Thảo luận:Người bất đồng chính kiến
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]"Xã hội cho rằng : người chống đối thường là người lập dị, có thể có nhiều ý kiến hay nhưng mọi người cho là dại dột và ngốc nghếch không hiểu biết nhiều về quy luật của cuộc sống." Câu này có cần thiết không?--Docteur Rieux 11:52, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ là cần thiết, vì rất nhiều người có ý kiến như vậy, người chống đối thường bị mọi người nhìn nhận "cuộc sống nhiều sóng gió", "chịu nhiều thiệt thòi"...mà kết quả đấu tranh chẳng nhìn thấy đâu cả lại bị nhiều tai tiếng.--Duongdttt 12:04, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Nhưng nếu viết vậy chẳng phải wiki đang nói thay xã hội à? Tôi nghĩ nên sửa thành: Những nhân vật chống đối bị nhiều người cho rằng...--Docteur Rieux 12:11, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Đống ý theo cách của bạn--Duongdttt 12:19, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Bất đồng chính kiến với chống đối là khác nhau, có rất nhiều người bất đồng chính kiến nhưng vì một mục tiêu chung nào đó mà vẫn ủng hộ chính quyền. Có rất nhiều người "chống đối" với chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng đơn vị nhưng lại đồng chính kiến với các cấp lãnh đạo hoặc tư tưởng chính thống, trường hợp này người chống đối còn gọi là người đấu tranh. Người ta có thể chống đối vì mọi chuyện trên đời chứ không chắc là chống đối chỉ vì lý do chính trị vì vậy từ "bất đồng chính kiến" không tương đồng với từ "chống đối", hoặc "đấu tranh chính trị".Meomeo 09:51, 16 tháng 8 2006 (UTC)
Người chống đối thường đi ngược với xu thế chung của xã hội hay quốc gia... mà họ đang sống. Họ cho rằng mình là người quan trọng và ý kiến cũng quan trọng. Trước khi chuyển sang chống đối người đó từng giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền.
Xã hội cho rằng : người chống đối thường là người lập dị, có thể có nhiều ý kiến hay nhưng mọi người cho là dại dột và ngốc nghếch không hiểu biết nhiều về quy luật của cuộc sống.
Hai câu trên không khách quan:
- Xu thế chung của xã hội là xu thế gì, làm sao xác định được xu thế chung của xã hội, đi ngược xu thế là đi theo cách nào, liệu đi ngược có phảilà "đi lùi" hay không?
- Người chống đối nào cũng tự cho mình là người quan trọng, họ cho là mình quan trọng với ai và vì sao lại quan trọng? Không rõ ý này trích từ nguồn nào vì trong lịch sử nhiều nước có nhiều người chống đối xã hội nhưng rất khiêm nhường.
- Tại sao trước khi chống đối lại phải giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền, phải chăng họ là kẻ bất mãn chính quyền?
- Tại sao khẳng định rằng "khác ý kiến" hoặc "cái mới" là "lập dị", lập dị là cố ý làm ra vẻ khác người, Nelson Mandela là người chống đối được bài này xem là tiêu biểu , trước khi trở thành Tổng thống Nam Phi ông được xã hội xem là người lập dị?
- Chống đối là dại dột và ngốc nghếch vậy những người tham gia cách mạng bị tù đày, mất thì nhiều được chẳng bao nhiêu, có phải là người dại dột và không hiểu quy luật cuộc sống và quy luật xử thế?
Tôi đề nghị xem lại nguồn trích dẫn 2 câu này và xóa nó đi vì không khách quan, trung lập. Meomeo 10:14, 16 tháng 8 2006 (UTC)
- Xem và đối chiếu Bùi Tín và Hoàng Minh Chính với 2 nhận xét trên xem sao.--Bùi Dương 16:38, 16 tháng 8 2006 (UTC)
- Không nên đồng nhất Bùi Tín và Hoàng Minh Chính với người bất đồng chính kiến hoặc người chống đối, đó chỉ là 2 người thôi, bạn có thể có nhận xét về họ nhưng không thể quy đồng họ cho tất cả.
- Quan điểm của 2 câu sau nghe quen quá: Người chống đối thường đi ngược với xu thế chung của xã hội hay quốc gia... mà họ đang sống. Họ cho rằng mình là người quan trọng và ý kiến cũng quan trọng. Trước khi chuyển sang chống đối người đó từng giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền. Xã hội cho rằng : người chống đối thường là người lập dị, có thể có nhiều ý kiến hay nhưng mọi người cho là dại dột và ngốc nghếch không hiểu biết nhiều về quy luật của cuộc sống.
