Đa Đảo". Không biết vì lý do gì mà lại đổi thành một cái tên tây lạ hoắc ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:57, ngày 8 tháng 10 năm 2017 (UTC)
Xin chào bạn BacLuong, hôm qua tôi có đổi bài này từ "ngữ tộc Malay-Polynesia" sang "ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo". Tôi có làm một tìm kiếm nhanh trên Google, kết quả thu được thế này (ngoại trừ các kết quả đến từ Wikipedia): với cụm từ ngôn ngữ mã lai đa đảo
, chỉ tìm các bài viết tiếng Việt, tôi nhận được các kết quả hàn lâm (hoặc gần như hàn lâm) và các kết quả từ các trang từ chính quyền như sau:
- "Nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo" trên trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc
- đề mục "Các dân tộc Việt Nam" đăng trên website của Viện Dân tộc học
- bài viết khoa học "Người Nam Á, Nam Đảo và sự hình thành các quốc gia cổ ở Việt Nam" của giáo sư Lương Ninh thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, bài viết đăng trên trang web của Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- "Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ" trên website Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- bản tin "Tọa đàm khoa học: "Hệ thống chữ số trong một số ngôn ngữ thế giới và hàm ý văn hóa của chúng" đăng trên website của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh
- mục từ "malayo-polynésien, enne" trên từ điển Pháp-Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh phát hành
- trích từ sách "Các dân tộc ở Việt Nam - Cách dùng họ và đặt tên", tác giả Nguyễn Khôi, NXB. Văn hóa dân tộc ấn hành
- luận văn Thạc sĩ "Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn" của Đỗ Thị Hạnh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- "Phòng trưng bày số 5: Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và Nhóm ngôn ngữ Hán" trên website của Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
- "Văn hóa bản địa và nhu cầu "Việt hóa": Điều kiện, đặc điểm của Việt nam trong tiến trình lịch sử [I"] đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An
- "Vài suy nghĩ về vấn đề bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay" của Tiến sĩ Trần Văn Dũng trên tạp chí Cửa Việt.
Đây chỉ là những kết quả tìm thấy trong 4 trang đầu tiên (10 kết quả mỗi trang).
Tương tự, với cụm từ ngôn ngữ Malay Polynesia
, tìm kiếm với các trang tiếng Việt, các kết quả tìm kiếm đáng lưu ý ngoại trừ Wikipedia gồm có:
- "ASEAN từ một quan sát địa - ngôn ngữ học" của Giáo sư Đinh Văn Đức, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Lưu ý, bài viết này cũng sử dụng cách gọi "đa đảo"
- bài viết "Người Ê-đê" của Ngọc Trân, đăng trên tạp chí Thế giới Di sản
- "Sự biến đổi làng (Pơlei) và tên họ của người Raglai hiện nay" của TS. Trương Văn Món, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, đăng trên website của Viện nghiên cứu con người. Bài viết không sử dụng khái niệm "ngôn ngữ Malay-Polynesia" mà sử dụng khái niệm "ngôn ngữ Malayo-Polynesia"
- bài viết "Hồi giáo trong lòng người Chăm" của Võ Hoàng Yến đăng trên tạp chí Chim Việt Cành Nam
- Dân tộc M'Nông của Việt Dũng đăng trên trang web của Ủy ban Dân tộc.
Nếu làm một số thống kê về các kết quả được chọn từ 40 kết quả đầu tiên trả về cho hai thuật từ [1] "Mã Lai-Đa Đảo" và [2] "Malay-Polynesia" ta sẽ có:
- 11 cho [1] và 5 cho [2]
- Trong 11 kết quả của [1] có 3 bài viết khoa học, 1 luận văn thạc sĩ, 1 sách chuyên ngành, 1 từ điển, 1 bản tin nghiên cứu chuyên ngành, còn lại là các bài viết giới thiệu
- Trong 5 kết quả cho [2] có 1 báo cáo khoa học, 2 bài viết khoa học (trong đó có 1 bài dùng thuật từ "Malayo-Polynesia") và các bài viết giới thiệu
Xét về độ phổ biến về cách sử dụng chuyên ngành, rõ ràng "Mã Lai-Đa Đảo" chiếm ưu thế, xét về số lượng các bài viết quan trọng thì thuật từ "Mã Lai-Đa Đảo" cũng chiếm ưu thế. Hơn thế nữa, tôi đang nghi ngại về cụm từ Malay-Polynesia và đoán rằng chính xác nó phải là "Malayo-Polynesia".
Vài dòng cùng bạn BacLuong, hy vọng nhận được phản hồi từ bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:28, ngày 29 tháng 10 năm 2017 (UTC)
- Nếu bạn BacLuong không có phản hồi gì hơn trong thời gian tới, tôi xin phép được đổi tên bài. Mong bạn thuận lòng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:08, ngày 3 tháng 11 năm 2017 (UTC)
- Re: Lạ hoắc là suy nghĩ của bạn. Tôi thì thấy nó phổ biến, và để tương thích thì cần có trang với tên như Polynesia, Melanesia,... Tuy nhiên đấy là ý kiến của tôi, và tôi thường không quan tâm nữa khi có gì đó là lạ. Thế nhé. Chúc bạn khỏe. LuongLBc (thảo luận) 01:17, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)
- Có vẻ như tên cũ người Việt gọi Polynesia là Đa Đảo đấy bạn. Xin hãy lưu ý tiền tố poly- của từ này, nghĩa của nó là "nhiều", là "đa" đấy. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:49, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)