Đây là quan điểm của nhà đương quyền, hồi thực dân Pháp đô hộ nước ta họ cũng thường khuyên các nhà chống đối câu này. Mà nhà cách mạng có là người bất đồng chính kiến không? Nhà cách mạng thì có là người chống đối không? Hình như 2 câu này là nhận xét của cá nhân và không có nguồn? Có lẽ do không thích Bùi Tín và Hoàng Minh Chính mà ghét luôn tất cả người chống đối và người bất đồng chính kiến khác. Cũng như gán cho tất cả người bất đồng chính kiến từng làm quan chức nhà nước và bất mãn chống đối y như 2 trường hợp đã nêu, cái này là vơ đũa cả nắm rồi, coi chừng ông Lê nin nổi giận, ông là tay chống đối nổi tiếng, chống đến mức lật luôn cả nhà đương quyền lẫn chế độ phong kiến Sa hoàng, đâu nghe nói lập di hay dại dột gì đâu? Meomeo 01:35, 18 tháng 8 2006 (UTC)
Đề nghị xóa
[sửa mã nguồn]Nếu sau hai tuần mà không có ai phản đối tôi sẽ xóa các câu mà tôi đã thảo luận ở trên vì nội dung của nó có thiên lệch cho nhà cầm quyền phong kiến, thực dân, đế quốc và không nói lên cái chung của các người chống đối cũng như các nhà bất đồng chính kiến khác, ngoài ra nó còn là sự suy diễn thô thiển về 2 cá nhân Bùi Tín và Hoàng Minh Chính.Meomeo 07:50, 21 tháng 8 2006 (UTC)
- Tôi ủng hộ. Bài này viết với góc nhìn hẹp về phía người chống đối. Kể cả danh sách liệt kê cũng vậy. Để tôi liệt kê thêm một vài người Việt chống đối chính quyền mà sau này đã được lịch sử ca ngợi: Quang Trung, Phan Bá Vành (chống nhà Nguyễn), Hoàng Hoa Thám và Phan Bội Châu chống chính quyền thực dân, Hồ Chí Minh, Trần Phú... chống chính quyền thực dân+phong kiến. Trên thế giới còn có các vị Lenin, Nelson Madela, George Washington... các nhà cách mạng không ôn hòa đều chống đối chính quyền khi chưa cải tạo được nó.
- Tmct 08:19, 21 tháng 8 2006 (UTC)
Thế nào là nổi tiếng. Bùi Tín cũng nổi tiếng? Nổi tiếng với người Việt hay thế giới. So sánh với Aung San Suu Kyi, thì "độ nổi tiếng" của BT chẳng là gì cả. --An Apple of Newton thảo luận 11:31, 30 tháng 8 2006 (UTC)
Đề nghị sửa đổi
[sửa mã nguồn]Tôi mới tham gia wikipedia tiếng việt nhưng nhận thấy bài này có nhiều nhận xét rất bias nên đề nghị sửa lại toàn bộ nội dung bài viết như sau:
"Người bất đồng chính kiến là những người công khai sử dụng các phương pháp hoà bình, bất bạo động để chỉ trích và phản đối đường lối, thể chế chính trị hay hệ tư tưởng của nhà cầm quyền. Những người bất đồng chính kiến thường đòi hỏi và cổ vũ cho nhân quyền, dân chủ hoặc chống lại chiến tranh hay phân biệt chủng tộc, đàn áp tôn giáo.
Bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn những người được gọi là "người bất đồng chính kiến" là người sống trong các quốc gia có thể chế độc tài, toàn trị bởi nhà cầm quyền ở những quốc gia này thường không công nhận tính hợp pháp của những người có quan điểm đối lập. Trong các quốc gia có thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền có quyền thành lập hoặc gia nhập các đảng phái chính trị đối lập với nhà cầm quyền, khi đó, họ được gọi là người của chính đảng đối lập hay trở thành phe đối lập.
Các chính quyền toàn trị thường cho rằng hoạt động của những người bất đồng chính kiến là hành vi đi ngược lại lợi ích của xã hội, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, có mục đích lật đổ chính quyền, ... và kết án họ với những án tù dài hạn, theo dõi chặt chẽ, cô lập về kinh tế và hoạt động xã hội, thậm chí có những trường hợp bị hành quyết.
Có những người bất đồng chính kiến đạt được ảnh hưởng và sự ủng hộ đủ lớn để trở thành phe đối lập và tạo ra những cuộc cách mạng thay đổi chế độ, ví dụ như trường hợp của Nelson Mandela hay Lech Walesa."
. Tôi cũng đề nghị đổi tên bài này thành "người bất đồng chính kiến" chứ không để là "người chống đối" đây là hai khái niệm khác hẳn nhau như Meomeo đã góp ý. Thêm vào đó người bất đồng chính kiến có đặc điểm là chọn phương pháp đấu tranh bất bạo động, người chống đối là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả những người sử dụng phương pháp vũ trang thường được coi là khủng bố. Tôi cũng ngạc nhiên là tuy đã có nhiều ý kiến thảo luận về bài này, nhưng chưa có sửa đổi nào cả trong một thời gian dài. Khi tôi muốn sửa bài thì thấy báo là trang bị khoá để bảo trì ? xin cho biết khi nào thì bảo trì xong ? Shadowpriest 16:46, 29 tháng 11 2006 (UTC)
Xin cảm ơn thành viên quản lý đã có đáp ứng rất nhanh và sửa lại lỗi của trang !! Shadowpriest 17:58, 29 tháng 11 2006 (UTC)
Bất đồng chính kiến, đối lập, chống đối
[sửa mã nguồn]Tôi hơi băn khoăn vì ba từ này có vẻ khác nhau, nhưng khác thế nào thì tôi không rõ lắm. Xem Đối lập ở Việt Nam - Họ là ai? có đoạn:
- Bài viết mang tựa đề: "Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents" (Đối lập trung thành: Sự xuất hiện của những nhà phản kháng Việt Nam). Từ đối lập trung thành được tác giả sử dụng vì ông cho rằng nếu không kể những người bất đồng chính kiến tôn giáo, thì đa số những người khác trong nhóm đối lập đều là đảng viên, nhiều người có thời gian phục vụ cách mạng lâu năm. Rất ít người ủng hộ một nền dân chủ tư sản đa đảng, mà chỉ kêu gọi cải cách và tranh luận dân chủ bên trong khuôn khổ đảng Cộng sản..Meomeo 12:10, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Tôi nghĩ "Bất Đồng Chính Kiến" chỉ có nghĩa là "Không Cùng Ý Kiến Chính Trị". Không nên nhập nhằng nó với sự "Chống Đối". Cho dù đấu tranh bạo động hay đấu tranh bất bạo động thì đều là những hành động chống đối, chống lại, đối chọi. Còn "Bất Đồng Chính Kiến" không nhất thiết là phải chống đối. Điển hình là ngay trong nhà tôi cũng thường bất đồng chính kiến với nhau, người thì bênh Đảng Cộng Hòa (ông Bush), người thì ghét Đảng Cộng Hòa, ghét Bush, và ủng hộ Đảng Dân Chủ.
Tôi thấy nên đổi lại tiêu đề là "Người Chống Đối", hoặc nên xóa trang này. Vì định nghĩa ở trong bài giải thích một cách vụng về và không được chính xác về từ "Bất Đồng Chính Kiến" dựa theo tự điển tiếng Việt, Hán Việt, mà lại định nghĩa một cách mới mẻ của riêng mình.Do nhung 01:38, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tôi nghĩ "người bất đồng chính kiến" không hoàn toàn là những người như nội dung của bài này đã viết. Nói như vậy thì ở nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga v.v... hiện nay không có người bất đồng chính kiến? Bài này cần được một người giỏi tiếng Việt, am hiểu về ngôn ngữ và các vấn đề thuộc đề tài này sửa lại cho đúng.T123.22.9.184 10:21, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Khi đưa ra "người bất đồng chính kiến" thì phải định nghĩa chính kiến là gì. Không thể nào là "Không Cùng Ý Kiến Chính Trị" là đánh đồng khái niệm và phiến diện. Không thể nào cho rằng chính kiến là ý muốn của chính phủ nào đó. Vì vậy không thể lấy ví dụ về trường hợp của Nelson Mandela vì mọi người đều biết danh hiệu mà thế giới phong tặng cho ông. Và càng không thể lấy ví dụ về Hồ Chí Minh để làm rõ khái niệm trên khi đã được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa. Trong 1 công ty , có người đưa ra phương án kinh doanh khác với đường lối, chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã quyết định vẫn bị gọi là "người bất đồng chính kiến" . Tôi không dám đưa ra định nghĩa về "người bất đồng chính kiến" vì kiến thức có hạn của minh nhưng cũng có vài suy nghĩ trên. Ý kiến của tôi khác ý kiến của 1 số bạn thì có phải tôi là "người bất đồng chính kiến" ??? — thảo luận quên ký tên này là của Hoàng Minh Tà (thảo luận • đóng góp).
Thưa bạn Tà, nếu tôi đoán không lầm thì bạn lấy tên như thế để giễu cợt Hoàng Minh Chính và vì thế chắc hẳn quan điểm chính trị của bạn, mục đích của bạn khi tham gia thảo luận là gì cũng như những kẻ đứng đằng sau chống lưng cho bạn là ai thì mọi người đểu rõ. Chỉ xin thưa là "chính kiến" nghĩa là "quan điểm chính trị" Chỉ cần xét nghĩa Hán Việt là đủ hiểu "Bất đồng chính kiến" nghĩa là "không cùng quan điểm chính trị". Những ví dụ bạn đưa ra về sự phản đối trong công ty...chỉ mang tính chất kinh tế, chẳng liên quan gì đến chính trị do đó không thể gọi những người đó là "bất đồng chính kiến" được. Tương tự, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Gandhi... hoàn toàn có thể gọi là những người bất đồng chính kiến. "Bất đồng chính kiến" không có nghĩa là xấu mà trong đa số trường hợp những người BĐCK là những người dũng cảm, dám nói lên quan điểm chính trị của mình bất chấp sự đàn áp của chính quyền.
Mong bạn lần sau đừng đen cái ngu dốt của mình trưng lên một diễn đàn của giới trí thức như này, người ta cười cho.
Những vụ bắt giữ gần đây
[sửa mã nguồn]BBC ngày 9 tháng 7 năm 2009 đưa tin là "vụ bắt thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung ở TPHCM một ngày sau khi bị loại ngũ và cựu Trung tá Trần Anh Kim ở Thái Bình đã đưa con số vụ giam giữ vì điều 88 Bộ Luật hình sự lên bảy người trong vòng chưa đầy một tháng", "các vụ bắt bớ mới nhất diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị cho kỳ đại hội quan trọng sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2011" và "nếu dựa vào những phát biểu của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết mới đây với chính nghĩa rạng ngời của Việt Nam và sự chỉ trích Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền nhất thế giới người ta có thể thấy phe bảo thủ đang thể hiện quan điểm và cả sức mạnh qua các vụ trấn áp hiện nay."[1]
Nguyễn Khắc Toàn, một cựu tù nhân chính trị, từng ngồi tù bốn năm ở Việt Nam, cho rằng những nhà hoạt động vừa bị bắt trong tháng Bảy đã "quá nóng vội". Ông cho rằng áp lực từ chính giới Hoa Kỳ đối với chính quyền Việt Nam "chưa đủ mạnh để buộc Việt Nam nới tay và thả những tù nhân chính trị. Vì nhà cầm quyền đã quá quen thuộc, thậm chí "nhờn thuốc" trước các áp lực đó. Không có tác dụng gì đâu. Nếu Hoa Kỳ muốn Hà Nội thả tù nhân, nới lỏng quyền sinh hoạt dân sự, Hoa Kỳ phải có những bước đi mạnh hơn." và "từ trước tới nay, tôi vẫn nhận định phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương được sự lãnh đạo nhân dân. Nhân dân Việt Nam mấy chục năm qua sống trong chế độ toàn trị, hầu hết đã bị tiêu diệt tinh thần đối kháng, ý chí tự cường quật khởi."
Đánh giá về những vụ bắt người bất đồng chính kiến ông nói "Đặc điểm các vụ bắt bớ trong tháng Bảy hoàn toàn khác so với giai đoạn trước. Họ nhắm chủ yếu vào những người nhen nhóm lập ra các đảng phái, hoạt động có tổ chức, có mưu đồ đấu tranh với Đảng trong thời gian ngắn. Phần lớn rơi vào các anh chị em trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm cả về đường đời lẫn hoạt động chính trị" và "phần lớn những người bị bắt gần đây có chung đặc điểm là họ nhận định tình hình Việt Nam quá sơ sài. Theo ý kiến của tôi, phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương nổi công việc lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng Màu để chuyển đổi chế độ này sang đa nguyên đa đảng. Việt Nam khác hẳn Đông Âu. Công việc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo tình hình bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, và theo sự phân hóa nội bộ đảng cộng sản, buộc họ phải chuyển đổi để bảo vệ chủ quyền đất nước."[2]
Tôi chuyển đoạn trên ra ngoài để ai đó co ngăn nó lại và thêm các thông tin cho cân. đoạn trên chỉ nói về vài vụ gần nhất, lại trích dẫn ý kiến 1 người hết 2/3 nội dung -> lệch lạc về cấu trúc và thông tin, chưa kể POV vì chỉ có ý kiến 1 chiều. Ctmt (thảo luận) 11:15, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Tham khảo
[sửa mã nguồn]Xóa bớt nội dung không có tính bao quát
[sửa mã nguồn]Thành viên:Violetbonmua, nội dung xóa đi không có tính bao quát, nội dung không nguồn không có ngữ văn tốt thì đặc biệt cần phải tạm thời xóa đi. Bạn cảm thấy có gì thắc mắc không? Xin cảm ơn.อัลเบิร์ (thảo luận) 14:23, ngày 30 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Bài chi tiết đã có thông tin nhưng bài chính cũng cần giữ lại thông tin tóm gọn, không thể xóa hết chỉ vì nó tồn tại ở bài khác được. ~ Violet (talk) ~ 14:25, ngày 30 tháng 8 năm 2020 (UTC)